Vàng SJC đắt nhất thế giới?
Giá vàng SJC đang đắt nhất thế giới, theo các chuyên gia. Khoảng cách này vẫn có thể tiếp tục được nới rộng khi biên độ tăng – giảm trong nước luôn lệch pha với thế giới.
Cao hơn thế giới gần 20 triệu đồng/lượng
Giá vàng miếng SJC ngày 12.7 có xu hướng đi lên ngược chiều kim loại quý quốc tế vẫn đang đi xuống. Cụ thể, giá vàng miếng SJC tăng 50.000 đồng/lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC mua vào lên 67,65 triệu đồng/lượng, bán ra lên 68,25 triệu đồng/lượng. Tại Eximbank, giá mua lên 67,45 triệu đồng/lượng, bán ra lên 68,05 triệu đồng/lượng…
Giá vàng SJC hiện cao hơn quốc tế hơn 19 triệu đồng/lượng. Ảnh ĐÀO NGỌC THẠCH
Trong khi giá vàng thế giới tiếp tục giảm thêm 1 USD/ounce, xuống 1.734 USD/ounce, có thời điểm trong ngày giảm mạnh xuống 1.725 USD/ounce. Quy đổi ở mức 1.725 – 1.735 USD/ounce (theo tỷ giá ngân hàng), giá vàng thế giới tương ứng 48,9 – 49,15 triệu đồng/lượng. Tình trạng này dẫn đến giá vàng miếng SJC cao hơn lên 19,4 triệu đồng/lượng so giá vàng thế giới tính đến phiên hôm qua.
Nếu tính trong 7 ngày qua, kim loại quý trên thế giới đã giảm trên 80 USD/ounce (tương đương hơn 2 triệu đồng/lượng) nhưng vàng trong nước chỉ mất 600.000 đồng/lượng, chưa tới 1/3. Cách đây 1 tháng, giá vàng miếng SJC rút ngắn mức chênh lệch cao hơn quốc tế xuống còn 17,5 triệu đồng/lượng khi Ngân hàng Nhà nước công bố đã xây dựng phương án trong trường hợp cần thiết sẽ dùng ngoại tệ nhập khẩu vàng để can thiệp vào thị trường. Thế nhưng, đến nay giải pháp này chưa được triển khai nên “liều thuốc” can thiệp thị trường vàng đã không trị được căn bệnh “đắt đỏ” của vàng SJC.
Giá vàng SJC ‘cố thủ’ mức 68 triệu đồng/lượng
Ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng VN, nhận xét: Không ở nước nào giá vàng miếng cao như VN. Đơn cử, vàng của Công ty GoldSilver Central (Singapore) có giá mua là 2.438 đô la Singapore/ounce (quy đổi tương ứng 49,6 triệu đồng/lượng), vàng của Ngân hàng công thương Trung Quốc có giá 11.668 CNY/ounce (tương ứng khoảng 49,23 triệu đồng/lượng)…
Ở một số nước có giá vàng cao hơn thế giới cũng lên khoảng 5 USD/ounce. Còn tại VN, vàng SJC đắt hơn thế giới hơn 19 triệu đồng/lượng, đồng nghĩa người mua vàng phải bỏ ra số tiền nhiều hơn tương ứng 38,5%. Không những vậy, chênh lệch giữa giá mua và bán vàng ở nước ngoài cũng khoảng 0,5 – 1 USD/ounce, còn ở VN lên 600.000 – 700.000 đồng/lượng (tương ứng khoảng 25 USD/ounce). Người mua vàng đã phải chịu rủi ro cao về giá, vừa mua đã lỗ ngay gần triệu đồng, mức thiệt hại lớn do phải mua vàng trong nước với giá cao hơn nhiều so với thế giới, trong khi đó lại tạo lỗ hổng cho đối tượng buôn lậu vàng trục lợi.
Người mua chỉ có thiệt
Một thiệt hại khác cho người mua khi vàng trong nước quá đắt so với thế giới, theo ông Dương Anh Vũ, Trưởng phòng Phân tích Công ty sàn hàng hóa HTS, nhà đầu tư vàng vật chất phải bỏ vốn lớn hơn rất nhiều trong khi tỷ suất sinh lời không cao. Chẳng hạn như mua 10 lượng vàng phải bỏ ra số tiền trên 680 triệu đồng, lỗ ngay 1% do chênh lệch giá mua và bán 700.000 đồng/lượng, rồi đợi giá lên. Nhưng giá vàng thế giới lên, chưa chắc vàng trong nước đã lên vì giá vàng lên hay xuống phụ thuộc vào các đơn vị kinh doanh vàng. Họ đang “nhây” mức giá trên 68 triệu đồng/lượng do trước đó một lực bán vàng giá cao, chờ thấp mua lại chốt lời. Nhưng giá thế giới chưa phá được mức cản dưới kỹ thuật 1.735 USD/ounce thì vàng miếng SJC khó “đổ” xuống dưới 68 triệu đồng/lượng.
Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP vàng bạc đá quý SJC Phú Thọ, cũng khẳng định: “Vàng SJC cao hơn quốc tế 19 triệu đồng/lượng, tương ứng 670 USD/ounce, một mức vênh khá “kỳ cục”. Sở dĩ nói “kỳ cục” vì lẽ ra giá trong nước cao thì người có vàng phải bán ra để hưởng lợi, ngược lại chẳng có ai bán vàng. “Mấy hôm nay, một số người bán vàng miếng SJC để mua vàng nữ trang cất trữ nhằm hưởng lợi bởi giá vàng nữ trang cùng chất lượng 4 số 9 nhưng chỉ 52 – 53 triệu đồng/lượng, thấp hơn vàng miếng SJC khoảng 15 – 16 triệu đồng/lượng. Thế nhưng lực bán vàng SJC không đủ lớn để có thể kéo mức chênh lệch trong và ngoài nước xuống thấp”, ông Hải thông tin. Theo dự báo của ông Hải, giá vàng thế giới còn tiếp tục giảm sâu hơn nữa trong thời gian tới, nhưng nếu vàng SJC vẫn “bất động” thì mức vênh lên kỷ lục 20 triệu đồng/lượng là điều khó tránh khỏi.
Để có thể rút ngắn mức chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước xuống thấp hơn, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cho rằng đã đến lúc nhà nước nên bỏ độc quyền vàng miếng SJC. Chính vì độc quyền nên mới có mức giá vàng SJC cao như vậy, chứ những loại vàng cùng chất lượng 4 số 9 khác không quá đắt.
Cần phát triển thị trường theo hướng liên thông với thị trường vàng quốc tế cũng như đã đến lúc cần xem xét và sửa đổi lại Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng. “Hiện nay mục tiêu chống “vàng hóa” đã đạt được, người dân đã không còn dùng vàng trong các hoạt động thanh toán, gửi tiết kiệm vàng như trước. Riêng việc bình ổn thị trường thì vẫn chưa thể đạt được khi giá trong nước cao hơn thế giới hơn 38%. Nếu bỏ độc quyền, để thị trường tự vận hành dưới sự quản lý của nhà nước thì giá sẽ không cao đến như vậy”, ông Thịnh cho hay.
Giá vàng nữ trang, vàng nhẫn có cùng chất lượng 4 số 9 có xu hướng giảm mạnh hơn theo giá thế giới, vào khoảng 1,3 – 1,4 triệu đồng/lượng trong 7 ngày qua. Tại Công ty SJC, vàng nhẫn 4 số 9 có giá mua vào còn 51,9 triệu đồng/lượng, bán ra 52,8 – 52,9 triệu đồng/lượng; vàng nữ trang 4 số 9 có giá mua vào 51,7 triệu đồng/lượng và bán ra 52,4 triệu đồng/lượng. Điều này khiến khoảng cách vênh giữa vàng miếng SJC và vàng nữ trang từ mức 15 triệu đồng/lượng lên gần 16 triệu đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay 13.7.2022: Dự báo tăng lên mức kỷ lục
Mặc dù giảm giá nhưng vàng thế giới vẫn được dự báo tăng mạnh lên mức kỷ lục cũ, gần 2.050 USD/ounce vào cuối năm.
Giá vàng miếng SJC ngày 13.7 giảm nhẹ 50.000 đồng/lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào 67,6 triệu đồng/lượng, bán ra 68,2 triệu đồng/lượng; Eximbank còn 67,4 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra 68 triệu đồng/lượng... Vàng miếng SJC cao hơn quốc tế 19,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC giảm chậm. Ảnh NGỌC THẮNG
Dự báo giá vàng thế giới tăng lên mức kỷ lục
Kim loại quý trên thị trường quốc tế vẫn sụt giảm thêm 8 USD/ounce, xuống còn 1.726 USD/ounce. Đồng đô la Mỹ mạnh đã làm ảnh hưởng đến giá vàng, kéo kim loại quý xuống mức thấp nhất 8,5 tháng khi vai trò trú ẩn an toàn mất đi. Thế nhưng theo Wells Fargo, đây không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với vàng, vàng vẫn tăng 17% so với mức hiện tại để đạt được mức 2.050 USD/ounce (tương ứng mức giá 58 triệu đồng/lượng) vào cuối năm. Vàng có thể đạt được mức này khi báo cáo suy thoái kinh tế đang cận kề và kim loại quý khá rẻ so với hầu hết các hàng hóa khác, các nhà đầu tư có thể bắt đầu mua.
Đồng đô la Mỹ đã tăng 12% kể từ đầu năm, gần một nửa mức tăng đó là vào tháng trước. Những động thái lớn như vậy là khá hiếm, nhưng khi chúng xảy ra, giá hàng hóa thường bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là do hầu hết hàng hóa được định giá bằng đô la Mỹ. Khi đồng đô la Mỹ tăng giá, các đồng tiền của thị trường mới nổi giảm khiến các quốc gia này giảm sức mua, ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu và giá cả hàng hóa.
Giá vàng hôm nay 18.6.2022: Giảm bất chấp Các nhà đầu tư quốc tế có động thái "săn" vàng giá rẻ khi mức giá giảm sâu trong phiên giao dịch 18.6. Điều này cũng không ngăn chặn được đà đi xuống của giá vàng. Vàng miếng SJC sáng 18.6 giảm 100.000 đồng mỗi lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn mua vào còn 67,85 triệu đồng/lượng và bán ra...