Vào công trình xây dựng chơi, bé 7 tuổi bị máy trộn bê tông nghiền nát cánh tay
Trẻ nhập viện với cánh tay trái dập nát, nhiều đất cát bám dính, đứt động mạch, sốc mất máu.
Ngày 6/1, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) chia sẻ, bệnh nhân là bé trai V.T.K. 7 tuổi, ngụ Đồng Tháp.
Khai thác bệnh sử ghi nhận, cùng ngày nhập viện, K. đi đến công trình xây dựng chơi. Em thò tay vào máy trộn bê tông và bị kẹt tay vào máy. Người làm ở công trường phát hiện tai nạn đã tắt máy, đưa trẻ ra ngoài. Khi đó, trẻ dập nát cánh tay trái và được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương. Trẻ được sơ cứu băng nẹp và truyền dịch giảm đau, chuyển lên TP.HCM.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, các bác sĩ ghi nhận trẻ lừ đừ, da xanh niêm nhợt, môi tái, mạch quay bên tay phải bắt nhẹ, huyết áp 80/60mmHg. Tay trái dập nát, chảy máu, không bắt được mạch quay. Xét nghiệm dung tích hồng cầu Hct còn 18%, chẩn đoán vết thương tay trái dập nát gây đứt động mạch cánh tay, sốc mất máu.
Một ca cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
Ngay lập tức, các bác sĩ cấp cứu kích hoạt quy trình báo động đỏ. Đồng thời, tiến hành băng ép vết thương cầm máu, đặt nội khí quản giúp thở, thiết lập 2 đường truyền tĩnh mạch truyền dịch chống sốc.
Trẻ được chuyển phòng mổ trong vòng 15 phút. Các bác sĩ chỉnh hình, mạch máu, ngoại khoa, gây mê hồi sức, hồi sức ngoại, ngân hàng máu, tích cực hồi sức truyền dịch, truyền máu, dùng thuốc vận mạch, điều chỉnh toan chuyển hóa máu.
Ê-kíp tiến hành cắt lọc, thám sát vêt thương dâp nát cánh tay, ghi nhận mô hoại tử rât nhiêu, lây ra nhiêu đât cát. Thám sát ghi nhận trẻ bị đứt và dâp 1 đoạn đông mạch cánh tay trái 15 cm.
Nhận thấy không thể cắt nối động mạch được, bác sĩ đã rạch da 10cm ở cổ chân phải, lây 1 đoạn tĩnh mạch hiên 12cm. Sau đó, ghép vào thay thế cho đoạn động mạch cánh tay bị dập. Hai ngón tay trái tưới máu kém, nguy cơ nhiễm trùng cao nên được làm mỏm cụt.
Video đang HOT
Sau mổ nối mạch máu, trẻ được tiếp tục điều trị tại Khoa Hồi sức ngoại, hỗ trợ hô hấp, chăm sóc vết thương qua cắt lọc. Các y bác sĩ tiến hành chăm sóc vết thưỡng kỹ lưỡng, đặt VAC tưới rửa, hút áp lực âm liên tục sử dụng các loại gạc sinh học sát khuẩn, hấp phụ mô hoại tử, kích thích mọc mô hạt.
Sau gần 2 tháng điều trị, mạch máu lưu thông tốt, tưới máu đầu chi hồng hào. Trẻ được cai máy thở, tỉnh táo, được ghép da và phục hồi dần tay trái. Cánh tay có thể cử động giơ lên, hạ xuống như bình thường.
Bác sĩ Tiến lưu ý, phụ huynh cần giáo dục con trẻ nhận thức được nguy hiểm rình rập khi đến chơi ở các công trình xây dựng. Cụ thể như các hố đào dở dang bị ngập nước, các dụng cụ tường vách, dàn giáo có thể sập đè, các máy cắt thép gạch, máy trộn bê tông,… đều có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Tiết lộ nội dung công văn khẩn của Đồng Tháp sau vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông sâu 35m
Sau vụ việc bé trai rơi xuống trụ bê tông, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành một văn bản được nhiều người quan tâm.
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, thời gian qua, vẫn còn một số chủ đầu tư và nhà thầu chưa quan tâm đúng mức, còn sự chủ quan trong công tác quản lý, giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường khu vực thi công. Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá các điều kiện an toàn, ổn định của công trình chưa chặt chẽ, đồng bộ dẫn đến thiếu an toàn trong thi công.
Để tăng cường công tác an toàn lao động, UBND Tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị là chủ đầu tư công trình xây dựng, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng công trình và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các quy định về an toàn lao động.
Đồng thời, chủ động tự kiểm tra, kịp thời phát hiện, khắc phục ngay những tồn tại, thiếu sót tại cơ quan, đơn vị mình.
Đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình xây dựng, UBND tỉnh yêu cầu phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định.
Chủ sở hữu công trình xây dựng cần rà soát công tác tổ chức thi công. Từ đó, kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo các nhà thầu (tư vấn giám sát, thiết kế, thi công xây dựng) thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Lực lượng chức năng vẫn đang khẩn trương thực hiện công tác tìm kiếm bé trai rơi xuống trụ bê tông công trình cầu Rọc Sen, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh: Tiền phong)
UBND tỉnh giao Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị khẩn trương yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu tổng rà soát, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy trình từ khâu thiết kế, thi công và giám sát thi công công trình; bảo đảm các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, hạn chế thấp nhất các yếu tố gây nguy hiểm đến tính mạng, gây hại đến sức khỏe người lao động và nhân dân.
Đối với các nhà thầu thi công xây dựng, phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình theo quy định.
Trong đó, tổ chức lập kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trước khi thi công xây dựng công trình; tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với các công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng.
Chỉ đưa các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vào sử dụng tại công trường sau khi đã được kiểm định đảm bảo an toàn. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công...
Trước đó, trưa ngày 31/12/2022, em Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng ba người bạn vào công trình cầu Rọc Sen (nằm trên đường tỉnh 857, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp). Không may, Nam rơi xuống trụ bê tông rỗng bên trong có đường kính 25cm. Trụ bê tông này đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m.
Ngay sau khi nhận tin báo, lực lượng chức năng của địa phương đã có mặt cùng phối hợp cứu hộ.
Đến tối ngày 4/1, ông Đoàn Tấn Bửu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin, sau khi trao đổi với cơ quan pháp y và gia đình, đơn vị cứu nạn kết luận bé Thái Lý Hạo Nam đã tử vong.
Trong 6 ngày qua, lực lượng cứu hộ đã triển khai nhiều phương án nhưng đến nay vẫn chưa thể đưa được bé Hạo Nam lên.
Công tác cứu hộ bé trai vẫn đang gặp khó khăn. (Ảnh: Vietnamnet)
Trao đổi với báo chí, ông Đoàn Tấn Bửu cho biết, các chuyên gia vẫn tiếp tục khảo sát, bàn thảo để thống nhất phương án cứu hộ tối ưu nhằm kéo ống cọc bê tông có bé Thái Lý Hạo Nam lên.
Đặc biệt, trong chiều ngày 5/1, một đoàn chuyên gia Nhật Bản đã trực tiếp đến hiện trường, thảo luận ý kiến cùng lực lượng công binh Quân khu 9.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp, đoàn chuyên gia Nhật Bản đưa ra phương án khả thi, tuy nhiên ở hiện trường chưa đủ thiết bị và điều kiện với yêu cầu đoàn đưa ra. Đội cứu hộ đang thi công trong điều kiện tầng đất sâu, có tính chất đặc dính. Dù trải qua nhiều lần khoan guồng xoắn và bơm thủy lực vào đất, nhưng công tác cứu hộ vẫn chưa đạt yêu cầu.
"Đội phải thay đổi phương án bằng việc thảo luận thêm với các chuyên gia được mời đến hiện trường. Do đó, công tác cứu hộ cũng chậm trễ so với dự kiến", Zing dẫn lời ông Bửu.
Công trình cầu Rọc Sen - nơi xảy ra vụ việc thuộc gói thầu số 14 thi công cầu, nền, mặt đường và cống thoát nước do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư.
Nhà thầu thi công là Liên danh Công ty Cổ phần Công trình cầu phà TP. HCM - Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Vận tải Xây dựng giao thông T&T. Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải làm đơn vị giám sát.
Tại thời điểm xảy ra sự cố, công trường ngừng làm việc và nhân công đang nghỉ trưa. Trước thời điểm đó, công trình vẫn hoạt động thi công bình thường theo đúng hồ sơ thiết kế và biện pháp thi công được duyệt.
Vụ bé trai lọt trụ bê tông sâu 35m: Trách nhiệm thuộc về ai? Vụ việc bé trai lọt xuống trụ bê tông sâu 35m tại Đồng Tháp thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai? N hà thầu là chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp Như Đại Đoàn Kết đã đưa tin, đây là công trình thi công xây cầu đã hoàn thành việc đóng các cọc bê tông xuống đất. Vài ngày trước, đội thi...