Vào bếp trổ tài với bí kíp cách nấu phở khô Gia Lai trứ danh vị phố núi
Tại núi rừng Tây Nguyên, có một món ăn trứ danh mà ai ăn rồi sẽ nhớ mãi đó là món phở khô Gia Lai vô cùng ấn tượng và đặc biệt. Hãy cùng bỏ túi ngay cách làm phở khô Gia Lai cực chuẩn vị ngay tại căn bếp nhà bạn để thưởng thức nhé!
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Phở tươi: 1 kg
Xương ống: 1,5 kg
Thịt gà: 1 con cỡ vừa
Thịt bò thăn: 1 kg
Thịt heo băm: 500 gr
Tỏi băm nhuyễn: 2 muỗng cà phê
Hành tím băm nhuyễn: 3 muỗng cà phê
Hành tây: 1 củ cỡ lớn
Hành lá: 2 nhánh
Hoa hồi: 4 hoa
Hạt ngò: 1/2 muỗng cà phê
Đinh hương: 15 nhánh
Đường phèn: muỗng canh
Dầu hào: 3.5 muỗng canh
Video đang HOT
Nước tương: 2.5 muỗng canh
Sa tế tỏi ớt: 1 muỗng cà phê
Tương chua ngọt: 1 muỗng canh
Tương ớt: 1 muỗng canh
Bột bắp pha loãng với nước: 1 muỗng canh
Bột năng: muỗng canh
Dầu ăn: 4 muỗng canh
Rau sống: 500 gr (xà lách, rau húng, rau quế)
Các loại gia vị thông dụng
Nguyên liệu chính làm phở khô Gia Lai
2. Sơ chế nguyên liệu
Rửa sạch thịt gà dưới vòi nước chảy liên tục. Chú ý loại bỏ các mạch máu còn sót lại cả bên trong lẫn bên ngoài để thịt gà không bị tanh. Ngâm thịt gà trong một chậu nước muối loãng khoảng 5-10 phút. Vớt thịt gà ra ngoài và xả lại thật sạch với nước. Chặt thịt gà làm đôi, cho tất cả vào rổ và đợi cho ráo nước. Xương ống heo sau khi mua về mang đi ngâm với nước muối loãng từ 5-10 phút. Với xương ống ra ngoài để xả lại với nước thật sạch.
Để xương ống và rổ cho ráo nước. Chà xát muối lên khắp bề mặt thịt bò để loại bỏ mùi hôi. Rửa lại thịt bò với nước cho sạch. Sau đó thái thành những lát mỏng. Cho thịt bò vào một cái tô lớn, ướp với các nguyên liệu gồm: 1 muỗng canh nước tương1 muỗng canh dầu hào1 muỗng cà phê tỏi băm nhuyễn1 muỗng cà phê hành băm nhuyễn muỗng canh đường cát muỗng canh bột năngTrộn thật đều thịt bò với các gia vị, đậy kín tô bằng màng bọc thực phẩm. Cho vào ngăn mát tủ lạnh để ướp trong 30 phút.
Cho tất cả thịt heo xay vào một cái tô, ướp cùng với các gia vị gồm: muỗng canh nước tương muỗng canh dầu hào1 muỗng cà phê hành tím băm nhuyễnTrộn thật đều thịt heo xay với các gia vị, đậy kín tô bằng màng bọc thực phẩm. Cho vào ngăn mát tủ lạnh để ướp trong 10 phút.
3. Cách làm nước sốt phở khô
Bước 1: Hầm nước dùng phở khô Gia Lai
Đun sôi 3 lít nước. Khi nước đã sôi, cho vào nồi tất cả những nguyên liệu gồm: Thịt gàXương ống heoĐinh hươngHạt ngòHoa hồi1 muỗng hạt nêm1 muỗng cà phê muối1 muỗng cà phê đường phènĐậy kín nắp nồi và hầm trong vòng 1-2 tiếng.
Bước 2: Xào thịt heo băm
Làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn trên chảo. Cho vào chảo 1 muỗng cà phê hành tím băm và 1 muỗng cà phê tỏi băm. Dùng đũa khuấy đến khi vàng đều và dậy mùi thơm.Cho thịt băm vào chảo, xào đến khi thịt gần chín và săn lại. Cho vào chảo 50ml nước lọc. Nêm nếm thịt heo băm với những gia vị gồm:1 muỗng canh nước tương1 muỗng canh tương chua ngọt
1 muỗng canh tương ớt muỗng canh đường cát muỗng cà phê hạt nêmNấu đến khi nước sốt sôi mạnh, vớt sạch bọt. Cho thêm vào chảo một chút tiêu xay, sa tế tỏi ớt và bột bắp pha loãng. Hạ lửa nhỏ và nấu đến khi nước sốt sánh lại một chút thì ra một cái tô để chuẩn bị trộn phở.
Bước 3: Xào thịt bò
Làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn trên chảo. Cho tất cả thịt bò đã ướp vào chảo và xào nhanh tay trong vong 3-4 phút đến khi thịt bò gần chín và hơi săn lại.
Bước 4: Xé thịt gà
Lấy thịt gà ra khỏi nồi nước dùng, để cho ráo.Xé thịt gà thành những sợi nhỏ vừa miệng ăn.
Xé thịt gà thành từng miếng nhỏ
Bước 5: Trụng bánh phở
Đun 1 lít nước sôi. Cho bánh phở vào trụng đều trong 1 phút. Vớt toàn bộ bánh phở ra rổ và để cho ráo nước. Không nên trụng bánh phở quá lâu để tránh bị mất độ dai, ngon.
4. Cách trộn phở khô
Cho một ít bánh phở vào tô. Thêm vào tô một ít rau sống, cùng với thịt gà xé nhỏ, thịt bò xào tái, nước sốt thịt heo băm chua ngọt. Chuẩn bị thêm một tô nước dùng, cho vào tô một chút hành lá cắt nhỏ, vài sợi hành tây để dậy mùi thơm. 5. Thưởng thức thành phẩm
Sợi phở dai ngon, thấm đẫm trong nước sốt thịt heo băm thơm nức mũi. Thịt gà mềm thơm, thịt bò quyến rũ đậm đà. Ăn phở khô cùng một bát nước dùng ngọt thanh, thơm ngát thì ngon hết sẩy.
Phở khô Gia Lai thơm ngon đúng chuẩn
Hy vọng VinID đã giúp bạn nắm bắt được cách làm phở khô Gia Lai chuẩn vị và thơm ngon. Đừng quên đến siêu thị Vinmart hoặc truy cập ngay ứng dụng VinID để mua nguyên liệu đã được kiểm định an toàn, nhanh chóng và tiện lợi nhé!
Trưa nay ăn gì: Lẩu bò nhúng giấm món ngon quen thuộc nhiều người yêu thích
Có nhiều cách để chế biến lẩu bò như lẩu bò nhúng ớt, lẩu bò khoai môn, lẩu bò tiềm thuốc bắc... Tuy nhiên, lẩu bò nhúng giấm được ưa chuộng hơn cả bởi cách nấu đơn giản nhưng hương vị thơm ngon, khó quên.
Lẩu bò nhúng giấm là món ăn quá đỗi quen thuộc đối với người Việt Nam. Bất kỳ ai đã từng thử qua một lần sẽ nhớ mãi không quên vị chua bắt miệng của nước lẩu. Ngoài ra, thịt bò xắt mỏng nhúng sơ qua nước lẩu, chấm kèm với chao hoặc nước mắm mặn khiến vị giác hoàn toàn bị chinh phục.
Đây là một món lẩu có công thức không quá phức tạp và nguyên liệu dễ kiếm. Điểm mấu chốt của nồi lẩu chất lượng là cần chọn được thịt bò ngon, rau tươi ăn kèm và nêm nếm chuẩn phần nước lẩu là đã có ngay nồi lẩu bò nhúng giấm hấp dẫn.
Nguyên liệu phù hợp nhất khi nấu món lẩu này là phần thịt không gân, ít mỡ ở vai hoặc bắp bò. Đồng thời, thịt bò tươi ngon thì phải có màu đỏ tươi, các đường gân trắng xen kẽ, không có mùi lạ, sờ vào thấy săn chắc và đàn hồi.
Yếu tố góp phần không nhỏ vào sự lôi cuốn của lẩu bò nhúng giấm là nước dùng. Xương ống, dừa xiêm, dứa, giấm gạo là bốn nguyên liệu chính quyết định hương vị món ăn ngon đúng điệu. Đầu tiên, xương ống được làm sạch và ninh trong nhiều giờ để chắt lọc cái ngọt thanh tinh túy.
Tiếp đến, xay nhuyễn dứa, chắt lấy nước cốt rồi đun sôi cùng nước dừa. Bí quyết để có nước lẩu hài hòa nằm ở việc gia giảm giấm gạo và các loại gia vị sao cho vẫn giữ được vị ngọt của nước dừa mà không làm mất đi vị chua đặc trưng của món lẩu. Cuối cùng, thêm vào một chút sả cho dậy mùi và ít hành tây là hoàn thành.
Món lẩu sẽ trở nên trọn vẹn hơn nhờ sự kết hợp với rau ăn kèm như dưa leo, xà lách, các loại rau thơm... Như bao loại lẩu khác, lẩu bò nhúng giấm cho độ ngon hoàn hảo khi ăn với bún tươi cùng những lát thịt bò cắt thật mỏng, ăn tới đâu nhúng tới đó. Bên cạnh đó, thịt bò sau khi nhúng chín tái có thể cuốn với bánh tráng và chấm cùng nước mắm mặn hoặc mắm nêm. Dù thưởng thức bằng cách nào chăng nữa, điểm hấp dẫn của lẩu bò nhúng giấm chính là mùi thơm đặc trưng lan tỏa khắp không gian từ thịt bò và nồi nước lẩu giấm bốc khói nghi ngút.
Ngày nay, lẩu bò nhúng giấm là món ăn thường nhật, không khó để tìm thấy tại các quán ăn bình dân hay nhà hàng cao cấp. Nhiều người cho rằng, hiếm có một loại lẩu nào phù hợp cho cả bốn mùa như lẩu bò nhúng giấm.
Quả thật thưởng thức món lẩu này vào mùa hè nóng nực sẽ thấy sự thanh mát nhờ vị chua dịu của giấm kết hợp với rau ăn tươi mát. Ngược lại, vào mùa đông món lẩu đem lại cảm giác ấm cúng, giúp mọi người xích lại gần nhau.
Không có màu sắc nổi bật giống các món lẩu khác, lẩu bò nhúng giấm chỉ có nồi nước lẩu màu hơi nâu do được ninh từ xương ống, thêm giấm và một số loại gia vị nhưng vẫn chiếm được cảm tình của nhiều người. Lẩu bò nhúng giấm vừa đơn giản, lại bắt miệng sẽ là gợi ý giúp bữa trưa cuối tuần trở nên mới mẻ và thú vị hơn.
Cách nấu lẩu cua đồng thơm ngon chuẩn vị, dễ làm tại nhà Là một món lẩu có vị ngọt thanh, lẩu cua đồng đậm đà hương vị, ăn hoài không ngán. Rất thích hợp để cả nhà cùng thưởng thức trong những ngày hè nóng bức. Cùng vào bếp trổ tài nấu món lẩu cua đồng mời gia đình cùng thưởng thức. 1. Lẩu cua đồng Nguyên liệu làm Lẩu cua đồng Cua đồng 1...