Vàng trong dân “chạy thẳng” vào NHNN
Nếu 500 tấn vàng được huy động, dự trữ ngoại hối quốc gia sẽ có thêm vài chục tỉ đôla.
Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) vừa kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhiều giải pháp nhằm huy động khoảng 500 tấn vàng nhàn rỗi trong dân. Trong đó giải pháp được xem là quan trọng nhất là lập sở giao dịch vàng quốc gia (SGDVQG).
Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Vàng Việt Nam (VGB) – người từng có kinh nghiệm tổ chức sàn vàng đúng chuẩn của sàn hàng hóa nước ngoài.
Thiệt hại hàng tỉ đôla
Theo ông, việc thành lập SGDVQG để khai thác nguồn lực vàng có thực sự cần thiết?
-Ông Trần Thanh Hải: Nghị định số 24/2012 của Chính phủ từng lưu ý NHNN nghiên cứu các giải pháp huy động nguồn lực vàng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. Đến nay, bốn năm đã trôi qua nhưng chúng ta vẫn chưa làm được điều này. Trong khoảng thời gian đó, giá vàng thế giới đã giảm khoảng 11 triệu đồng/lượng. Nếu nhân số tiền này với hàng trăm tấn vàng đang cất trong tủ, trong két sắt của dân thì tổng tài sản mà chúng ta thiệt hại lên đến hàng tỉ đôla. Đây là điều rất đáng tiếc.
Vậy làm sao để khơi thông được nguồn vốn to lớn đang cất giữ trong két sắt này nhằm phục vụ cho nền kinh tế, thưa ông?
- Bấy lâu nay, các cá nhân, tổ chức khi gửi vàng tại các ngân hàng đều phải trả phí để thuê một két sắt và tự quản lý tài sản. Chính điều này làm người dân chùn bước khi gửi vàng. Nhưng nếu thành lập SGDVQG thì vàng vật chất trong dân có thể sẽ “chạy thẳng” vào NHNN. Điều này có nghĩa là sàn vàng đảm nhiệm hai chức năng: Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Theo đó, với thị trường sơ cấp: Các ngân hàng thương mại thông qua khách hàng và các dịch vụ để thu hút vàng trong dân nhưng không thu phí và phát cho họ chứng chỉ vàng tương ứng với tuổi vàng mà bà con gửi. Với thị trường thứ cấp: Tổ chức, cá nhân giữ chứng chỉ vàng và khi có nhu cầu thì có thể bán chứng chỉ vàng trên SGDVQG.
Với cách làm này vừa đảm bảo chống được tình trạng vàng hóa vừa chống được đầu cơ vàng, vì các đối tượng kinh doanh trên sàn thứ cấp được giới hạn.
Video đang HOT
Sàn vàng tập trung – sàn vàng thứ cấp có thể do NHNN ủy nhiệm cho một số ngân hàng thương mại có kinh nghiệm hoặc tổ chức kinh doanh vàng uy tín đứng ra điều hành.
Cần có chính sách hợp lý để huy động hiệu quả nguồn vàng nhàn rỗi. Trong ảnh: Người dân đang mua bán vàng. Ảnh: HTD
Có thể hạn chế tình trạng đầu cơ
Như vậy, với việc lập SGDVQG, ngân hàng không huy động hay cho vay vàng theo cách như trước đây?
- Đúng vậy. Trên thị trường sơ cấp chỉ có một chiều là vàng chạy vào NHNN và trên thị trường thứ cấp chỉ có một chiều là kinh doanh vàng giấy (chứng chỉ vàng) chứ không có vàng vật chất. Chứng chỉ vàng dễ dàng chuyển hóa thành tiền khi cần. Mặt khác, thông qua hình thức này người có vàng cũng an toàn hơn là cất giữ tại nhà.
Như vậy, SGDVQG hoạt động tốt về lâu dài sẽ giảm thiểu tình trạng vàng hóa, góp phần ổn định tỉ giá. Trong khi đó, NHNN huy động được một nguồn lực hùng hậu phục vụ phát triển đất nước. Quan trọng hơn, với nguồn lực vàng này nếu đem làm tài sản đảm bảo, Chính phủ có thể huy động trái phiếu trên thị trường quốc tế với lãi suất thấp hơn.
Điều này giống như một anh vay có bảo đảm với anh vay không có bảo đảm, chắc chắn lãi suất sẽ khác nhau (vay có bảo đảm chịu lãi suất thấp hơn – PV). Đây cũng là xu hướng của các nước phát triển.
Nhưng một số ý kiến lo ngại sẽ xảy ra tình trạng đầu cơ, làm giá trên sàn vàng?
-SGDVQG đương nhiên là hoạt động theo cơ chế thị trường và các hành vi kinh doanh cũng phải tuân theo cơ chế thị trường. Còn việc kiểm soát hiện tượng đầu cơ, lũng đoạn giá trên sàn vàng không quá khó. Tùy theo từng đối tượng mà NHNN sẽ có biện pháp khống chế về tỉ lệ kinh doanh trên chứng chỉ vàng.
Dựa trên định mức đó cơ quan quản lý đủ sức kiểm soát được tổng trạng thái mua khống, bán khống trong một ngày trên thị trường thứ cấp.
Xin cám ơn ông!
“Kéo” 500 tấn vàng ra khỏi két Theo ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch VGTA, vàng trong dân còn rất lớn,ước tính khoảng 500 tấn (với giá vàng hiện nay, tương đương khoảng 20 tỉ USD – PV). Trong khi đó nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam là rất lớn, do vậy việc nghiên cứu giải pháp huy động có hiệu quả nguồn lực vàng trong dân cho phát triển đất nước là rất cấp bách. Ông Long cũng cho rằng việc lập SGDVQG sẽ góp phần giảm bớt nhu cầu giao dịch vàng vật chất, giảm đáng kể lượng ngoại tệ để nhập khẩu vàng; loại bỏ những loại hình giao dịch vàng bất hợp pháp (sàn vàng chui); giảm thiểu tình trạng xuất, nhập lậu vàng qua biên giới; tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế của các tổ chức, cá nhân giao dịch vàng; cơ quan chức năng có thể giám sát, quản lý được lượng giao dịch vàng để điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Điều hành hiệu quả để các bên cùng có lợi Chuyên gia tài chính Dương Anh Vũ cho rằng để thay đổi thói quen nắm giữ vàng của người dân, NHNN cần phát hành chứng chỉ vàng. Như vậy, người dân có thể cất giữ, cầm cố tại ngân hàng hoặc mua bán trên sàn vàng khi cần tiền. Bên cạnh đó, SGDVQG ra đời sẽ giảm thiểu đối tượng đầu cơ, vì giá vàng lúc đó liên thông với thế giới. Giả sử có đầu cơ thì cũng phải hoạt động theo quy luật thị trường. “Nhưng điều quan trọng là sau khi huy động được số vàng vật chất trong dân thì Nhà nước phải quản lý, điều hành ra sao cho hiệu quả để có lợi cho các bên và ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi có những biến động về tỉ giá, giá vàng” – ông Vũ nhấn mạnh. Giải pháp tốt sẽ được thực hiện Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối NHNN Nguyễn Ngọc Cảnh cho biết NHNN đã nhận được đề xuất của VGTA. Quan điểm của NHNN là giải pháp nào tốt nhất cho nền kinh tế thì sẽ được thực hiện. Riêng đề xuất phải có cơ chế hợp lý để huy động 500 tấn vàng trong dân, ông Cảnh cho rằng nền kinh tế đang tự điều tiết để người dân dịch chuyển vàng sang các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh khác. Mấy năm trở lại đây, thị trường vàng đã ổn định nhờ NHNN áp dụng nhiều chính sách nhằm làm giảm bớt tính hấp dẫn của vàng, giảm tình trạng vàng hóa.
Theo Thùy Linh (Pháp luật TPHCM)
Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cách phân biệt tiền giả
Ngày 18-5, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP HCM khẳng định việc chỉ dựa vào yếu tố vần hoặc số seri để xác định một tờ tiền là tiền giả (hay tiền thật) là không chính xác.
Qua đường dây nóng của NHNN chi nhánh TP HCM mấy ngày nay, một số người dân có phản ánh thắc mắc về việc phân biệt tiền polymer thật.
Theo vị đại diện NHNN chi nhánh TP cho biết người dân cần nắm rõ các yếu tố bảo an của tờ tiền thật. Các tờ tiền không đảm bảo đủ các yếu tố bảo an này được xác định là tiền giả và không do NHNN phát hành.
Đặc điểm bảo an của tiền Polymer
Cụ thể, người dân có thể kiểm tra nhanh, cơ bản một số yếu tố bảo an để phân biệt tiền thật/tiền giả như sau (lưu ý: các yếu tố bảo an sau đây có hầu hết trên các tờ tiền chất liệu polymer, riêng các tờ tiền trên chất liệu cotton sẽ sử dụng các yếu tố bảo an khác như:
1. Đưa tờ tiền lên trước nguồn sáng để kiểm tra hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và dây an toàn (dây bảo hiểm). Ở tiền thật sẽ nhìn thấy trên cả 2 mặt tờ tiền: hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nền giấy, được thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo; dây an toàn có các chữ và số rõ ràng, sắc nét và sáng hơn màu nền xung quanh.
Ở tiền giả: không có hình bóng chìm và dây an toàn; hoặc hình bóng chìm không tinh xảo như tiền thật, chỉ là hình mô phỏng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được in trên bề mặt; các chữ, số trên dây an toàn không rõ ràng, sắc nét và tối hơn nền giấy.
2. Dùng tay vuốt nhẹ tờ tiền để kiểm tra các chi tiết in nổi (tại các vị trí: dòng chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM", Quốc huy, hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, chữ và số mệnh giá...). Ở tiền thật sẽ có cảm giác nhám, ráp khi vuốt lên các chi tiết này.
Ở tiền giả: chỉ có cảm giác trơn lì, không nhám, ráp như tiền thật.
3. Chao nghiêng tờ tiền để kiểm tra yếu tố mực đổi màu (OVI) và yếu tố IRIODIN. Ở tiền thật yếu tố OVI có màu vàng đất khi nhìn thẳng và chuyển dần sang màu xanh lá cây khi nhìn nghiêng. Yếu tố IRIODIN là dải màu vàng chạy dọc tờ tiền, lấp lánh ánh kim khi chao nghiêng tờ tiền.
Ở tiền giả: không có yếu tố mực đổi màu, hoặc in giả màu vàng/xanh lá cây nên không có hiệu ứng đổi màu như tiền thật; không có dải màu vàng lấp lánh khi chao nghiêng tờ tiền.
4. Quan sát các cửa sổ trong suốt trên tờ tiền: kiểm tra hình dập nổi trên cửa sổ lớn (ở tiền thật, hình dập nổi là cụm số mệnh giá được dập nổi tinh xảo); kiểm tra hình ẩn (DOE) trong cửa sổ nhỏ bằng cách đưa cửa sổ tới gần mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ và hướng vào nguồn ánh sáng đỏ (bóng đèn sợi đốt, ngọn lửa ...) sẽ thấy hình ẩn hiện lên xung quanh nguồn sáng.
Ở tiền giả: không có cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa sổ lớn, nếu có chỉ là các nét dập thô, không tinh xảo như tiền thật; trong cửa sổ nhỏ không có hình ẩn (DOE) như tiền thật.
Được biết thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục phát hành tài liệu "Tiền Việt Nam và cách nhận biết" đến các xã phường để tuyên truyền trong nhân dân về cách nhận biết tiền thật/tiền giả nhằm ngăn ngừa thiệt hại phát sinh liên quan đến vấn nạn tiền giả và bảo vệ đồng tiền Việt Nam.
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Theo_24h
Ngân hàng Nhà nước sẽ rà soát, theo dõi thông tin liên quan đến Hồ sơ Panama Trong những ngày gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về danh sách các tổ chức, cá nhân Việt Nam xuất hiện trong "Hồ sơ Pana ma" do Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố trên trang web của ICIJ. Về vụ việc này, ông Nguyễn Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Phòng...