Vành ô tô thường được làm từ những vật liệu nào?
Chất liệu làm ra mâm (vành) ô tô có thể bằng sắt, hợp kim nhôm, cao cấp hơn là Magiê hoặc sợi Carbon.
Vành ô tô làm bằng sắt thường được sử dụng cho xe hạng nặng
Vành ô tô làm từ sắt
Đây là loại vành xe được sản xuất sớm nhất trong ngành công nghiệp ô tô thế giới. Với những ưu điểm như chi phí thấp, bền, chịu tải, chịu nhiệt tốt và dễ chế tạo, vành sắt hiện được trang bị nhiều trên các mẫu xe giá rẻ, xe tải, xe khách hoặc xe chuyên dụng.
Tuy nhiên, vành sắt cũng tồn tại không ít nhược điểm như kiểu dáng đơn giản, tính thẩm mỹ thấp, dễ bị rỉ sét và khối lượng nặng. Chính vì thế, loại vành này không còn xuất hiện nhiều trên các mẫu xe gia đình, xe dân dụng đời mới và đặc biệt là xe hạng sang.
Vành ô tô làm từ hợp kim nhôm
Vành xe hợp kim nhôm là loại tối ưu nhất xét trên phương diện chi phí sản xuất, độ cứng và khối lượng. Nhờ đó, vành hợp kim nhôm được sử dụng khá rộng rãi. Loại vành này thường được làm từ hợp kim của nhôm với magiê, mangan, đồng hoặc thiếc, tùy theo yêu cầu về tính chất vật lý của sản phẩm.
Bên cạnh việc sở hữu tính cứng tốt, vành hợp kim nhôm còn có tính thẩm mỹ cao, đa dạng về mặt kiểu dáng và chống rỉ sét. Tuy nhiên, vành hợp kim nhôm dễ bị biến dạng và có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn vành sắt, khoảng từ 450 đến 700 độ C.
Video đang HOT
Tùy theo chi phí sản xuất, vành hợp kim nhôm sẽ được sản xuất bằng các phương pháp khác nhau. Rẻ và phổ biến nhất là các loại vành đúc từ nhiều mảnh, trang bị trên các mẫu ôtô phổ thông. Cao cấp hơn có vành đúc hoặc phay CNC từ hợp kim nhôm nguyên khối. Các loại vành này có tính chất vật lý đồng nhất ở mọi chi tiết, khối lượng nhẹ, chịu lực và chịu nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất cao nên thường chỉ được trang bị trên xe sang hoặc xe thể thao đắt tiền.
Mâm hợp kim magiê trên xe của Mercedes-Benz
Vành ô tô làm từ hợp kim Magiê
Vành hợp kim magiê có độ cứng cao hơn, tản nhiệt tốt hơn trong khi khối lượng nhẹ hơn đáng kể vành hợp kim nhôm. Tuy nhiên, loại vành này khó gia công, bảo quản, chi phí sản xuất cao và khả năng chịu nhiệt kém hơn hợp kim nhôm. Ngoài ra, dù khó biến dạng nhưng khi đã biến dạng thì vành hợp kim magiê sẽ không thể nắn lại được.
Do đó, vành hợp kim magiê thường được trang bị cho các mẫu xe đua để tối ưu hóa khả năng vận hành. Người dùng xe dân dụng vẫn có thể thay vành hợp kim magiê, tuy nhiên chúng thường có giá bán rất cao.
Mâm xe của thương hiệu Bugatti với chất liệu sợi Carbon
Vành ô tô làm từ sợi Carbon
Đây là loại vành có chi phí sản xuất cao nhất và tính khí động học tốt nhất nhờ khối lượng nhẹ và độ cứng cao. Vành carbon giúp giảm đáng kể khối lượng không được nâng đỡ của hệ thống treo (unsprung weight), bao gồm các bộ phận như lốp, phanh, giảm xóc, cầu xe. Nhờ đó, các bộ phận kể trên sẽ ít dao động hơn khi xe chạy, tăng độ bám đường, ổn định và ít rung lắc hơn.
Bên cạnh chi phí sản xuất cao, vành carbon cũng không thể sửa chữa và uốn lại khi đã biến dạng. Nếu vành bị hư hỏng, người dùng chỉ có thể thay mới. Do vậy, vành carbon thường chỉ được trang bị trên các mẫu xe sang, xe hiệu năng cao hoặc xe đua.
Chữa bệnh điều hoà ô tô không mát trong những ngày đầu hè
Điều hòa trên ô tô đang sử dụng bình thường, đột nhiên làm mát kém hoặc không làm mát có thể do nhiều nguyên nhân.
Dấu hiệu nhận biết điều hòa đang làm mát kém là người dùng thấy không mát hoặc mát ít, trong cabin xe còn có mùi khó chịu
Hệ thống điều hoà là trang bị không thể thiếu trên ô tô, nhất là trong những ngày hè nắng nóng. Khi xe bất ngờ giảm mát hay không còn khả năng làm mát, đó là thời điểm cần kiểm tra toàn bộ hệ thống điều hoà để có những khắc phục kịp thời. Những bộ phận dưới đây sẽ cần được kiểm tra để hệ thống điều hoà mát trở lại.
Điều hòa làm mát kém
Dấu hiệu nhận biết điều hòa đang làm mát kém là người dùng thấy không mát hoặc mát ít, trong cabin xe còn có mùi khó chịu. Nguyên nhân có thể là do lọc gió điều hòa đang bị bẩn. Sau một thời gian sử dụng, nếu không được vệ sinh thường xuyên thì bụi bẩn sẽ bám vào lưới lọc, lâu dài sẽ bị kết thành tảng làm cho gió bị quẩn trong dàn lạnh mà không vào được cabin xe.
Trong trường hợp này cách khắc phục duy nhất là phải vệ sinh tấm lưới lọc ngay lập tức. Theo lời khuyên của những chuyên gia có kinh nghiệm ô tô lâu năm cho rằng, cần phải kiểm tra, vệ sinh và thay thế định kỳ tấm lọc gió thì mới có thể đảm bảo được khả năng làm mát của hệ thống.
Để xác định thời điểm thay lọc gió phù hợp phải dựa vào điều kiện vận hành nhiều bụi bẩn hay không. Thông thường sau mỗi khoảng 16.000 đến 24.000 km thì người dùng nên thay mới một lần. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp xe vận hành trong môi trường nhiều khói bụi thường xuyên thì có thể rút ngắn khoảng cách thời gian thay lọc gió và vệ sinh thường xuyên hơn.
Khi đã bật quạt và lạnh hết mức nhưng cảm giác mát lại không sâu thì nguyên nhân phổ biến nhất chính là do dàn nóng và dàn lạnh bị bẩn
Điều hòa làm lạnh không sâu
Nếu hệ thống điều hòa của xe vẫn hoạt động bình thường nhưng cảm giác mát lại không sâu thì nguyên nhân phổ biến nhất là do dàn nóng và dàn lạnh bị bẩn.
Dàn nóng bẩn sẽ tỏa nhiệt kém làm giảm hiệu quả làm mát của ga. Trong khi đó, dàn lạnh bị bẩn sẽ khiến không khí lạnh không lan tỏa được ra xung quanh để lùa vào khoang xe.
Nếu kiểm tra và phát hiện đây chính là nguyên nhân thì chỉ cần xịt rửa dàn nóng và dàn lạnh bằng nước hoặc các hóa chất chuyên dụng cho sạch là được. Lưu ý là không dùng vòi xịt có áp lực quá lớn vì sẽ làm hỏng các thanh lá tản nhiệt bằng nhôm bởi nó khá mỏng, không chịu được lực tác động mạnh. Trong quá trình xịt rửa cũng cần cẩn thận để không làm ảnh hưởng tới hệ thống điện. Tốt hơn hết là dàn lạnh nên được vệ sinh bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp bởi quy trình là khá phức tạp.
Điều hòa chết hẳn, không có tác dụng làm mát
Nếu trường hợp này xảy ra sau khi hệ thống làm lạnh được bơm ga thì nguyên nhân chính là do thừa ga hoặc thiếu ga. Trong trường hợp này, để khắc phục thì chỉ còn cách là đưa xe đến các gara sửa chữa để được trợ giúp.
Trong quá trình vệ sinh hệ thống điều hoà, những người thợ sẽ tiến hành vệ sinh phần vỏ của dàn lạnh. Quá trình này chủ yếu dùng nước để làm sạch bụi bẩn, tích tụ trong thời gian sử dụng.
Trường hợp không mong muốn nhất khi điều hoà không mát là hỏng lốc (máy nén), bởi đây là bộ phận có chi phí sửa chữa, thay thế cao hơn cả, khoảng trên dưới 10 triệu đồng
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hỏng lốc điều hoà như sử dụng loại gas không đúng chất lượng, hoạt động liên tục với tần suất cao hay bị thay thế hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chi phí thay thế bộ phận này lên đến cả chục triệu đồng, tuỳ loại xe và nhà sản xuất. Lốc điều hoà khi thay mới sẽ được bơm dầu bôi trơn đúng chuẩn để đảm bảo sự bền bỉ trong quá trình vận hành.
Sau khi hoàn tất các quá trình vệ sinh và thay thế lốc, thợ sửa xe sẽ bơm gas và kiểm tra hệ thống làm mát trong xe lần cuối cùng. Gas được bơm vừa đủ cho hệ thống điều hoà, bởi nếu bơm thừa có thể dẫn đến hỏng lốc hoặc làm mát không hiệu quả.
Theo khuyến cáo của thợ điều hòa, tài xế nên điều chỉnh lấy gió trong khi chạy xe, để tăng thêm độ bền cho hệ thống làm mát. Bên cạnh đó, khi vận hành xe với tần suất cao, quãng đường dài liên tục và trong môi trường nhiều bụi bẩn, điều hòa nên được bảo dưỡng 1 lần/năm để kiểm tra toàn bộ và tăng hiệu năng sử dụng.
Cách xử lý đèn ô tô bị ố vàng không cần đến gara? Hiện nay, có một số giải pháp phổ biến và hiệu quả trong việc làm mới cho đèn pha bị ố vàng và hoàn toàn có thể thực hiện nó ngay tại nhà. Sau một thời gian sử dụng sẽ dễ dàng nhận thấy đèn pha bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp và ố vàng Nguyên nhân gây ra hiện tượng ố...