Vào bệnh viện: Chờ 3 tiếng, khám… 30 giây
Hàng nghìn bệnh nhân chầu chực nhiều giờ ở bệnh viện mới có thể diện kiến được bác sĩ. Đó là tình cảnh xảy ra ở hầu hết các bệnh viện tuyến cuối ở TPHCM.
Biết tỏ cùng ai
4 giờ sáng 29/1, khi nhân viên BV Đại học Y Dược TPHCM mở cửa phát số thứ tự, nhiều người ùa vào giành số. Cố chen chân nhưng đến 5 giờ sáng, chúng tôi (phóng viên) mới có được số thứ tự 105. 8 giờ, bảng điện tử nhảy đến số 105.
Hơn 3 giờ bệnh nhân chờ đợi nhưng vừa vào phòng khám tiêu hóa, bác sĩ chỉ đặt ống nghe, hỏi qua loa vài câu rồi ghi vào giấy với triệu chứng “rối loạn tiêu hóa” và cho toa thuốc để bệnh nhân ra về. Công đoạn khám chỉ khoảng mấy chục giây.
Khám siêu tốc phải kể đến các bệnh viện nhi. Ngày 28/1, chị Hồng ở quận 7 đưa con trai 13 tháng tuổi đến khám tại BV Nhi đồng 2.
Cảnh thường thấy ở một số bệnh viện tại TPHCM. Ảnh: Lê Nguyễn
Dù đã phân công chồng đến sớm lấy số còn vợ lo bồng con nhưng chen chân mãi, chồng chị Hồng mới lấy được số 201. Hành trình đợi khám bệnh từ 7 giờ sáng và kéo dài đến gần 10 giờ chị mới đến lượt đưa con vào khám.
Chị Hồng nói con bị ho hai ngày nay. Bác sĩ lấy ống nghe đặt ở lưng, ngực, gạt miệng và kết luận: “Cháu bị viêm đường hô hấp trên”.
Tổng cộng công đoạn khám bệnh diễn ra khoảng trên 30 giây. Nếu cộng thêm ngồi chờ bác sĩ ghi toa thuốc khoảng trên 1 phút.
Đưa con đến bệnh viện Nhi đồng 2 ngày 29/1, anh Biên (ở quận Bình Thạnh) chọn khám dịch vụ. Nộp 60.000 đồng vào khám, lấy số thứ tự 58 nhưng hơn một tiếng sau anh Biên mới đưa được con vào gặp bác sĩ.
Cũng như khám thường, anh Biên nói “mình phải chờ đợi và bác sĩ thì khám quá nhanh, nên mình chẳng hỏi han được gì”. Vạ vật từ 6 giờ 30 sáng đến 9 giờ vẫn chưa được vào diện kiến bác sĩ, con chị Trần Thị Loan ở huyện Bình Chánh ngủ rệu trên tay mẹ.
“Nó bị ho hai ngày nay, ăn vào ói nên 6 giờ kém hai vợ chồng đưa đến bệnh viện khám. Chờ hơn hai tiếng rồi vẫn chưa đến lượt”- chị Loan uể oải.
Những đứa trẻ vốn đang mắc bệnh, phải chờ đợi lâu trong không khí ngột ngạt khóc thét. Nhiều bệnh nhi mệt mỏi ngủ gục trên tay bố mẹ. Trong khi dòng người vẫn ùn ùn vào các phòng bệnh.
Video đang HOT
Quá tải và chờ đợi lâu phải kể đến BV Ung bướu TPHCM. Nhiều bệnh nhân từ các tỉnh miền Tây đến chầu chực đăng ký khám ở bệnh viện này từ 1-2 giờ sáng.
Chờ lâu, nhiều thân nhân và người bệnh đành trải chiếu ở góc cây ở bệnh viện nằm tạm. Hết chỗ ở trong khuôn viên, người bệnh ngồi vạ vật bít kín các lối cầu thang. “Tôi đưa ba đi tái khám sau xạ trị do ung thư phổi. Chờ hai tiếng rồi vẫn chưa xong”- anh Hải ở Sóc Trăng nói.
Cải tiến, cải lùi
Phải mất ít nhất 2 tiếng làm thủ tục bệnh nhân mới diện kiến được bác sĩ ở BV Ung bướu TPHCM. Ảnh: L.N
Với 28 phòng khám và 63 nhân viên nhưng khoa Khám bệnh của BV cấp cứu Trưng Vương dù cải tiến nhiều bước vẫn không giúp bệnh nhân thoát cảnh đợi chờ. Bác sĩ Lê Thanh Chiến- Giám đốc BV cấp cứu Trưng Vương cho biết, mỗi ngày khoa tiếp nhận 2.500 bệnh nhân, cảnh quá tải vẫn diễn ra trầm trọng.
Bệnh nhân đến khám tại đây phải trải qua 12 khâu thủ tục hành chính. Hai năm nay bệnh viện đã bớt 2 khâu là thu tạm ứng viện phí và duyệt toa thuốc bảo hiểm, song bệnh nhân vẫn cứ phải chờ.
“Chúng tôi đã cải tiến bằng mọi cách, từ việc cho người bệnh đăng ký khám bệnh qua tổng đài 1080, gộp khâu nộp thẻ bảo hiểm với lấy số thứ tự làm một hoặc các bác sĩ phải kê toa trên máy vi tính và ký phiếu xét nghiệm trước cho lần tái khám sắp tới… Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa cải thiện được mấy”- bác sĩ Chiến nói.
Theo bác sĩ Phạm Xuân Dũng- Phó giám đốc BV Ung bướu TPHCM, nếu không có tình trạng quá tải thì thời gian trung bình để một người bệnh làm thủ tục từ quầy khám đến phòng khám chỉ mất 10 phút.
Tuy nhiên, con số này chỉ là ước mơ bởi thực tế theo tính toán của bệnh viện, chỉ riêng việc chờ từ lấy số đến làm thủ tục để được khám, mỗi bệnh nhân phải mất từ 40-60 phút. “Thời gian bệnh nhân chờ đến lúc khám bệnh xong mất thêm 60 phút nữa, tổng thời gian từ khi lấy số cho đến lúc khám xong mất 2 giờ”- bác sĩ Dũng nói.
Thời gian chờ lấy số thứ tự trung bình của một người bệnh đến khám tại BV Cấp cứu Trưng Vương mất từ 50 – 75 phút trong khi thời gian chờ xét nghiệm mất từ 80 – 95 phút và việc di chuyển giữa các khoa phòng mất 55 phút. Tuy nhiên theo thống kê, thời gian bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân chỉ được từ 5 – 13 phút.
Theo 24h
Cảnh bệnh nhân chui gầm giường lên triển lãm
Nằm ngủ gầm giường, trong lồng, ngồi vạ vật bên hành lang, chờ đợi khám,... Đó chính là những hình ảnh xúc động được trưng bày tại triển lãm "Chợ sức khỏe", 45 Tràng Tiền, Hà Nội.
Ngày 24/1, Trung tâm Sáng kiến Sức Khỏe và Dân số tổ chức buổi triển lãm về những hình ảnh thăm, khám của nhiều bệnh nhân tại các bệnh viện Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.
Hơn 100 bức ảnh do nhóm sinh viên các trường đại học, cao đẳng, cộng tác viên, nhân viên của trung tâm ghi lại ở các bệnh viện. Mỗi hình ảnh là một góc nhìn, một câu chuyện xúc động về những khó khăn, vất vả của nhiều bệnh nhân khi phải đến bệnh viện.
Hoàng Thị Thu Thủy, sinh viên năm 3, trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội cho biết, trong những lần đến thăm người thân ở bệnh viện K Hà Nội, em thấy tình trạng người bệnh đứng, ngồi vật vờ ở hành lang rất khổ sở. Do đó, khi biết Trung tâm Sáng kiến Sức Khỏe và Dân số có buổi triển lãm ảnh về thực trạng ở bệnh viên em đã đăng kí tham gia.
Qua những bức ảnh, Thủy muốn gửi đến các cán bộ y, bác sĩ một góc nhìn về những khó khăn bệnh nhân đang gặp phải ở các bệnh viện hiện nay. Từ đó, lãnh đạo ngành Y tế sẽ hiểu và thông cảm hơn cho người bệnh và có sự đầu tư tốt hơn cho cơ sở vật chất cho người bệnh khi đến thăm, khám.
Có mặt ở buổi triển lãm, anh Nguyễn Hồng Dương, 43 tuổi, ở phố Lê Phụng Hiếu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, cũng không khỏi giật mình khi xem những bức ảnh về cảnh người thân chờ đợi bệnh nhân ở bệnh viện. Anh nói: "Tôi cũng đã nhiều lần đến bệnh viện thăm khám và từng gặp cảnh chờ đợi, vạ vật ngoài hành lang, nhưng không ngờ khi đến triển lãm, tôi thấy nhiều người còn gặp cảnh khổ sở hơn rất nhiều. Tôi nghĩ qua buổi triển lãm, nhiều lãnh đạo, cán bộ, y bác sĩ sẽ phải có cái nhìn mới hơn về bức tranh, thực trạng ở các bệnh viện hiện nay".
Anh Phạm Vũ Thiên, Phó giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân Số cho biết, từ những bức ảnh ở triển lãm, anh muốn thông tin đến với người dân về bức tranh toàn cảnh ở các bệnh viện. Đặc biệt với đội ngũ y bác sĩ và những cán bộ ngành y tế, họ sẽ có cải thiện trong việc thông tin, hướng dẫn người dân trong việc thăm, khám, minh bạch hơn trong giá dịch vụ chăm sóc người bệnh.
"Bức ảnh sẽ là thông tin hai chiều để người dân và đội ngũ y bác sĩ hiểu và thông cảm cho nhau. Khi đó, người bệnh đến thăm khám sẽ được tiếp cận với các dịch vụ tốt hơn, không còn cảnh bệnh nhân ngủ gầm giường, trong lồng hay cảnh vật vạ ngoài hành lang", anh Thiên chia sẻ.
Triển lãm diễn ra từ ngày 24/1 đến ngày 28/1.
Một số bức ảnh phóng viên ghi lại tại buổi triển lãm:
Ngủ ở gầm giường ở bệnh viện
Ngủ trong lồng ở hành lang bệnh viện
Chị Như quê ở huyện Yên Mỹ, Hưng Yên (ảnh trái), phải ngủ ở tại vỉa hè gần bệnh viện Bạch Mai
Bệnh nhân co ro trong giá lạnh
Bệnh viện quá tải
Người nhà bệnh nhân ngồi chờ ở gần cửa hàng tạp hóa
Đứng chen nhau chờ ở phòng siêu âm, chụp điện
Vẻ mặt lo âu của người thân có bệnh nhân nằm viện
Cơ sở vật chất ở bệnh viện xuống cấp
Rất nhiều người dân đến xem triển lãm
Nhóm tác giả thực hiện bộ ảnh
Xót xa trẻ chui gầm giường... chữa bệnh Các em nhỏ đã không may mắn khi mắc bệnh. Và càng xót xa gấp triệu phần khi các em đang phải dùng gầm giường làm nơi chữa bệnh. Mặc dù đã "chuẩn bị sẵn tinh thần" về tình trạng quá tải khủng khiếp ở Bệnh viện Ung bướu TPHCM, nhưng những gì tận mắt chứng kiến ở đây khiến phóng viên không...