Vanuatu lên kế hoạch di dời hàng chục ngôi làng do nước biển dâng cao
Ngày 1/12, giới chức Vanuatu cho biết quốc đảo này đang lên kế hoạch di dời hàng chục ngôi làng trong vòng 2 năm tới trước nguy cơ bị nhấn chìm do nước biển dâng cao.
Thủ đô Port Vila của Vanuatu Ảnh: Getty Images
Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu Vanuatu, Ralph Regenvanu, cho biết việc ứng phó với tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu là thách thức lớn mà 300.000 cư dân Vanuatu sinh sống trên một chuỗi đảo trải dài giữa Australia và Fiji đang phải đối mặt. Do đó, các cộng đồng lâu đời sẽ phải di dời khỏi các khu vực ven biển, nơi mà tình trạng biến đổi khí hậu đang khiến mực nước biển dâng cao và gây ra nhiều cơn bão có sức tàn phá mạnh hơn.
Theo Bộ trưởng Regenvanu, Chính phủ Vanuatu xác định hàng chục ngôi làng ở khu vực có nguy cơ cao sẽ được di dời trong vòng 24 tháng tới, trong khi các khu dân cư khác cũng sẽ được lên kế hoạch di dời trong thời gian dài hơn.
Video đang HOT
Quần đảo Vanuatu ở Tây Nam Thái Bình Dương nằm trong số hơn 10 đảo quốc ở Thái Bình Dương đang đối mặt với thực trạng mực nước biển dâng và bão lũ diễn ra thường xuyên hơn.
Vanuatu đã có kinh nghiệm trong việc di dời cư dân. Năm 2005, Vanuatu là một trong những quốc gia đầu tiên ở Thái Bình Dương di dời toàn bộ cộng đồng trên đảo Tegua ở phía Bắc khỏi khu vực ven biển dễ bị ngập lụt lên vùng đất cao hơn. Năm 2017, toàn bộ 11.000 người sống trên đảo Ambae ở phía Bắc cũng được một đội tàu, thuyền đưa đến các đảo nhỏ khác sau khi núi lửa Manaro Voui phun trào gây mưa đá và tro bụi tràn xuống các ngôi làng.
Các đảo quốc ở Thái Bình Dương nằm ở vị trí thấp như Vanuatu đã và đang phải hứng chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu. Hồi năm 2015, một nửa dân số Vanuatu bị ảnh hưởng khi bão Pam tàn phá thủ đô Port Vila khiến hơn 10 người thiệt mạng, phá hủy mùa màng và hàng nghìn người mất nhà cửa. Theo Báo cáo rủi ro toàn cầu hằng năm, Vanuatu là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất từ thiên tai như động đất, bão, lũ lụt và sóng thần.
Các nhà khoa học dự báo mực nước biển ở Thái Bình Dương sẽ tăng từ 25-58cm vào giữa thế kỷ này. Đây là một viễn cảnh thảm khốc đối với Vanuatu, nơi mà 60% dân số sống ở khu vực cách bờ biển chỉ 1km.
Hiện các quốc gia khác ở Thái Bình Dương cũng đang xem xét kế hoạch di dời các cộng đồng đang bị đe dọa do khủng hoảng khí hậu, trong đó có Fiji, nơi hàng chục ngôi làng dự kiến sẽ được di dời.
COP27: Các đảo quốc nhỏ yêu cầu được bồi thường thiệt hại do biến đổi khí hậu
Ngày 8/11, Thủ tướng Antigua và Barbuda, Gaston Browne cho biết các đảo quốc nhỏ vốn đang chịu tác động của biến đổi khí hậu mong muốn các tập đoàn dầu mỏ bồi thường cho những thiệt hại mà các nước này phải gánh chịu do các trận bão ngoài khơi và mực nước biển dâng cao.
Băng trôi trên Vịnh Baffin ở gần Pituffik, Greenland, ngày 20/7/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra ở Ai Cập, Thủ tướng Browne, đại diện cho Liên minh các đảo quốc nhỏ, nêu rõ: "Ngành dầu khí tiếp tục thu lợi nhuận gần 3 tỷ USD/ngày. Đã đến lúc những công ty dầu khí phải nộp thuế carbon toàn cầu đối với các lợi nhuận thu được, để nguồn tiền này được dùng vào bồi thường cho những thiệt hại và mất mát (của các đảo quốc)". Thủ tướng Antigua và Barbuda nhấn mạnh, những công ty dầu khí này đang hoạt động có lời trong khi Trái Đất đang ấm lên.
Trong khi đó, Tổng thống Senegal Macky Sall trong bài phát biểu tại COP27 cho biết các nước đang phát triển ở châu Phi cũng yêu cầu tăng nguồn tài trợ để các nước này thích ứng với tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và sẽ phản đối lời kêu gọi các nước này ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ông Sall nêu rõ: "Chúng tôi, các nước châu Phi ủng hộ giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, song chúng tôi không thể chấp nhận lợi ích của mình bị phớt lờ".
Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu khoa học Climate Central, người dân ở các vùng nhiệt đới và các đảo quốc nhỏ với đại dương bao xung quanh là những đối tượng chịu tác động lớn của nhiệt độ tăng cao trong khi những khu vực này có lượng phát thải thấp.
Trong khi đó, các quốc gia giàu có hiện vẫn chưa thực hiện cam kết hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển lên 100 tỷ USD/năm, mặc dù Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) ước tính rằng chi phí để thích ứng với biến đổi khí hậu có thể lên tới 1.000 tỷ USD/năm vào năm 2050 nếu tình trạng Trái Đất ấm lên tiếp diễn.
Cháy rừng là mối đe dọa mới đối với Bờ Đông nước Mỹ Nags Head, một cộng đồng yên tĩnh ven biển thuộc bang North Carolina, miền Đông Nam nước Mỹ, đang đối mặt với hàng loạt mối đe dọa do biến đổi khí hậu gây ra, từ những cơn bão mạnh cho tới nước biển dâng và lũ lụt. Hiện trường cháy rừng tại Foresthill, California, Mỹ, ngày 13/9/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo kết...