Vàng và máu trên đường 7
Rất nhiều vàng đã bị vứt bỏ trên đường 7 trong cuộc tháo chạy vào tháng 3/1975. Gần 40 năm trôi qua, những ngày tháng loạn lạc, những món vàng đó vẫn ám ảnh người ở lại.
Tháng 3/1975, khi Tây Nguyên thất thủ, hơn 15.000 tàn quân Việt Nam Cộng hòa tháo chạy. Khoảng trên 3.000 người dân, vì nghe lời hù dọa của đám tàn binh, cũng gom góp tài sản xuôi theo đường 7 (nay là Quốc lộ 25 nối Gia Lai và Phú Yên) về đồng bằng. Trong cuộc tháo chạy ấy, rất nhiều người đã bỏ mạng vì bom rơi đạn lạc bị giết, cướp và tự tử. Để thoát thân, nhiều người buộc phải vứt, giấu lại của cải, vàng bạc. Vàng tìm được trong cuộc tháo chạy này thường gọi là vàng 75.
Đào mộ chôn… vàng
Hỏi đường ra bến sông Thành Hội (xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa – Phú Yên), nơi ngày trước quân đội Sài Gòn bắc cầu phao cho đám tàn binh vượt sông Ba, nhiều người nhìn tôi với ánh mắt dò hỏi: “Tìm mộ hả?”.
Mang điều thắc mắc ấy đến hỏi nhà báo lão thành Trần Lê Kha, một người gắn bó với mảnh đất Sơn Hòa, ông cười: “Chú mày không biết ư? Người ta nghi chú mày đang tìm lại vàng 75 đấy”. Thấy tôi vẫn mắt tròn mắt dẹt, ông chậm rãi khuấy nổi bọt ly cà phê, hồi tưởng: “Những ngày tháng 3 ấy, lính Sài Gòn khi chạy đến đây thì bị kẹt vì không thể qua sông. Cứ sáng sáng, người ta lại thấy có những nấm mộ mới mọc lên, cũng có bia gỗ khắc vội tên người. Cứ nghĩ đấy là mộ thật nên chẳng ai dám đụng đến. Sau này, nhiều người đến đây tìm mộ, lạ là họ chỉ bốc mộ ban đêm. Dân địa phương nghi ngờ nên đi theo rình xem, hóa ra nhiều mộ chẳng có hài cốt nào ở dưới mà chỉ có hộp, tráp đựng vàng”.
Sông Ba, đoạn qua Thành Hội, nơi đoàn di tản chờ bắc cầu phao vượt sông, đã giấu nhiều của cải, vàng bạc
Theo ông Kha, dọc sông Ba, đoạn từ thị trấn Củng Sơn đến Thành Hội (xã Sơn Hà) được cho là giấu nhiều vàng, của cải nhất. Khi đến đây, đám tàn quân bị bộ đội chặn đánh nên không thể tiếp tục xuôi theo đường 7, phải nằm lại hơn 1 tuần chờ viện binh bắc cầu phao vượt sông Ba. Rồi cầu phao cũng kẹt, xe không thể qua sông, kéo dài hơn 1 km. Nhiều người mang vàng bạc đi một đoạn đường dài, đến đây cũng đành giấu lại tìm cách qua sông.
Ông Lê Tấn Chinh ngày đó làm kinh doanh thực phẩm, giàu số 1 ở đất Phú Bổn (huyện Ayun Pa, Gia Lai ngày nay) đã bỏ lại nhà cửa, chất các loại tài sản quý giá lên 2 xe cẩu, đưa vợ con bỏ chạy. “Khi đến Thành Hội, xe không thể qua cầu phao, cha tôi đành vứt lại toàn bộ tài sản vàng bạc cũng chỉ mang một ít, còn lại phải cất giấu” – ông Lê Tấn Bổn, con ông Chinh, kể lại.
Còn theo ông Nguyễn Xá (86 tuổi, ở xã Sơn Hà): “Lúc đó, tôi biết cũng có nhiều người chôn cả vàng bạc cùng với người thân. Sau này khi tìm lại hài cốt, họ cũng tìm được vàng”.
Bến Thành Hội với đoàn người hàng cây số chờ qua sông Ba. Ảnh: TƯ LIỆU
Giữ của là mất mạng
Rùng mình nhắc lại những ngày thiếu sống thừa chết ấy, bà Lê Thị Cúc (huyện Tuy An – Phú Yên) cho biết ngày đó, bà cùng 3 con di tản theo chồng là lính quân y của quân đội Sài Gòn. Trên đường, bà chứng kiến một cảnh dã man để rồi quyết định giấu lại số vàng sau bao năm dành dụm.
Video đang HOT
“Lúc đó chiều rồi, có 2 người lính bước đến mẹ con người phụ nữ ngồi gần tôi yêu cầu chia bớt số vàng mang theo. Người phụ nữ có chồng vừa mất ngày hôm trước co ro, sợ hãi ôm chặt túi vải. Đột nhiên, 1 người đàn ông túm tóc người mẹ, người còn lại lôi đứa con cùng ra bìa rừng và dùng dao đâm chết họ, lấy vàng” – bà Cúc kể, nỗi ám ảnh sau mấy chục năm vẫn còn đầy trong mắt.
Ngay đêm ấy, bà Cúc bảo chồng giấu số vàng mang theo để giữ mạng. Sau này, nhiều năm chồng bà có trở lại khu vực đó tìm vàng nhưng không thấy. Rồi ông qua đời, bà cũng quên. “Của đi thay người, cả nhà giữ được mạng về đến quê là mừng lắm rồi” – bà thở dài nhẹ nhõm.
Vợ chồng bà Nguyễn Thị Bổn và ông Võ Văn Bói hiện đang sinh sống tại xã Kon Đào, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum khi chạy về đến đồng bằng không những trắng tay mà còn lạc mất con. Vợ chồng bà chỉ mới vừa tìm lại được con 3 năm trước.
“Những ngày đó thật kinh khủng. Gia đình tôi về đến Phú Yên thì chỉ còn hai bàn tay trắng, không có gì để ăn, tất cả đều vứt lại dọc đường” – bà Bổn nhớ lại.
Ông Nguyễn Văn Thanh (xã An Hiệp, huyện Tuy An) là lính Bảo an của chế độ cũ, có mặt trong cuộc tháo chạy ấy, cho biết đó chẳng khác nào một đám hỗn binh. “Ban đầu còn có hàng ngũ, quân lệnh nhưng sau mấy bận đụng độ với bộ đội, chẳng ai nói ai nghe, nhiều người ngang nhiên bắn giết, cướp bóc” – ông Thanh nhớ lại.
Lúc đó, ông vừa chạy vừa bảo vệ một người chị họ xa là chủ tiệm vàng ở Gia Lai. Nhiều lần ông khuyên chị giấu lại số vàng để chạy cho nhẹ nhưng bà không nghe. Đến khi bà kiệt sức, ông đành chạy trước để thoát thân. Sau ngày giải phóng, ông tìm lại và được hay người chị ấy đã bị giết và bị cướp sạch của cải.
Vàng bạc rất nhiều
Ông Nguyễn Ngọc Trường, nguyên đại úy bộ đội pháo binh của Sư đoàn 351, người có mặt trong đoàn quân truy quét đám tàn binh từ Tây Nguyên co cụm về đồng bằng vào tháng 3/1975, cho biết vàng bạc, của cải vứt dọc đường 7 nhiều vô số kể.
“Mang nặng là một phần nhưng quan trọng là sợ bị giết, cướp nên họ vứt hoặc giấu rất sơ sài. Chúng tôi gặp rất nhiều túi vải, tráp đựng tiền, vàng bên đường. Lúc ấy, nhiệm vụ của chúng tôi là nhanh chóng truy quét, tiêu hao sinh lực địch, không để địch co cụm về đồng bằng” – ông Trường kể.
Theo 24h
Tác giả "siêu đề xuất": "Đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là hợp lý"
"Đề xuất của tôi hoàn toàn không ảnh hưởng đến người lao động, công nhân, hưu trí..., bởi kiến nghị chỉ yêu cầu sửa đổi đánh thuế trên tiền lãi của những khoản tiền gửi lớn", Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA), ông Lê Hoàng Châu nói trong cuộc trao đổi cuối tuần qua.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA)
LTS - Dân trí: Đề xuất về việc đánh thuế đối với các khoản tiền gửi trên 500 triệu đồng của Hiệp hội BĐS Tp.HCM đã bị dư luận phản ứng dữ dội vì tính bất hợp lý và ích kỷ. Thậm chí, đã không ít chuyên gia đã thẳng thắn cho rằng đây là ý chí "mù quáng", "thiếu hiểu biết", "thiếu đạo đức" của Hiệp hội này. Mặc dù vậy, đến nay ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội vẫn cho rằng ông có lý và đã tìm hiểu kỹ trước khi đề xuất. Chúng tôi giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của ông Châu trên VnEconomy, để dư luận có dịp lắng nghe và tự đưa ra nhận xét cho riêng mình về những luận điểm của tác giả "siêu đề xuất" này.
Nhiều ý kiến cho rằng kiến nghị này của HoREA là nhằm hướng dòng tiền vào bất động sản. Ông có ý kiến gì?
Tôi khẳng định không hề có chuyện đó. Trong kiến nghị của chúng tôi không có một lời đề nghị nào yêu cầu đánh thuế tiền gửi tiết kiệm để "cứu" bất động sản. Vẫn còn giấy trắng mực đen, các bạn có thể kiểm chứng. Những ý kiến phản biện trên, có thể là do họ thấy tôi ở cương vị là Chủ tịch HoREA.
Trong kiến nghị, tôi cũng có nêu lên mong muốn trong năm 2013 này, các bộ, ngành khẩn trương thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ, điều chỉnh giảm tiền thuế sử dụng đất, quyết liệt thực hiện Nghị quyết 19/2008 của Quốc hội và Nghị quyết 51/2009 của Chính phủ về việc cho người nước ngoài ở Việt Nam được mua nhà, căn hộ ở Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ giới hạn ở phân khúc hạng sang, cao cấp.
Vậy xuất phát từ nhân tố nào, HoREA lại đưa ra kiến nghị này?
Mục đích chính của kiến nghị này là để chuyển dòng tiền này đi vào sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ, nhất là trong bối cảnh hiện nay để giúp nền kinh tế Việt Nam đang sa sút được phục hồi.
Việc đánh thuế thu nhập trên tiền lãi từ những khoản gửi tiết kiệm trên 500 triệu đồng, theo tôi, là hợp lý. Chúng tôi có những con số tham khảo về số dư tiền gửi tiết kiệm khá chính xác nên mới kiến nghị như vậy.
Trước đây các hình thức gửi tiết kiệm đều không bị đánh thuế để khuyến khích người dân tiết kiệm. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn những người có tiền gửi ngân hàng, những người mua trái phiếu, kỳ phiếu... là những đối tượng có thu nhập khá trở lên, nên cần thiết phải đánh thuế để bổ sung thêm nguồn thu cho ngân sách, khuyến khích đầu tư.
Do vậy, sắp tới các cơ quan quản lý nên sửa chính sách lãi suất tiết kiệm thực dương (cao hơn chỉ số lạm phát) và chính sách không đánh thuế trên thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm, bằng quy định đánh thuế thu nhập những khoản tiền gửi tiết kiệm từ mức 500 triệu đồng trở lên, nhằm hướng dòng tiền trong dân đổ vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, thay vì gửi ngân hàng.
Cách đây 5 năm, khi ban hành luật không đánh thuế này trên bất cứ khoản tiền gửi tiết kiệm, dù thu nhập từ khoản này ít hay nhiều, các nhà làm luật đã dựa trên tình hình ở thời điểm đó, nhưng ở thời điểm hiện nay điều này không còn thích hợp nữa. Khi ban hành luật thuế này vào 2008, Quốc hội nghĩ rằng chỉ có những người về hưu, công nhân lao động, những người có những khoản tiền ít ỏi... không biết đầu tư vào đâu thì mới gửi tiết kiệm.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tiết kiệm trở thành kênh đầu tư hấp dẫn cho những người thừa tiền. Hiện có những khoản gửi tiết kiệm lên đến 100 tỷ đồng, với lãi suất 14% vào thời điểm 2012, đó là chưa kể khoản "phần mềm" thoả thuận riêng bên ngoài có thể lên đến 17% thậm chí 18%.
Như vậy, 1 người gửi 100 tỷ họ có đến 17 - 18 tỷ tiền lãi mỗi năm, số tiền này không phải nộp thuế. Điều này thật bất công khi một doanh nghiệp dùng số tiền 100 tỷ này vào kinh doanh, sản xuất để tạo việc làm, tạo thu nhập cho nhiều người lao động. Họ phải lo lắng, tính toán để doanh nghiệp tồn tại và hoạt động có lãi. Nếu kinh doanh có lãi họ lại bị đánh thuế 25% thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc làm của các doanh nghiệp này này là nhân văn nhưng lại không được khuyến khích.
Nền kinh tế sẽ như thế nào, xã hội sẽ ra sao nếu như ai ai cũng cho rằng kênh tiết kiệm là kênh đầu tư tốt, chẳng doanh nghiệp nào chịu đầu tư, người lao động không có việc làm, ngân hàng không có đầu ra...?
Như các bạn biết, năm 2012 vừa qua việc kiếm lợi nhuận từ 10% trở lên đối với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam rất khó khăn. Như vậy có vô lý không khi thay vì dùng tiền vào sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo thặng dư cho xã hội, thì họ gửi tiết kiệm, rồi lấy tiền lãi để đi chơi, đánh golf, mua siêu xe...?
Do đó, tôi chỉ muốn Quốc hội điều chỉnh luật thuế tiền gửi tiết kiệm, thay vì không đánh thuế trên tất cả các khoản tiền gửi tiết kiệm thì đánh thuế trên các khoản gửi lớn. Việt Nam là quốc gia hiếm hoi không đánh thuế trên khoản tiền gửi tiết kiệm này. Các quốc gia khác họ đánh thuế cao các khoản này, vì họ không khuyến khích người dân đầu tư qua kênh tiết kiệm.
Ông có nghiên cứu kỹ vấn đề này ở các nước không?
Các nước họ vẫn đánh thuế trên tiền gửi tiết kiệm, chẳng hạn như Mỹ. Ở Mỹ, lãi tiền gửi tiết kiệm chỉ khoảng 1%, trong khi tiền vay đầu tư khoảng 3%. Cái này cho thấy chính sách của mình khác với nước ngoài rất nhiều.
Theo con số mà chúng tôi có, 5 năm trở lại đây, tổng số dư tiền gửi tiết kiệm rất lớn. Chúng tôi ước tính mỗi năm trung bình 2,5 triệu ngàn tỷ đồng gửi tiết kiệm. Nếu tính trung bình với lãi suất 10%/năm thì tiền lãi thu được ước khoảng 250.000 tỷ đồng. Nếu như vậy chúng ta không đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là vô lý. Trước đây đã từng có kiến nghị đánh thuế như vậy và dư luận đã phản ứng...
Kênh tiết kiệm trước đây là kênh dành cho những người đang cân nhắc chưa biết đầu tư vào đâu để sinh lãi, nhưng trở thành kênh đầu tư chủ yếu trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Một lượng tiền lớn không chảy vào sản xuất, kinh doanh, không tạo ra của cải vật chất, không giải quyết được công ăn việc làm cho xã hội. Nếu để tình hình này tái diễn đất nước sẽ mất nguồn lực. Ngân hàng trả lãi cho các khoản này mà không có đầu ra cũng sẽ không tồn tại được.
Đề xuất của các ông đang làm dấy lên làn sóng phản đối từ dư luận, nhiều ý kiến cho rằng điều này thật phi lý, là tận thu trên sức lao động của dân. Ông nghĩ sao?
Đề xuất của tôi hoàn toàn không ảnh hưởng đến người lao động, công nhân, hưu trí..., bởi kiến nghị chỉ yêu cầu sửa đổi đánh thuế trên tiền lãi của những khoản tiền gửi lớn.
Theo nguồn mà chúng tôi biết, những người về hưu, người lao động, công nhân, viên chức... có số dư tiền gửi tiết kiệm không nhiều. Tính về số lượng thì đối tượng dạng này đông nhưng xét tổng số dư tiền gửi tiết kiệm thì khá thấp. Như vậy, các khoản tiền gửi tiết kiệm lớn hiện nằm trong ngân hàng thuộc đối tượng khác. Theo tôi, với mức tiền gửi 1 tỉ đồng trở lên nhất thiết phải đánh thuế.
Nhiều người lên tiếng chỉ trích kiến nghị của tôi, nhưng hãy suy nghĩ và cân nhắc vì lợi ích chung của xã hội, của đất nước. Người ta lập lờ, mượn danh dư luận để loại trừ kiến nghị đánh thuế tiền gửi tiết kiệm. Người ta cứ nói tiền gửi tiết kiệm là của số đông người hưu trí, người lao động... Theo tôi, nói vậy không đúng.
Số tiền gửi tiết kiệm mà các cụ hưu trí, người lao động... gửi ở mức 500 triệu đồng trở lên rất ít. Việc Nhà nước không đánh thuế những người này là hợp lý, thể hiện tính nhân văn của chính sách. Tuy nhiên, với những người có những khoản tiền tiết kiệm trị giá hàng tỷ đồng mà không đánh thuế là phi lý, bởi vì hệ quả của nó là sẽ lái dòng tiền thay vì đầu tư vào sản xuất thì gửi tiết kiệm, không mang lại quyền lợi gì cho đất nước.
Huy động tài sản, tiền nhàn rỗi trong dân để đưa vào sản xuất kinh doanh là điều tất yếu phải làm để phát triển đất nước. Định hướng này cũng đã được Ngân hàng Nhà nước thực hiện khi quy định thu phí gửi vàng thay vì trả lãi huy động tiết kiệm bằng vàng như trước đây. Kết quả của việc làm này là biên độ vàng trong nước và thế giới bắt đầu được thu hẹp, và từ từ sẽ liên thông với giá vàng thế giới. Hy vọng, lãi suất tiết kiệm của Việt Nam trong tương lai hy vọng cũng sẽ giảm như thế giới.
Trong xã hội cũng có những người không biết làm ăn, những người hoàn toàn không có khả năng kinh doanh thì người ta mới gửi tiết kiệm, nhưng không nên khuyến khích. Mặt khác, không loại trừ khả năng dòng tiền kiều hối chảy về Việt Nam đổ vào tiết kiệm để lấy lãi vì lãi suất của Việt Nam, hiện là 8-9%/năm vẫn khá cao so với nước ngoài. Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là giữ ổn định biên độ tỷ giá vô hình chung tạo điều kiện thuận lợi cho kênh đầu tư tiền gửi tiết kiệm từ nguồn tiền kiều hối này, vắt kiệt nguồn lực của đất nước.
Ông kỳ vọng gì về kiến nghị này? Ông nghĩ nó sẽ được Quốc hội thông qua?
Tôi không kỳ vọng kiến nghị này sẽ được thông qua ngay. Vấn đề là cần đánh động cho các nhà lãnh đạo, những người hoạch định chính sách phải thấy rằng có nhiều vấn đề vô lý.
Có cái thì tận thu quá đối với dân, đặt quá nhiều loại thuế và phí nhưng có cái thì thả lỏng quá, có nguồn thu mà lại buông không thu.
Kiến nghị này của tôi cũng được sự đồng tình của nhiều người.
Theo Dantri
Bật mí bí mật "bùa sống" Phie - Pác Ả gồm hai dãy núi là Phie Bươn và Ngườm Pác Ả, thuộc xã Vĩnh Lại (Văn Quan - Lạng Sơn) mà từ lâu người dân đồn là có kho vàng được chôn giấu. Người dân đồn thổi Mạ Phúc Po đã từng chôn vàng ở núi Phie Bươn Lời nguyền trên vách núi Đường lên Pác Ả cheo leo,...