Vành đai Con đường của Trung Quốc sắp tới hồi kết?
Trung Quốc vẫn muốn tiếp tục những dự án thuộc Vành đai Con đường bất chấp dịch Covid-19 đang hoành hành. Tuy nhiên, các nước đối tác có vẻ ngày càng kém mặn mà với sáng kiến nghìn tỷ của Trung Quốc.
Dự án đường sắt ở Kenya thuộc Vành đai Con đường (ảnh: SCMP)
Nhiều dự án thuộc Vành đai Con đường với tham vọng rải vốn đầu tư Trung Quốc khắp châu Á, châu Phi và châu Âu đang rơi vào trì trệ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tuần trước, Bắc Kinh thừa nhận do Covid-19, khoảng 20% số dự án thuộc Vành đai Con đường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, 30 – 40% bị ảnh hưởng một phần.
Nhiều quốc gia ở châu Phi và châu Á cho biết họ không thể tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư bằng vốn của Trung Quốc.
Tại Nigeria, dự án đường sắt trị giá 1,5 tỷ USD rơi vào trì trệ vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Nhiều dự án khác thuộc Vành đai Con đường ở Zambia, Zimbabwe, Algeria và Ai Cập cũng bị trì hõan vô thời hạn do sự lây lan của Covid-19.
Video đang HOT
Các dự án bị đình trệ đương nhiên sẽ phải đối mặt với nguy cơ đội vốn. Trong khi đó, nhiều quốc gia đã vay hàng tỷ USD của Trung Quốc để xây cơ sở hạ tầng lại đang đề nghị Bắc Kinh xóa hoặc giãn nợ.
Trong tình huống “khó xử”, Bắc Kinh đã hứa với các nước châu Phi rằng sẽ xóa các khoản vay không lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, điều này chẳng thấm là bao vì đa số các khoản nợ đối với các nước châu Phi đều có lãi suất.
Theo Đại học Johns Hopkins, tổng số vốn Trung Quốc đã đổ vào các nước châu Phi là 152 tỷ USD.
Các dự án thuộc Vành đai Con đường ở một số nước châu Á bao gồm Malaysia, Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Campuchia và Sri Lanka cũng rơi vào trì trệ. Pakistan đang “đứng ngồi không yên” khi hàng lang kinh tế trị giá 62 tỷ USD với Trung Quốc bị “đóng băng” do dịch bệnh.
Hoạt động kém hiệu quả của Vành đai Con đường cũng khiến các ngân hàng chính sách của Trung Quốc như China Exim Bank hay China Development Bank dè chừng hơn trong việc cấp vốn.
Vành đai Con đường của Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch (ảnh: SCMP)
Giới quan sát cho rằng, trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến giai đoạn bùng phát mới của dịch bệnh, các dự án thuộc Vành đai Con đường sẽ tiếp tục bị gián đoạn. Nguyên nhân của điều này là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến khả năng gánh nợ của các nước vay tiền từ Trung Quốc ngày càng giảm.
Bradley Parks, chuyên gia từ tổ chức nghiên cứu AidData (Mỹ), cho rằng, khi số ca mắc Covid-19 đang tăng như hiện nay, rất khó và nguy hiểm để các nước tiến hành xây dựng như trước dịch.
“Tôi cho rằng chúng ta sẽ chứng kiến trì trệ đáng kể trong việc triển khai các dự án thuộc Vành đai Con đường, đặc biệt là khi các ngân hàng Trung Quốc không muốn tiền chảy ra ngoài thêm trong tình hình hình này”, ông Bradley nhận xét.
James Crabtree, giáo sư tại trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) cho rằng, Vành đai Con đường của Trung Quốc “có thể sắp tới hồi kết”.
“Không chỉ đối mặt với áp lực thi công khi các dự án bị đình trệ, Trung Quốc còn đang thiếu tiền để chi cho những cơ sở hạ tầng đắt đỏ ở châu Phi và các nơi khác.
Các nước nghèo thì muốn xóa nợ còn người Trung Quốc thì không muốn tiền đổ ra nước ngoài thêm. Trung Quốc đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế hậu dịch nên lẽ thường là ai cũng muốn tiền phải ưu tiên sử dụng cho nhu cầu trong nước”, ông James Crabtree nhận định.
Zimbabwe thông báo tăng thêm 150% giá xăng dầu
Các nhà chức trách Zimbabwe ngày 24/6 tuyên bố tăng 150% giá xăng dầu trong nước sau khi một hệ thống trao đổi tiền tệ mới ra đời khiến đồng nội tệ sụp đổ.
Một trạm bán lẻ xăng dầu ở Zimbabwe
Giá của một lít dầu diesel tăng 152% lên 62,77 đô la Zimbabwe (1,12 đô la Mỹ) và xăng tăng 147% lên 71,62 đô la Zimbabwe (1,26 đô la Mỹ), theo một tuyên bố từ cơ quan quản lý năng lượng của Zimbabwe. Sự gia tăng mạnh mẽ này diễn ra một ngày sau khi một hệ thống trao đổi tiền tệ được đưa vào sử dụng. Hệ thống này từng không thành công vào năm 2014.
Việc đưa hệ thống này vào áp dụng từ ngày 23/6 nhằm ổn định tiền tệ, đã khiến đồng đô la Zimbabwe mất hơn một nửa giá trị so với đồng đô la Mỹ chỉ trong một ngày.
Zimbabwe đã rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính sâu sắc trong hai mươi năm qua. Và tình hình đã trở nên tồi tệ hơn trong hai năm gần đây khi để xảy ra tình trạng thiếu hụt các loại (nhiên liệu, đường, điện ...).
Để bù đắp cho việc thiếu nhiên liệu, Tổng thống Emmerson Mnangagwa đã tăng giá bán lẻ xăng dầu lên 150% vào tháng 1/2019, điều này kéo theo các cuộc biểu tình đẫm máu. Ít nhất 17 người đã thiệt mạng. Mặc dù giá cả tăng cao, tình trạng thiếu nhiên liệu vẫn tồn tại ở Zimbabwe, nơi những người lái xe buộc phải thức qua đêm để xếp hàng dài vài km để chờ mua nhiên liệu.
Tổng thống Mnangagwa, kế nhiệm ông Robert Mugabe vào năm 2017, người nắm quyền trong 37 năm ở Zimbabwe, đã cam kết sẽ vực dậy nền kinh tế đất nước. Nhưng tình hình chỉ xấu đi kể từ khi ông lên nắm quyền.
Ca nCoV mới ở Mỹ cao nhất trong hai tháng Mỹ hôm 23/6 báo cáo 34.700 ca nhiễm nCoV mới, mức tăng cao nhất kể từ cuối tháng 4. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins. Mỹ chỉ từng chứng kiến hai ngày ghi nhận số ca mới cao hơn hôm 23/6 là ngày 9/4 và ngày 24/4, với mức kỷ lục 36.400. Nhân viên y tế đưa thi thể vào nhà...