Vào đường hầm trong núi xem … cá mập bơi vun vút!
Du khách vừa thích thú, vừa sợ hãi khi thấy bóng những con cá mập với hàm răng sắc nhọn vút qua đầu, hay những chiếc đuôi cá đuối chứa đầy gai độc ngoe nguẩy sát bên cạnh…
Viện Hải dương học vừa hoàn thành công tác thiết kế, lắp đặt và vận hành tổ hợp các bể nuôi sinh vật biển cỡ lớn, thuộc khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
Các thiết bị được đầu tư trong hệ thống bể nuôi khá hiện đại, với các bể kính cường lực, hệ thống lọc tách bọt (protein skimmer) tuần hoàn tự động
Khu vực này trước đây là đường hầm xuyên qua núi Cảnh Long (Bảo Đại) có chiều dài 120m, chiều rộng 8-12m và độ cao 5m do người Pháp xây dựng vào những năm 1930, để vận chuyển hàng hoá từ cảng biển Nha Trang sang núi Cảnh Long.
Đường hầm hiện nay được cải tạo, thiết kế và bố cục cho mục tiêu trưng bày giới thiệu những thành quả ứng dụng khoa học công nghệ nuôi sinh vật biển của Viện, cũng như sự phong phú về tài nguyên biển ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Các thiết bị được đầu tư trong hệ thống bể nuôi này khá hiện đại với các bể kính cường lực, hệ thống lọc tách bọt (protein skimmer) tuần hoàn tự động, hệ thống lọc cát, lọc sinh học, máy sục khí luân phiên, máy sục ozone và hệ thống đèn UV khử trùng.
Đặc biệt, các bể nuôi này có quy mô lớn, khác hẳn với một số quy mô phòng thí nghiệm trong các nghiên cứu của Viện từ trước đến nay.
Các loài cá được thả ở mật độ từ thấp đến cao, cùng với sự điều chỉnh các thông số kỹ thuật của hệ thống nuôi (tốc độ dòng, tốc độ lọc, lưu lượng nước, cường độ ánh sáng và lượng thức ăn thích hợp…) nhằm đảm bảo sinh vật thích nghi tốt.
Với chủ đề “Sức sống đại dương”, tổ hợp các bể nuôi cỡ lớn với công nghệ và thiết bị hiện đại này đã khắc hoạ sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp thế giới sinh vật biển của các hệ sinh thái đáy đặc trưng cho biển đảo Việt Nam nói chung, và quần đảo Hoàng Sa -Trường Sa nói riêng.
Bể trụ Acrylic
Nếu như với bể trụ Acrylic, điều gây ấn tượng đối với du khách là đàn cá Tai tượng thuộc giống Platax kích thước lớn, bơi lượn theo đàn thành vòng tròn do kỹ thuật thiết kế tạo dòng chảy chuyển tiếp; thì bể áp tường kích cỡ lớn lại thể hiện tính đa dạng thành phần loài của cá khu hệ sinh thái rạn san hô biển Việt Nam như cá Bò Picasso, cá Bướm, cá Kẽm, cá Bàng chài…
Cảm xúc như vỡ oà, thích thú khi được tận mắt chứng kiến thời khắc vô số con cá chụm lại như một khối cầu nhiều màu khi được cho ăn vào giờ nhất định trong ngày, thậm chí, có những chú cá thân thiện và dạn dĩ còn quấn quýt, uốn lượn nhẹ nhàng theo bàn tay dẫn dắt của người chăm sóc.
Cá Khế vằn màu vàng óng ả tung tăng lượn quanh kẽ đá
Ở bể áp tường nhỏ hơn, nền đáy và cảnh quan được thiết kế mô tả hình dạng đặc trưng của rạn san hô dạng vòng “Atoll” – thường gặp tại vùng biển Trường Sa. Ấn tượng tại hồ này là cảm giác êm đềm khi nhìn đàn cá Khế vằn màu vàng óng ả tung tăng lượn quanh kẽ đá dưới những tia nắng xuyên qua làn nước tạo nên khung cảnh mờ ảo, và lấp ló bóng những chú cá Chình biển khổng lồ giấu mình trong hốc thò đầu nghiêng ngó…
Hồ mô phỏng rạn san hô dạng vòng
Tiếp theo, bể bán nguyệt, trưng bày đa dạng sinh học các loài san hô mềm ở vùng biển Trường Sa với cách bố cục hệ thống ánh sáng chuyên biệt khiến cho khách tham quan như lạc vào một công viên đáy biển với những đoá hoa khổng lồ của biển cả.
Video đang HOT
Hồ nuôi cá mập là nơi thu hút nhiều du khách nhất
Điểm nhấn ấn tượng là đoạn 25 m đường hầm hẹp nhất được thiết kế dạng bể kính vòm, nuôi thả những loài cá dữ, kích thước lớn đem lại cảm giác cho du khách vừa thích thú vừa sợ hãi, khi thấy bóng những con cá mập với hàm răng sắc nhọn vút qua đầu, hay những chiếc đuôi cá đuối chứa đầy gai độc ngoe nguẩy sát bên cạnh…
6 điểm tham quan dưới lòng đất kỳ thú nhất thế giới
Nhà thờ, công viên giải trí và đường hầm trong lòng núi lửa đã ngừng hoạt động đã trở thành những kỳ quan hấp dẫn nhất thế giới dưới lòng đất.
Rất ít người cảm thấy thoải mái khi đi sâu vào lòng đất. Cảm giác ngột ngạt, sợ hãi giống như lặn xuống vực sâu và tối đen như mực là điều không thể tránh khỏi khi khám phá những bí ẩn trong lòng trái đất.
Nhưng tất cả những điều đó không khiến con người 'bó tay'. Chúng ta đã khám phá, thám hiểm thậm chí định cư hàng ngàn năm dưới lòng đất.
Hiện nay, có rất nhiều điểm tham quan thú vị, kỳ lạ và tuyệt đẹp ẩn chứa dưới lòng đất, trong đó, một số là kỳ quan nhân tạo, một số khác là kỳ quan thiên nhiên.
Dưới đây là 6 điểm tham quan dưới lòng đất được đáng giá là kỳ thú nhất thế giới.
1. Nhà thờ Muối Zipaquira, Colombia
Nhà thờ muối Zipaquira. Nguồn Shutterstock
Các kỹ sư, thợ mỏ và các nhà điêu khắc đã tạo ra một nhà thờ nằm dưới độ sâu 200 mét bên trong một hầm muối. Nhà thờ muối Zipaquira là một nhà thờ Công giáo La Mã - một trong những địa danh có vị trí đặc biệt bậc nhất thế giới bởi vì nó sở hữu nhiều nét đẹp độc đáo ngoạn mục. Các chi tiết kiến trúc được chạm khắc bằng tay trên đá muối được thắp sáng bằng đèn neon sắc màu trông như những đám mây xanh, tím bồng bềnh.'
2. Mỏ muối Turda, Romania
'Công viên giải trí dưới lòng đất Transylvanian" - công trình ngầm ngoạn mục nhất thế giới. Được xây dựng ở độ sâu 120m trong lòng một mỏ muối. Salina Turda có các điểm tham quan như vòng quay toàn cảnh, sân gôn mini, sân chơi bowling, bóng bàn và thậm chí bạn có thẻ chèo thuyền trên một hồ nước trong mỏ.
Công viên giải trí dưới lòng đất Transylvanian
3. Nhà hàng dưới nước Under, Na Uy
Được biết đến với tên "Under" là nhà hàng dưới nước lớn nhất và độc đáo nhất thế giới tại Na Uy. Để dễ hình dung thì các bạn có thể tưởng tượng Under giống như một chiếc container được cắm xéo một đầu xuống độ sâu 5,5 mét nước. Những bức tường nhà hàng được thiết kế dày gần 1m để chịu được áp lực nước và thích nghi hoàn toàn với môi trường biển theo thời gian.
Nhà hàng dưới nước Under. Nguồn Architecture
Thực khách tại "Under" có thể ngắm nhìn các sinh vật biển thông qua cửa sổ toàn cảnh rộng lớn trong phòng ăn. Với những thiết bị chiếu sáng được lắp đặt dưới đáy biển để khách có thể nhìn thấy sinh vật biển trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.
4. Thành phố ngầm Derinkuyu, Thổ Nhĩ Kỳ
Thành phố ngầm ở Derinkuyu, thuộc vùng Cappadocia của Thổ Nhĩ Kỳ là thành phố cổ 18 tầng đã tồn tại hơn 2000 năm.
Thành phố ngầm Derinkuyu. Nguồn mybestplace
Derinkuyu như một mê cung với những đoạn uốn lượn, phức tạp với độ sâu lên đến 85 mét và có sức chứa 22.000 người. Bên trong thành phố cổ 2.000 tuổi này có tầng tầng lớp lớp những ngôi nhà được nối thông nhau với một hệ thống đường hầm sắp xếp khéo léo, khoa học tạo nên một nơi trú ẩn khổng lồ. Thành phố cổ này cho phép người dân Derinkuyu tránh được nhiệt độ khắc nghiệt và thảm hoạ thiên nhiên, chiến tranh qua nhiều thế kỷ.
Nơi đây có vô số các công trình nhỏ thường gặp như phòng ngủ, phòng tắm, bếp, giếng, nơi chứa vũ khí, nhà thờ, trường học, các loại máy ép dầu, rượu, chuồng gia súc và cả các khu mộ.
5. Hang động Ajanta - Ấn Độ
Hang động Ajanta tọa lạc ở lưng chừng núi, bên dưới hang động là dòng sông Waghora, Ấn Độ. Hang động được bố trí theo dạng hình móng ngựa, khoét sâu vào bên trong vách núi đá thẳng đứng cao 76m.
Hang động Ajanta. Nguồn thetravelshots
Di tích Ajanta có tất cả 30 hang động, Đây được xem là một minh chứng lịch sử quan trọng cho sự Phát triển của đạo Phật ở Ấn Độ.
Hàng loạt các công trình kiến trúc kỳ vĩ, tỉ mỉ, tinh tế được đục đẽo, chạm khắc tại đây như đền chùa, tu viện, di tích phật giáo đặc biệt là có đến 500 bức bích hoạ trên vách đá và trần hang động. Màu sắc tranh được làm từ các chất khoáng và các chất có nguồn gốc thực vật nên vừa hài hoà, vừa tương phản mà vẫn nguyên vẹn qua mấy ngàn năm.
6. Núi lửa Thrihnukagigur, Iceland
Đôi khi chỉ leo lên đỉnh núi lửa hoặc quan sát nó từ xa là chưa đủ. Một số người muốn đi xa hơn và mạo hiểm hơn vào bên trong một ngọn núi lửa. Nghe có vẻ hơi điên rồ, nhưng bạn có thể làm chính xác điều đó tại Thrihnukagigur, Iceland.
Núi lửa Thrihnukagigur. Nguồn mybestplace
Ngọn núi lửa Thrihnukagigur 4.000 năm tuổi ở Reykjavik (Iceland) mới chỉ ngừng hoạt động cách đây khoảng 40 năm. Thang máy nơi đây có thể đưa du khách xuống sâu hơn 200m, đến nơi mà dung nham núi lửa đã từng phun trào.
Hiện nó được coi là ngọn núi lửa đang say ngủ và có thể thức giấc bất kỳ lúc nào. Bất chấp nguy hiểm, núi lửa Thrihnukagigur vẫn rất hấp dẫndu khách tới chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ bí của nó.
Bí ẩn những đường hầm khổng lồ được tạo ra bởi loài lười Trên khắp miền bắc của Nam Mỹ, có hàng trăm đường hầm khổng lồ nhưng lại không hề được đào bởi con người hay được hình thành bởi bất kỳ quá trình địa chất nào. Các nhà địa chất học gọi những đường hầm chứa đầy rẫy những dấu móng vuốt này là "cổ sinh" và được đào bởi một loài lười đất...