Vành đai và Con đường sẽ ‘chôn lấp’ các nước mắc nợ Trung Quốc?

Theo dõi VGT trên

Ngày 3.9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu đón tiếp lãnh đạo các nước châu Phi đến Bắc Kinh dự Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi (FOCAC) với chủ đề chính về dự án Vành đai và Con đường (BRI) do ông Tập khởi xướng.

Vành đai và Con đường sẽ &'chôn lấp' các nước mắc nợ Trung Quốc? - Hình 1

Ông Tập Cận Bình đón Tổng thống Nam Phi dự FOCA 2018 – Ảnh: Reuters

Dự án cơ sở hạ tầng BRI nhằm mở rộng các tuyến thương mại, cải thiện khả năng Trung Quốc tiếp cận các nguồn tài nguyên và thị trường nước ngoài, đồng thời tăng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước ngoài, duy trì quyền lợi kinh tế cho Trung Quốc ở châu Á, châu Phi, châu Âu và thậm chí ở châu Mỹ.

Thủ tướng Malaysia cảnh báo “chủ nghĩa thực dân đô hộ mới”

Trung Quốc đã cho các nước châu Á và châu Phi vay hàng tỉ USD để thực hiện các dự án xây dựng lớn, cảng, đường sắt và đường bộ, tuyến ống dẫn dầu.

Nhưng Bắc Kinh ngày càng bị chỉ trích về giải pháp cho các nước ngoài vay tiền thực hiện các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng này.

Trong khi sự đầu tư có Bắc Kinh ủng hộ đã giúp chính phủ các nước giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng vốn cần thiết, nó cũng gây ra sự phàn nàn rằng Trung Quốc ưa việc cho vay tiền và chỉ sử dụng nhân công của các công ty Trung Quốc vào các công trình lớn, thay vì thuê mướn nhân công của các nước nhận tiền vay của Bắc Kinh.

Theo hãng tin Bloomberg, những lo ngại này ngày càng lớn ở những quốc gia khác, nhất là ở Đông Nam Á. Trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 8, Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia cũng cảnh báo “một phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân đô hộ”, sau khi ông quyết định dừng một dự án đường sắt trị giá 20 tỉ USD do Trung Quốc xây.

Các chỉ trích cảnh báo BRI của ông Tập “đang chôn lấp một số quốc gia dưới đống nợ khổng lồ”.

Vài tháng qua, Bắc Kinh đối mặt với sự chỉ trích về việc cho nhiều chính phủ (từ Úc đến Ấn Độ) vay tiền, đến độ một số các học giả Trung Quốc phải lo ngại.

Chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi BRI là “phô trương cơ bắp kinh tế”, và Trung Quốc có thể chiếm chủ quyền lãnh thổ của các nước ký tham gia BRI, thách thức tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Mỹ và phương tây còn mô tả sự trỗi dậy về chính trị, quân sự-kinh tế của Trung Quốc là “nham hiểm”. Chính phủ Mỹ đang thảo luận với Úc và Nhật Bản về việc đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, dù chưa rõ lấy đâu ra kinh phí.

Hồi tháng 3, khi còn là Ngoại trưởng Mỹ, ông Rex Tillerson nói khi thăm Ethiopia: “Nguồn đầu tư của Trung Quốc có tiềm năng giải quyết vấn nạn cơ sở hạ tầng của châu Phi, nhưng cách làm của họ dẫn đến núi nợ cao, và rất ít việc làm cho người địa phương của nhiều nước”.

Giáo sư Thời Ân Hoằng, khoa quan hệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh, nói tại FOCAC, ông Tập sẽ “nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tư vấn, đề cập những nhu cầu cần thiết của các nước châu Phi. Nhưng sự trấn an của Chủ tịch Tập sẽ không thể lập tức xóa tan sự nghi ngờ của toàn thế giới”.

“Không nước nào ở châu Phi phàn nàn bị nợ Trung Quốc”

Phản ứng lại, Trung Quốc tổ chức FOCAC nhằm quảng bá tầm nhìn của ông Tập về phát triển lục địa đen. Diễn văn khai mạc của ông cho ông cơ hội bảo vệ BRI.

Hôm 31.8, bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Hiện không có quốc gia châu Phi nào phàn nàn bị mắc nợ từ sự hợp tác với Trung Quốc. Ngược lại, nhiều lãnh đạo châu Phi hoan nghênh nguồn đầu tư và hợp tác tài chính của Trung Quốc”.

Ngày 1.9, Ngoại trưởng Vương Nghị nói với các đồng nhiệm châu Phi: ông Tập sẽ mượn hội nghị thượng đỉnh này làm cơ hội “giới thiệu rõ tầm nhìn xây dựng một cộng đồngTrung Quốc-châu Phi về tương lai chia sẻ, tuyên bố các đề xuất và giải pháp… nhằm củng cố quan hệ hợp tác Trung Quốc-châu Phi”.

Ngày 22.8, ông Vương Nghị nói ông Tập sẽ giới thiệu các sáng kiến mới, để tăng cường hợp tác với các nước châu Phi, nhưng ông không cho biết chi tiết.

Video đang HOT

Theo Reuters, tại FOCAC, ông Tập sẽ đề nghị một đợt cho vay khác, khi lãnh đạo Ethiopia và Zambia (vay tiền của Trung Quốc nhiều nhất) đã bày tỏ ý muốn được gia hạn nợ, trong khi giới ngân hàng cho rằng Angola và Cộng hòa Congo đã đạt ý muốn này, dù không có nhiều chi tiết về các khoản gia hạn nợ.

Châu Phi là mặt trận chính để ông Tập đối phó với các nghi ngờ, và là một trong những địa bàn mà Bắc Kinh muốn mở tầm ảnh hưởng, chú trọng lập quan hệ ngoại giao với châu lục đen. Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ USD vào mảng năng lượng và an ninh ở châu Phi.

Tại FOCAC 2015 ở Nam Phi, ông Tập đã tuyên bố giúp châu Phi bằng cách cho vay 60 tỉ USD. Các nước châu Phi phấn khởi với nhiệt tình của Bắc Kinh sẽ giúp họ tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Từ năm 2015, châu Phi đã nhận 12 tỉ USD tiền vay của Bắc Kinh, so với chỉ nhận 100 triệu USD hồi năm 2010, theo số liệu của Sáng kiến Nghiên cứu Trung Quốc-châu Phi (CARI) thuộc Đại học nghiên cứu quốc tế hiện đại Johns Hopkins (Mỹ).

CARI nêu từ năm 2000 đến 2016, Trung Quốc cho châu Phi vay khoảng 125 tỉ USD, góp phần đáng kể vào nguy cơ bị ngập nợ ở Cộng hòa Congo, Djibouti, Zambia. Tổng giá trị thương mại giữa Trung Quốc với các nước châu Phi tăng 14% năm 2017, đạt 170 tỉ USD, theo số liệu của Trung Quốc.

Một số quốc gia châu Phi vẫn cần tiền vay của Bắc Kinh

Ngày 28.8, tại một hội thảo nhân kỷ niệm 5 năm ngày phát động BRI, ông Tập khẳng định BRI là một sáng kiến hợp tác kinh tế, không phải là một liên minh địa-chính trị hoặc quân sự: “Đó là một tiến trình mở và toàn diện, không nhằm tạo ra những nhóm độc quyền hoặc một câu lạc bộ Trung Quốc”, đồng thời kêu gọi cân bằng thương mại với các đối tác.

Hồi tháng 7, khi thăm Nam Phi, ông Tập nói BRI dựa trên nguyên tắc “cùng xây dựng và chia sẻ. Trung Quốc và các quốc gia châu Phi được xếp đặt để là bạn tốt, anh em tốt và đối tác tốt”.

Vài năm gần đây, Trung Quốc tiến hành các bước xây dựng “quyền lực mềm” ở châu Phi, như tài trợ học bổng cho các học giả, cử quân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở Nam Sudan.

Theo tổ chức thăm dò Thái độ Toàn cầu PEW, châu Phi có cái nhìn về Trung Quốc tích cực hơn châu Âu, Nam Mỹ và các nước láng giềng Trung Quốc ở châu Á.

Trung Quốc giúp châu Phi từ sau Chiến tranh Lạnh, nhưng sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực này cũng tăng mạnh khi trở nên một thế lực thương mại cấp toàn cầu. Các công ty nhà nước Trung Quốc ồ ạt theo đuổi các khoản đầu tư lớn ở châu Phi vốn giàu tài nguyên, điều giúp Trung Quốc chuyển mình thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ).

Nhưng trong khi quan hệ giữa Trung Quốc với các nước châu Phi được ca ngợi tích cực, cũng có những lo ngại về tác động của vài thỏa thuận của Trung Quốc tại khu vực. Năm 2017, Trung Quốc mở căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài, tại Djibouti ở Mũi Sừng châu Phi, với lý do tham gia nỗ lực đa quốc gia chống hải tặc ở ngoài khơi Somalia. Từ đó, Djibouti lệ thuộc mạnh vào Trung Quốc.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nói Cameroon, Ghana và các nước khác đang đối mặt với nguy cơ bị ngập nợ, như Djibouti đã dựa hẳn vào Trung Quốc để vay tiền và Trung Quốc chính là “chủ nợ”.

Dù vậy, đa số các nước châu Phi bị ngập nợ vẫn xem khoản tiền vay của Trung Quốc là “món cược tốt nhất” để phát triển kinh tế. Họ nói các nước châu Âu và Mỹ không thể bằng Trung Quốc về độ hào phóng, và ngân hàng phương tây thường khắt khe khi họ cần vay tiền.

Aboubakar Omar Hadi, lãnh đạo Ban quản lý Cảng Djibouti và Khu Tự do, để xây cảng container Doral, Djibouti vay 268 triệu USD của 7 ngân hàng, với lãi suất 9% trong 9 năm. Trong khi đó, Trung Quốc cho vay 620 triệu USD trong 20 năm, với lãi suất 2,85% và cho thời hạn gia hạn trả nợ vay 7 năm.

Ông hỏi: “Mỹ ở đâu, nguồn đầu tư từ châu Âu đâu, tại sao họ bỏ mặc toàn châu lục cho Trung Quốc? Chính họ phải tự trách mình vì đã bỏ sân chơi này”.

Trung Quốc tiếp tục bào chữa việc cho châu Phi vay tiền, là vì châu lục đen vẫn cần phát triển cơ sở hạ tầng. Bắc Kinh cũng đã phủ nhận rằng không tiến hành chính sách ngoại giao “bẫy nợ”, và các quan chức “thề” sẽ cẩn trọng hơn để bảo đảm các dự án này bền vững.

Yang Baorong, một chuyên gia về nợ của châu Phi ở Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói với Reuters: “Việc Trung Quốc cắt giảm nợ trong nước, hạ nhiệt nền kinh tế, sẽ tác động đến các dự án không khẩn cấp. Đường hướng chung sẽ không thay đổi, nhưng chắc chắn tầm cỡ cho vay sẽ khác, theo tình hình hiện nay”.

Vĩnh Thụy ( theo Reuters)

Theo motthegioi

Ông Trump dè bỉu chương trình cải cách ruộng đất của Nam Phi

Từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump viết Twitter mang tính "gây hấn" với chương trình cải cách ruộng đất của Nam Phi, chính phủ nước này cùng Trung Quốc đã tăng cường quan hệ quân sự.

Ông Trump dè bỉu chương trình cải cách ruộng đất của Nam Phi - Hình 1

Tổng thống Nam Phi- Mỹ khẩu chiến - Ảnh : Getty Images

Ngày 23.8, thiếu tướng Triệu Thần Minh, Phó chánh văn phòng Quân ủy Trung ương Trung Quốc chủ trì cuộc gặp Tổng tham mưu trưởng quân đội Nam Phi Solly Shoke ở Bắc Kinh.

Sau đó, hai nhà lãnh đạo quân sự ký những thỏa thuận đào sâu quan hệ liên quan vấn đề an ninh khu vực châu Phi, châu Á-Thái Bình Dương và an ninh toàn cầu, xây dựng quân đội và quốc phòng ở Trung Quốc, Nam Phi, cùng các quan hệ hợp tác quân sự song phương.

Trung Quốc nói không đến châu Phi vơ vét tài nguyên rồi bỏ chạy

Châu Phi là một trong những địa bàn mà Bắc Kinh muốn mở tầm ảnh hưởng, chú trọng lập quan hệ ngoại giao với các nước châu lục đen. Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ USD vào mảng năng lượng, cơ sở hạ tầng và an ninh ở châu Phi.

Các hoạt động này trong dự án Vành đai - Con đường (BRI) của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhằm mở rộng các tuyến thương mại và quyền lợi kinh tế cho Trung Quốc ở châu Á, châu Phi, châu Âu và thậm chí ở châu Mỹ.

Chính phủ Mỹ đã gọi BRI là "phô trương cơ bắp kinh tế" và Trung Quốc có thể chiếm chủ quyền lãnh thổ của các nước ký tham gia BRI.

Mỹ và phương Tây còn mô tả sự trỗi dậy về chính trị, quân sự-kinh tế của Trung Quốc là "nham hiểm", nhưng Trung Quốc phản ứng.

Ngày 22.8, Đại sứ Trung Quốc tại Nam Phi, ông Lâm Tùng Thiên nói nguồn tài nguyên mỏ ở châu Phi đã bị phương Tây thời đô hộ kiểm soát và khai thác độc quyền cho đến nay, Trung Quốc là "người mới đến" nhưng chưa bao giờ lập lại hoặc theo đuổi các hành động bóc lột của thời đô hộ.

Theo báo The Times (Nam Phi), vị đại sứ nói: "Chúng tôi đến đây hợp tác để đôi bên cùng có lợi, và chúng tôi sẽ không bao giờ đến đây để khai thác rồi bỏ chạy. Tổng thống Trump ưng khiến nước Mỹ vĩ đại, nhưng ông ấy không thể bắt toàn thế giới hy sinh, vì không chỉ Trung Quốc sẽ bị tổn thất vì chuyện đó, mà còn vì không ai có thể tồn tại".

Nam Phi phản đối "quan điểm hẹp hòi" của Tổng thống Mỹ

Cuộc gặp thứ 8 của lãnh đạo quân sự Trung Quốc-Nam Phi diễn ra lúc các quan chức Nam Phi bày tỏ sự phẫn nộ với sự bóng gió của ông Trump, rằng kế hoạch cải cách ruộng đất của Nam Phi là một âm mưu thanh trừng chủng tộc, chống lại nông dân da trắng gồm tịch thu đất ruộng của họ.

Cùng ngày 23.8, ông Trump viết Twitter, cho biết ông đã ra lệnh cho Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo "theo dõi kỹ việc tịch thu, chiếm đoạt ruộng đất và trang trại cùng những vụ giết người da trắng hàng loạt ở Nam Phi".

Cùng ngày 23.8, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa viết xã luận trên báo Financial Times: "Đây không phải cướp đất, cũng không là tấn công vào chủ đất tư nhân". Ông còn viết rằng bất kỳ giải pháp nào cũng sẽ không tác động xấu đến sức phát triển kinh tế cùng an ninh lương thực của toàn thể dân Nam Phi, và chính phủ sẽ không phạm cùng sai lầm của các nước khác, nhưng ông tránh đề cập nạn tịch thu đất rất bạo lực từng xảy ra ở Zimbabwe láng giềng.

Người phát ngôn Khusela Diko của Tổng thống Ramaphosa nói ông Trump bị thông tin sai về chương trình cải cách ruộng đất mà Quốc hội Nam Phi đã thông qua hồi tháng 2.

Chính phủ Nam Phi viết Twitter, chỉ trích Tổng thống Mỹ gây chia rẽ và có "quan điểm hẹp hòi" về chương trình cải cách ruộng đất của Tổng thống Ramaphosa.

Đoạn Twitter viết: "Nam Phi cực lực bác bỏ quan điểm hẹp hòi chỉ muốn gây chia rẽ nước ta, và nhắc nhớ chúng ta về quá khứ nước ta bị thực dân đô hộ. Chính phủ sẽ tăng tốc cải cách ruộng đất một cách cẩn trọng để không gây chia rẽ dân tộc".

Bộ Ngoại giao Nam Phi đã triệu tập tùy viên sứ quán Mỹ Jessye Lapenn để phản đối.

Câu twitter của Tổng thống Mỹ được viết vài ngày sau thông tin vợ ông, bà Melania Trump sẽ thăm châu Phi vào tháng 10 tới. Đó là chuyến công du nước ngoài một mình đầu tiên của bà ở vị trí Đệ nhất phu nhân Mỹ.

Đầu năm 2018, Nam Phi đã phản ứng với Sứ quán Mỹ, sau những thông tin rằng trong một cuộc họp, ông Trump đã gọi các nước ở Mỹ Latinh và châu Phi là "toilets".

Bộ Ngoại giao Nam Phi đã triệu tập tùy viên sứ quán Mỹ để phản đối, trong khi ông Trump phủ nhận rằng ông không phát biểu như thế.

Ông Trump dè bỉu chương trình cải cách ruộng đất của Nam Phi - Hình 2

Cộng đồng da trắng ở Nam Phi kêu gọi chấm dứt giết người - Ảnh: Online Nigeria

Nhà nước Nam Phi thu hồi đất đai mà không đền bù

Ngày 1.8, Tổng thống Cyril Ramaphosa tuyên bố đảng cầm quyền Đại hội dân tộc Phi (ANC) sẽ thúc đẩy kế hoạch này, cùng với việc sửa đổi Hiến pháp, để cho phép tịch thu ruộng đất mà không đền bù. Lúc đó, ông nói: "Nông dân da đen muốn thu hồi đất của họ". ANC tuyên bố từ sau khi công bố chương trình, chưa có lô đất nào bị "tịch thu".

Từ khi chấm dứt chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc apartheid, ANC đã theo đuổi mô hình "sẵn sàng bán, sẵn sàng mua", tức chính phủ mua lại đất của chủ da trắng để tái phân bổ cho người da đen.

Nhưng chương trình này đạt tiến độ rất chậm và đa số người Nam Phi cho rằng cần phải làm điều gì đó để tăng tốc, với điều kiện không tác động xấu đến nền kinh tế hoặc kích động bất ổn.

Từ đó, chính phủ có chương trình thu hồi đất đai mà không đền bù. Nhà phân tích chính trị độc lập Nic Borain nói: "Cải tổ công tác phân bổ ruộng đất sẽ tốt cho Nam Phi. Sẽ có sự bất ổn và lo ngại về quyền sở hữu đất đai, không thể tránh được, nhưng chúng tôi không nghĩ chính phủ Nam Phi sẽ hành động theo cách gây bất an cho an ninh đầu tư".

Theo Washington Times, quyền sở hữu đất đai là chuyện gây chia rẽ ở Nam Phi vốn có 56 triệu dân mà 8% là dân da trắng, nhưng 72% đất đai trong tay các nông dân da trắng.

Các đảng lớn ở Nam Phi đã nhất trí với kế hoạch cải cách ruộng đất của chính phủ. Theo Reuters, thủ lĩnh cực tả Julius Malema là người kêu gọi tịch thu đất ruộng của người da trắng, nói ông Trump chớ xen vào chuyện nội bộ Nam Phi: "Ông ta gây quá nhiều rắc rối ở châu Phi rồi".

Đảng Chiến sĩ tự do kinh tế (cánh tả) cùng chính phủ Nam Phi thách đố các phát hiện của Diễn đàn châu Phi (AfriForum, tổ chức bảo vệ quyền lợi của cộng đồng da trắng ở Nam Phi) vốn gần đây đăng danh sách nhiều nông trại của người da trắng mà chính phủ Nam Phi tính thu hồi mà không đền bù.

Nhưng người phản đối kế hoạch cải cách ruộng đất, mô tả đó là nỗ lực gạt cộng đồng da trắng ở Nam Phi ra rìa, và nêu những nghi án giết chết nông dân da trắng.

Theo Hiệp hội Nông nghiệp Nam Phi (AgriSA), bạo lực đối với nông dân da trắng là một vấn đề nghiêm trọng ở Nam Phi, lên đỉnh điểm năm 1998 với 153 người bị giết.

Từ năm 2003 đến 2011, mỗi năm có khoảng từ 80 đến 100 người bị giết, và khoảng 80 người bị giết cho đến năm 2016.

Trong các năm 2017-2018 có 47 người bị giết, và xảy ra 478 vụ tấn công nông trại của người da trắng trong các năm 2016-2017, qua năm 2018 tăng lên 561 vụ.

Tổng giám đốc AfriForum, ông Kallie Kriel nói: "Mọi người ở Nam Phi nên hy vọng sức ép từ Mỹ, sẽ buộc ANC phải xem xét lại tiến hình thảm họa mà họ muốn đưa đất nước Nam Phi đi vào".

Vĩnh Thụy (theo Newsweek, Washington Times)

Theo motthegioi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mỹ tăng thuế 245% lên hàng Trung Quốc: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bùng nổMỹ tăng thuế 245% lên hàng Trung Quốc: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bùng nổ
20:56:53 16/04/2025
Bắc Kinh chính thức phản ứng về việc Mỹ áp thuế 245% lên hàng hoá Trung QuốcBắc Kinh chính thức phản ứng về việc Mỹ áp thuế 245% lên hàng hoá Trung Quốc
19:58:19 16/04/2025
Ông Trump tính tặng tiền, vé máy bay cho người nhập cư tự trục xuấtÔng Trump tính tặng tiền, vé máy bay cho người nhập cư tự trục xuất
19:39:51 16/04/2025
Tổng thống Trump ký lệnh mở đường di dời các cơ quan chính phủ ra khỏi Washington DCTổng thống Trump ký lệnh mở đường di dời các cơ quan chính phủ ra khỏi Washington DC
13:18:18 16/04/2025
Nơi cá lóc là loài xâm hại, người dân được kêu gọi "thấy là giết luôn"Nơi cá lóc là loài xâm hại, người dân được kêu gọi "thấy là giết luôn"
21:32:49 16/04/2025
Trung Quốc chuẩn bị thông xe cây cầu rút hành trình 2 tiếng xuống còn chỉ 1 phútTrung Quốc chuẩn bị thông xe cây cầu rút hành trình 2 tiếng xuống còn chỉ 1 phút
21:03:09 16/04/2025
NATO loại trừ tư cách thành viên của Ukraine theo thỏa thuận hòa bìnhNATO loại trừ tư cách thành viên của Ukraine theo thỏa thuận hòa bình
22:01:05 16/04/2025
Ông Trump lọt nhóm 100 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giớiÔng Trump lọt nhóm 100 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới
07:05:30 17/04/2025

Tin đang nóng

Danh sách tên hàng vạn hộp thuốc giả được bán khắp thị trườngDanh sách tên hàng vạn hộp thuốc giả được bán khắp thị trường
12:51:26 17/04/2025
Lần đầu tiên Xuân Hinh diễn Bắc Bling cùng Hoà Minzy, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói 1 câu khiến dân Bắc Ninh phổng mũi tự hào!Lần đầu tiên Xuân Hinh diễn Bắc Bling cùng Hoà Minzy, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói 1 câu khiến dân Bắc Ninh phổng mũi tự hào!
15:39:00 17/04/2025
Sốc: Nam diễn viên điển trai 2K qua đời, thi thể được tìm thấy sau 4 tháng mất tíchSốc: Nam diễn viên điển trai 2K qua đời, thi thể được tìm thấy sau 4 tháng mất tích
15:15:43 17/04/2025
Nữ diễn viên hạng A bỏ chồng giàu sau khi bị phũ cho 2 câu như "tát nước vào mặt"Nữ diễn viên hạng A bỏ chồng giàu sau khi bị phũ cho 2 câu như "tát nước vào mặt"
13:08:16 17/04/2025
Bé gái nghi mắc bệnh sởi, bị mẹ bỏ rơi kèm lời nhắn "nhờ bác sĩ tìm người nuôi"Bé gái nghi mắc bệnh sởi, bị mẹ bỏ rơi kèm lời nhắn "nhờ bác sĩ tìm người nuôi"
14:10:32 17/04/2025
Quý tử Tạ Đình Phong năm nào cũng nhận quà xa xỉ nhưng không thấy mặt bố vì điều kiện thừa kế kỳ lạ?Quý tử Tạ Đình Phong năm nào cũng nhận quà xa xỉ nhưng không thấy mặt bố vì điều kiện thừa kế kỳ lạ?
15:13:10 17/04/2025
Chu Thanh Huyền xách túi Chanel, đeo đồng hồ 700 triệu, "comeback" mạnh mẽ ra dáng nữ tổng tài sau loạt lùm xùmChu Thanh Huyền xách túi Chanel, đeo đồng hồ 700 triệu, "comeback" mạnh mẽ ra dáng nữ tổng tài sau loạt lùm xùm
15:31:34 17/04/2025
Vụ đấu tố 500 bộ đồ ở Chị Đẹp: Lan Ngọc, Tóc Tiên và NSX phản ứng ra sao?Vụ đấu tố 500 bộ đồ ở Chị Đẹp: Lan Ngọc, Tóc Tiên và NSX phản ứng ra sao?
15:01:59 17/04/2025

Tin mới nhất

Người phụ nữ Tây Ban Nha giả câm suốt 16 năm để nhận trợ cấp

Người phụ nữ Tây Ban Nha giả câm suốt 16 năm để nhận trợ cấp

18:22:53 17/04/2025
Sau vài tuần điều tra, thám tử cho biết rằng người phụ nữ này vẫn có thể giao tiếp bình thường. Cô trò chuyện vui vẻ với các phụ huynh khác trước cổng trường, dùng điện thoại di động không gặp trở ngại và thậm chí còn tham gia các lớp h...
Bloomberg: Đồng rúp của Nga tăng mạnh so với đồng USD và thể hiện tốt hơn vàng

Bloomberg: Đồng rúp của Nga tăng mạnh so với đồng USD và thể hiện tốt hơn vàng

18:18:53 17/04/2025
Các nhà phân tích cho rằng sự kết hợp giữa các diễn biến địa chính trị và các quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga là những yếu tố chính thúc đẩy đà tăng của đồng rúp.
Chiến sự Ukraine: Thành phố Dnipro bị loạt UAV tự sát tấn công dữ dội

Chiến sự Ukraine: Thành phố Dnipro bị loạt UAV tự sát tấn công dữ dội

18:16:37 17/04/2025
Theo Thị trưởng Dnipro Borys Filatov, cuộc tấn công đã gây ra một số vụ hỏa hoạn, ít nhất 15 tòa nhà nhà bị hư hại, bao gồm một khu ký túc xá sinh viên, một cơ sở giáo dục và một nhà máy chế biến thực phẩm.
Nga xây dựng kho vũ khí khổng lồ khiến NATO báo động

Nga xây dựng kho vũ khí khổng lồ khiến NATO báo động

18:13:09 17/04/2025
Tên lửa đạn đạo Iskander-M có tầm bắn lên tới 500 km, được thiết kế để tấn công chính xác vào các mục tiêu kiên cố và cũng có khả năng mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân.
Xung đột Hamas - Israel: Thủ tướng Israel tiếp tục thúc đẩy việc thả con tin ở Gaza

Xung đột Hamas - Israel: Thủ tướng Israel tiếp tục thúc đẩy việc thả con tin ở Gaza

17:01:09 17/04/2025
Các cuộc không kích gây thương vong khác được ghi nhận tại khu vực Jabalia, phía Bắc Dải Gaza; thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza và thành phố Al- Nuseirat, trung tâm Gaza.
Nguyên nhân khiến Ukraine bổ sung thêm cồn vào xăng

Nguyên nhân khiến Ukraine bổ sung thêm cồn vào xăng

17:00:44 17/04/2025
Đại diện của Thanh tra Môi trường Nhà nước Ukraine và Cơ quan Hiệu quả Năng lượng cho biết trong vài tháng đầu tiên sẽ không có khoản tiền phạt nào đối với hành vi không tuân thủ, vì luật thực thi vẫn chưa được hoàn thiện.
Ủy ban châu Âu cấm trợ lý ảo AI tham gia các cuộc họp trực tuyến

Ủy ban châu Âu cấm trợ lý ảo AI tham gia các cuộc họp trực tuyến

17:00:15 17/04/2025
Trong phần mở đầu cuộc họp, một slide trình chiếu quy tắc tham dự đã ghi rõ: Không cho phép AI Agents tham gia . Phía EC sau đó xác nhận đã áp dụng quy định trên nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết về lý do và cơ sở của quyết...
Bộ trưởng Mỹ cảnh báo không cho trường Harvard tuyển sinh viên quốc tế

Bộ trưởng Mỹ cảnh báo không cho trường Harvard tuyển sinh viên quốc tế

16:55:18 17/04/2025
Một người phát ngôn của trường Harvard nói trong tuyên bố rằng nhà trường đã biết về bức thư, nhưng vẫn giữ nguyên lập trường trước đó rằng họ sẽ không từ bỏ tính độc lập của mình hay từ bỏ các quyền hiến định.
Liên hợp quốc lo ngại xung đột tại Sudan leo thang

Liên hợp quốc lo ngại xung đột tại Sudan leo thang

15:35:45 17/04/2025
Cùng ngày, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) thông báo họ ghi nhận ít nhất 8.000 người được báo cáo mất tích tại Sudan trong năm ngoái, đồng thời cảnh báo rằng con số này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm .
Nhật Bản dừng kế hoạch phát tiền mặt cho người dân

Nhật Bản dừng kế hoạch phát tiền mặt cho người dân

15:29:24 17/04/2025
Tuy nhiên, để thực hiện biện pháp này, cần phải sửa đổi các điều luật liên quan, vì vậy Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận vấn đề này, hướng tới cải cách thuế vào cuối năm nay.
Thuế quan của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản dự định đến Mỹ đàm phán trực tiếp với Tổng thống Trump

Thuế quan của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản dự định đến Mỹ đàm phán trực tiếp với Tổng thống Trump

15:25:07 17/04/2025
Trong cuộc đàm phán cấp bộ trưởng tại Nhà Trắng, Nhật Bản đã kêu gọi Mỹ xem xét lại tất cả các mức thuế quan đã áp đặt hoặc đang đề xuất áp đặt đối với hàng hóa Nhật Bản.
Vượt mốc 3.300 USD/ounce, giá vàng thế giới có thể còn tăng tới đâu?

Vượt mốc 3.300 USD/ounce, giá vàng thế giới có thể còn tăng tới đâu?

15:22:38 17/04/2025
Trong khi đó, đồng USD trượt giá so với các đồng tiền mạnh khác và duy trì gần mức thấp nhất ba năm được xác lập vào tuần trước. Diễn biến này làm tăng sức hấp dẫn của vàng đối với những người nắm giữ những loại tiền tệ khác.

Có thể bạn quan tâm

Khởi tố bảo mẫu hành hạ trẻ em tại cơ sở tự phát

Khởi tố bảo mẫu hành hạ trẻ em tại cơ sở tự phát

Pháp luật

18:28:48 17/04/2025
Nguyễn Thị Huỳnh Tuyền (SN 1999, ngụ tỉnh Tiền Giang) khai nhận khi đang xem điện thoại và bực tức nhất thời nên đã ra tay đánh bé gái do mình đang trông giữ tại cơ sở tự phát.
Hàng cây cổ thụ 'khổng lồ' ôm trọn đoạn đường khiến dân mạng thổn thức

Hàng cây cổ thụ 'khổng lồ' ôm trọn đoạn đường khiến dân mạng thổn thức

Netizen

17:52:03 17/04/2025
Hình ảnh đoạn đường xuyên giữa hàng cây cổ thụ cao lớn, tán xòe rộng ở Kon Tum khiến nhiều người yêu thích, cảm thấy bình yên và hoài niệm tuổi thơ.
Arteta tự hào khi Arsenal thẳng tay loại Real Madrid

Arteta tự hào khi Arsenal thẳng tay loại Real Madrid

Sao thể thao

16:25:59 17/04/2025
HLV Mikel Arteta của Arsenal khen ngợi các học trò sau chiến thắng 2-1 trên sân của Real Madrid, để giúp đội nhà giành vé vào bán kết Champions League 2024/25.
Mẹ mua 5 món đồ giá rẻ, ban đầu tôi bĩu môi chê, bây giờ hối hận đến mức tự "vả mặt"

Mẹ mua 5 món đồ giá rẻ, ban đầu tôi bĩu môi chê, bây giờ hối hận đến mức tự "vả mặt"

Sáng tạo

16:23:29 17/04/2025
Giới trẻ mình hay nghĩ mình là cao thủ mua sắm, biết chọn đồ ngon-bổ-rẻ. Nhưng ở với phụ huynh mới phải công nhận mẹ mới là trùm cuối .
Sao Việt 17/4: Hòa Minzy hạnh phúc vì được tôn vinh trong "Việc tử tế"

Sao Việt 17/4: Hòa Minzy hạnh phúc vì được tôn vinh trong "Việc tử tế"

Sao việt

16:05:42 17/04/2025
Trên trang cá nhân Hòa Minzy đăng ảnh được gặp Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị là một trong 100 gương mặt tiêu biểu của Việc tử tế .
Lâm Canh Tân bị "bắt gọn" đưa mỹ nữ về nhà riêng hẹn hò, thuyền couple với Triệu Lệ Dĩnh lật tan tành

Lâm Canh Tân bị "bắt gọn" đưa mỹ nữ về nhà riêng hẹn hò, thuyền couple với Triệu Lệ Dĩnh lật tan tành

Sao châu á

15:33:29 17/04/2025
Ngày 17/4, tờ 163 đưa tin Lâm Canh Tân vừa bị paparazzi tóm gọn khoảnh khắc lái xe đưa 1 cô gái về nhà riêng của mình lúc tối muộn.
Động đất 5,2 độ richter, đàn voi nhanh chóng quây thành vòng tròn, biết lý do tất cả đều vỡ oà thán phục

Động đất 5,2 độ richter, đàn voi nhanh chóng quây thành vòng tròn, biết lý do tất cả đều vỡ oà thán phục

Lạ vui

15:27:53 17/04/2025
Khi mặt đất rung chuyển bởi trận động đất mạnh 5,2 độ richter sáng ngày 14/4, một đàn voi tại Công viên Safari thuộc Sở thú San Diego (Mỹ) đã có hành động đầy cảm động để bảo vệ những thành viên nhỏ tuổi trong đàn.
Những chặng đường bụi bặm - Tập 17: Em dâu ông Nhân chỉ trích bố chồng, vùng lên đòi quyền lợi

Những chặng đường bụi bặm - Tập 17: Em dâu ông Nhân chỉ trích bố chồng, vùng lên đòi quyền lợi

Phim việt

15:20:18 17/04/2025
Vợ ông Đức cảm thấy không cam tâm. Bà nói hết những gì bà giữ trong lòng trong suốt những năm qua - không nể nang gì nữa.
Bước chuyển về sứ mệnh của Ban Hiệu quả chính phủ Mỹ nhìn từ việc đưa ra 'Visa Vàng'

Bước chuyển về sứ mệnh của Ban Hiệu quả chính phủ Mỹ nhìn từ việc đưa ra 'Visa Vàng'

15:02:37 17/04/2025
Trong một podcast hồi tháng 3, ông Lutnick từng tuyên bố rằng ông đã "bán được 1.000 visa vào hôm qua". Tuy nhiên, một nguồn tin thân cận với dự án cho biết chưa có khoản tiền nào được giao dịch.