Vào đại bản doanh chế tạo ’siêu máy bay’ Airbus A380
Trong tháng 4 này, hãng chế tạo máy bay Airbus đánh dấu năm thứ 8 đưa vào khai thác đội máy bay “khủng” A380, đồng thời kỷ niệm 10 năm ngày chiếc máy bay này thực hiện chuyến bay đầu tiên tại Toulouse, vào ngày 27.4.2005 và được Singapore Airlines đưa vào khai thác vào tháng 10.2007.
Nội thất hiện đại, sang trọng của chiếc A380 – Ảnh do Airbus cung cấp
Phóng viên Thanh Niên Online đã được hãng Airbus mời đến tham quan xưởng chế tạo máy bay “khủng” A380 tại đại bản doanh của hãng ở thành phố Toulouse, miền Nam nước Pháp và được trực tiếp vào bên trong chiếc máy bay 2 tầng có kích thước lớn nhất, chuyên phục vụ các đường bay dài nhất trên thế giới hiện nay.
Tại xưởng chế tạo, đại diện của Airbus cho biết, mỗi chiếc A380 có khoảng 4 triệu linh kiện với 2,5 triệu linh kiện được sản xuất bởi 1.500 công ty đến từ 30 quốc gia trên thế giới.
Là máy bay dân dụng lớn nhất trong lịch sử (sức chứa tối đa là 853 khách), phục vụ các đường bay dài lên đến 15.200 km, chiếc A380 có thiết cabin tiêu chuẩn với 4 hạng ghế bao gồm hạng phổ thông cao cấp, nhiều ghế hơn ở hạng doanh nhân và nhiều khoang hạng nhất sang trọng hơn.
Video đang HOT
Chiếc A380 tại xưởng chế tạo máy bay của Airbus ở Toulouse – Ảnh: Mai Vọng
A380 có cabin yên tĩnh nhất, linh hoạt và rộng nhất trên không với thiết kế 11 ghế rộng 18 inch mỗi dãy ở hạng phổ thông rộng và khu vực gồm 3 phòng riêng mang lại trải nghiệm đẳng cấp ở khoang hạng nhất.
Với mức tiêu hao nhiên liệu thấp nhất tính trên mỗi ghế, A380 cho phép các hãng hàng không giảm đáng kể tác động đến môi trường dưới dạng khí thải CO2.
Đại diện của Airbus cho biết, A380 nhận được 317 đơn đặt hàng từ 18 khách hàng, trong đó có một công ty cho thuê máy bay, chiếm 90% thị phần máy bay có kích thước cực lớn trên thị trường.
Kể từ tháng 10 năm 2007, Airbus đã bàn giao 156 máy bay A380 cho 13 hãng hàng không (4 chiếc cho Qatar Airways, 13 chiếc cho Lufthansa, 10 chiếc cho Air France, 59 chiếc cho Emirates, 12 chiếccho Qantas, 19 chiếc cho Singapore Airlines, 10 chiếc cho Korean Air, 5 chiếc cho China Southern Airlines, 6 chiếc cho Malaysia Airlines, 6 chiếc cho Thai Airways, 9 chiếc cho British Airways, 2 chiếc cho Asiana Airlines, 1 chiếc cho Etihad). Có 3 nhà khai thác mới trong năm 2014 là Asiana, Qatar và Etihad.
Hiện dòng máy bay này đang phục vụ 96 đường bay ở 45 điểm đến. Thị trường cần khoảng 1.500 máy bay có kích thước cực lớn (trong đó Airbus đặt mục tiêu sản xuất khoảng 50%).
Nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới đang khai thác dòng máy bay “khủng” A380 – Ảnh do Airbus cung cấp
Với hơn 220 chuyến bay mỗi ngày và vận chuyển gần 3 triệu lượt hành khách mỗi tháng. Cứ mỗi 4 phút có một chiếc A380 cất cánh hoặc hạ cánh trên thế giới.
Xưởng chế tạo máy bay ở Toulouse cũng là nơi lắp ráp chiếc máy bay A350-XWB đầu tiên của Vietnam Airlines, là loại máy bay hiện đại nhất trong gia đình máy bay thân rộng đang dẫn đầu thị trường của Airbus.
Airbus đẩy mạnh sự hiện diện tại thị trường Việt Nam qua việc công bố chọn công ty Nikkiso Việt Nam (trụ sở tại Hà Nội) để sản xuất các linh kiện máy bay đầu tiên tại Việt Nam.
Mai Vọng
Theo Thanhnien
Chế tạo thành công cánh tay robot làm bếp
Các nhà khoa học Anh vừa tuyên bố chế tạo thành công cánh tay robot nấu được những bữa ăn thơm ngon, nóng sốt.
Thiết bị này sẽ là một bộ phận phổ biến trong các gian bếp kỹ thuật cao, ra mắt thị trường sớm nhất vào năm 2017 với giá khoảng 10.000 bảng Anh. "Cánh tay đầu bếp" được kỳ vọng thao tác linh hoạt các kỹ năng từ chuẩn bị nguyên liệu, chế biến đến dọn dẹp. "Cha đẻ" của nó, Moley Robotics đã mất gần 18 năm để hoàn thành sản phẩm hết sức hiện đại này.
Mỗi cánh tay có 24 động cơ, 26 thiết bị kiểm soát siêu nhỏ và 129 thiết bị cảm ứng. Theo ông Robotics, đôi tay robot điêu luyện làm được tất cả món bạn yêu thích, không kể là món ăn đơn giản tại nhà hay món cầu kỳ cần đến bàn tay của đầu bếp đẳng cấp quốc tế.
Người dùng sẽ có thể đặt món ăn từ thực đơn được thiết kế của đầu bếp chuyên nghiệp thông qua phần mềm iTunes, hoặc tập huấn cho cánh tay robot nấu món ăn theo thực đơn riêng của gia đình bằng cách làm mẫu cho nó vài lần.
Và để đề phòng cháy nổ trong gian bếp, cánh tay robot làm bếp được cài đặt thiết bị dập lửa khẩn cấp.
Theo_An ninh thủ đô
Việt Nam chế tạo thành công linh kiện tên lửa Các cán bộ Viện Tên lửa đã nghiên cứu, chế tạo thành công khối điện tử 9P516 - thành phần chính của cơ cấu phóng tên lửa vác vai Igla. Các cán bộ khoa học thuộc Viện Tên lửa, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự - BQP vừa nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công khối điện tử kiểu 9P516....