Vàng ở đảo giấu vàng
Sào huyệt của cướp biển từ nhiều trăm năm trước, giờ trở thành xã mồ côi giữa biển. Đảo Bé (thuộc huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) trông xa như mom núi trồi lên mặt biển, giờ còn một di tích, được đặt tên là hang Kẻ Cướp…
Toàn cảnh đảo Bé. Ảnh: T.Trung.
Sào huyệt của cướp biển
Nhiều trăm năm trước, nhiều toán cướp biển chọn đảo Bé (xã An Bình, Lý Sơn, Quảng Ngãi) làm căn cứ để tấn công sang đảo lớn Lý Sơn vào cửa Sa Cần, cửa Sa Kỳ, cửa Cổ Lũy, vũng Quất.
Đảo Bé là sào huyệt để bọn cướp chôn giấu tài sản và trú ngụ qua ngày. Nhiều người đồn đoán, đảo này vẫn giấu vàng của bọn cướp thời đó. Ai đã đọc tác phẩm “Đảo giấu vàng” của Robert Louis, nhà văn người Scotland, thì có thể hình dung ra hình ảnh bọn cướp biển một thời.
Ông Phạm Thoại Tuyền, một người dân trên đảo lớn Lý Sơn, khá rành câu chuyện hải tặc, vẫn được gọi là giặc Tàu ô.
Thời đó, giặc Tàu ô cứ lén lút đổ bộ lên đảo lớn, chúng cướp phá ầm ầm, bắt giữ gái đẹp rồi kéo nhau bỏ đi.
Vậy nên đảo Lý Sơn có nhiều ngôi nhà cổ được thiết kế có hai vách để đàn bà con gái trốn giặc Tàu ô. Trên đảo có những dũng sĩ lao ra bãi biển chiến đấu chặn giặc Tàu ô cướp phá.
Dòng họ ông Tuyền có bà Phạm Tiên Điều, con út của cụ Thủy tổ họ Phạm. Giặc Tàu ô vào làng, bà chạy đi báo cha mẹ. Khi sắp bị bắt, bà lao mình xuống biển tuẫn tiết để giữ tấm thân trong sạch.
Người dân trên đảo giờ xây đền thờ để cúng viếng bà. Bà cũng là nữ nhân thần duy nhất trên đảo Lý Sơn.
Trong sách Đại Nam thực lục Quốc sử quán triều Nguyễn còn ghi lại: “Năm 1867, thuyền giặc biển 22 chiếc vào cửa Sa Kỳ lên trên cạn hơn 300 tên, quan tỉnh Quảng Ngãi vì có ít quân, xin điệu quân ở quân thứ Tĩnh Man hội lại cùng đánh…”. Cướp biển thời đó đều xuất binh từ đảo Bé. Những tiếng tù và ầm ĩ báo động giặc Tàu ô vào đảo.
Hình ảnh đó giờ đã lùi vào dĩ vãng. Sào huyệt của hải tặc, giờ trở thành xã đảo An Bình.
Video đang HOT
Qua thăm đảo Bé, câu chuyện một thời được người dân giới thiệu bằng di tích, đó là hang Kẻ Cướp. Hang rất hiểm trở, thông thường phải lặn xuống biển mới tìm được lối vào hang.
Kẻ cướp ở đảo Bé giờ không còn, nhưng qua đảo Bé phải đối mặt với “sóng cướp”. Chỉ cách đảo lớn Lý Sơn chừng 4 cây số biển, khoảng nửa giờ đi thuyền, nhưng việc đi lại vô cùng vất vả, hiểm nguy.
Đảo Bé với chừng 100 hộ dân do vậy thường bị cô lập hoàn toàn khi sóng to gió lớn. Ông Phan Đình Phương, Chủ tịch xã An Bình, kể: “Cán bộ qua đảo Bé công tác, gặp mùa mưa thì phải gói tất cả hành lý, điện thoại trong túi ny lon. Thuyền vô bờ không được, phải tăng bo bằng thúng”.
Khu vực đảo Bé thường xuất hiện sóng to như ngôi nhà. Thúng chở khách hay úp ngược và trút mọi người văng xuống biển. Nếu bơi kém thì mất mạng như chơi.
Trẻ em đảo Bé. Ảnh: T.Trung.
Kho báu đảo Bé
Khách đặt chân lên đảo Bé, mọi ánh mắt đổ dồn về khách lạ. Bởi không mấy khi, khách đất liền thăm cái xã cô đơn. Đảo “giấu vàng”, mấy mươi năm cày cuốc, trồng hành, trồng bắp người dân đào bới chả tìm thấy.
Họ toàn thấy được nỗi nhọc nhằn với nhiều thiếu thốn, khi phải sống ở hòn đảo giữa biển khơi.
Nhưng người dân nơi đây vẫn tự hào: “Khổ thì khổ thiệt, nhưng con gái ở đây dù quanh năm dầm mình nước biển, ăn toàn rau biển, nhan sắc vẫn đẹp mặn mà hơn mà nói chuyện có duyên”.
Câu chuyện nhan sắc có thể đúng là thế thật. Những cô gái nước da ngăm đen, nụ cười tươi mới, hàm răng trắng đều. Vóc dáng họ đều thể hiện một sự trẻ trung, căng đầy sức sống của một cơ thể được nuôi dưỡng bởi thiên nhiên.
Vậy nên đảo Bé mới có câu chuyện “rể lính cả nhà”. Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, cán bộ dân số ở đảo Bé công nhận, chuyện lạ đó có thật. Những chàng lính trẻ cứ đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Đây là lập tức bén duyên.
Phụ nữ bắt đầu vụ trồng hành tỏi. Ảnh: T.Trung.
Bà Đây đã lớn tuổi nhưng nước da vẫn hồng hào. Bốn chàng lính, người đến từ đất liền, người ở đảo lớn đều xin được làm rể gia đình bà Đây.
Cứ hơn 8 giờ sáng là có một chiếc thuyền nhỏ chở khách từ đảo lớn cập sang đảo Bé. Khách đang yên, đang vui, tự nhiên ông chủ đò bắc tay đi loa loa khắp xóm: “Tới giờ rồi, bữa nay về sớm thôi”.
Nếu là khách quen thì chẳng thắc mắc chuyện qua trễ về sớm. Bởi cái lịch qua đảo, rời đảo đều phụ thuộc vào ý muốn của ông trời. Cứ thấy trời lăn tăn một chút sóng, ông chủ đò hấp tấp hối khách.
Một ông già ví đảo Bé quê mình như một đầu con ngựa chiến: “Nó kỳ lắm, trời đang yên đang lặng, thời tiết chuyển lừng lừng thì không có tàu nào cập vô được đâu. Nếu khách kẹt lại, gắng chờ vài ngày biển êm thì mới có đò qua rước mình về”.
Vàng ở đảo, có lẽ khó tìm được. Nhưng vàng ở đảo Bé, đó là sự hoang sơ, trong trẻo, tinh khôi khó kiếm được ở chốn đô thành.
Theo Dantri
Cột kinh Phật đá được đồn giấu vàng
Chùa Một Cột nổi tiếng ở Hà Nội tương truyền là tên được các vua nhà Lý đem theo từ ngôi chùa Nhất Trụ ở Hoa Lư (Ninh Bình). Nơi đây có cột kinh Phật độc đáo được làm bằng đá đầy bí ẩn.
Nằm trong quần thể khu di tích cố đô Hoa Lư ngày nay vẫn trường tồn ngôi chùa Nhất Trụ - hay còn được gọi là chùa Một Cột. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng được xếp hạng di tích cấp quốc gia, nằm trong quần thể khu di tích cố đô Hoa Lư cùng với đình Yên Thành, đền thờ công chúa và đền vua Lê Đại Hành - di tích có giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của kinh đô Hoa Lư xưa.
Chùa tọa lạc trên khoảng đất rộng hơn 3.000 m2, quay về hướng Tây với các hạng mục kiến trúc gồm: chùa chính theo bố cục chữ Đinh gồm Tiền đường và Thượng điện, nhà Tổ, nhà Khách, khu vườn tháp và các công trình phụ trợ.
Tam quan chùa Nhất Trụ. Ảnh: ANTĐ.
Cổng chùa được xây ngay bên phải sân chùa theo kiểu 2 tầng 8 mái, mặt ngoài là đại tự khắc 3 chữ Hán "Nhất Trụ Tự" (chùa Nhất Trụ). Tòa Tiền đường 5 gian được làm kiểu tường hồi bít đốc, các bộ vì nóc kiểu kèo kẻ giá chiêng chủ yếu được bào trơn đóng bén với một số mảng chạm khắc lá lật, vân xoắn trên đầu xà hoặc chạm chữ thọ trong vòng tròn mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Nguyễn.
Tòa Thượng điện 3 gian nối liền với gian giữa Tiền đường cũng có kết cấu tương tự. Đây chính là không gian cho việc bài trí tượng Phật trong chùa với các lớp tượng: Tam Thế, Di Đà Tam Tôn, Quan Âm chuẩn đề, Quan Âm tọa sơn, Thích Ca sơ sinh... Ngoài ra còn có tượng Tổ, tượng Thị giả được bày ở nhà Tổ.
Hệ thống di vật ở chùa khá phong phú nhưng nổi bật là quả chuông đồng đúc vào năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799) với những lời răn dạy mang đậm chất nhân văn của Phật giáo: "Làm việc thiện sẽ gặp trăm điều tốt lành... Nhà làm việc thiện thì tấm lòng luôn vui vẻ không dừng, luật nhân quả tỏ rõ". Đặc biệt nhất trong hệ thống di vật của chùa phải kể đến là Thạch kinh, tức cột kinh Phật ở sân trước chùa.
Thuật ngữ Phật giáo gọi đó là kinh Lăng Nghiêm có kiểu dáng tương tự những cột kinh Đinh Liễn tìm thấy ven bờ sông Hoàng Long. Điểm khác là cột kinh chùa Nhất Trụ có kích thước lớn hơn nhiều, mặt khác có một vòng cánh sen bao quanh đế cột, trong khi cột kinh Đinh Liễn không có hoa văn. Cột kinh chùa Nhất Trụ có hình bát giác cao 4,16 m, gồm 6 bộ phận gá lắp với nhau bởi các ngõng, bao gồm: tảng đế vuông, đế tròn, thân bát giác, bông hoa đá tám cánh và đỉnh hồ lô.
Tất cả các bộ phận gắn với nhau hoàn toàn không sử dụng chất kết dính nhưng rất vững trãi dù đã trải qua nghìn năm mưa gió. Theo ghi chép của chùa Nhất Trụ, tảng đế dưới cùng có hình gần vuông góc mỗi chiều 140 cm, dày 30 cm lỗ mộng tròn ở giữa tảng có đường kính 29 cm, sâu 55 cm. Đế tròn trên to dưới nhỏ, dày 32,5 cm đường kính phía trên 76 cm, đường kính phía dưới 66 cm.
Bên dưới đế có ngõng tròn đường kính 15,5 cm, dài 3,5 cm, ngõng lắp vừa khít vào lỗ mộng ở tảng đế vuông. Trên mặt đế tròn có lỗ mộng đường kính 34,5 cm sâu 9 cm. Bao quanh đế cột có vòng cánh sen đường kính 107 cm, với tổ hợp 22 cánh đơn, chiều dài mỗi cánh 15-17cm, rộng 13cm. Cánh sen thon tương tự cánh sen trên một số tảng đá làm bậc đi ở trong động Am Tiên - tương truyền là nơi vua Đinh nuôi nhốt hổ, báo để trừng trị những kẻ phản quốc hoặc có tội nặng.
Cột kinh Lăng Nghiêm. Ảnh: ANTĐ.
Theo các nhà nghiên cứu về Phật giáo nói riêng và nghệ thuật kiến trúc nói chung, những cánh sen xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam trong kiến trúc nghệ thuật cùng các hình thức trang trí cánh sen trong kiến trúc Lý - Trần đều bắt nguồn từ cột kinh Lăng Nghiêm. Quan sát kỹ sẽ thấy thân cột bát giác có số đo qua tâm hai mặt đối diện là 65 cm. Hai đầu cột đều có ngõng cắm vào đế và thớt bát giác dày 13 cm, có số đo qua tâm hai mặt đối diện là 61 cm (ở phía dưới) và 65 cm (ở phía trên), như vậy cột có dáng trên to dưới nhỏ.
Hai đầu cột đều có ngõng cắm vào đế và thớt: ngõng dưới dài 5 cm, đường kính 16 cm ngõng trên dài 6 m, đường kính 18 cm. Thớt bát giác có số đo qua tâm 2 mặt đối diện là 69cm, dày 13 cm, mặt trên phẳng, mặt dưới có lỗ mộng sâu 7 cm, đường kính 31 cm để ngậm vào ngõng trên của thân.
Đấu cao 26 cm có đường gờ miệng uốn lượn tạo nên 8 đỉnh nhọn, phía dưới được thu nhỏ tạo hình tròn, phía trên đấu có lỗ mộng tròn sâu 7 cm để gắn chóp hồ lô. Chóp trên cùng đã bị mất, nhưng căn cứ vào chóp trên những cột kinh Đinh Liễn so sánh tỷ lệ với thân, các nhà khoa học đoán định chóp có hình chiếc hồ lô thóp bụng, cổ dài, miệng tù, cao 80 cm, đường kính 30 cm.
Trên tám mặt của thân cột khắc đầy chữ Hán, nhưng trải qua thời gian hơn 1.000 năm, nửa dưới và ba mặt nửa trên cột đã bị mờ hoàn toàn. Năm mặt nửa trên còn lại cũng không đọc được nguyên vẹn. Nếu còn nguyên vẹn, ước khoảng 2.500 chữ, giờ đây số chữ có thể khổ tâm đọc được hoặc nhận dạng là 1.200 chữ. Theo sư thầy Thích Đàm An - trụ trì chùa Nhất Trụ, nội dung văn tự có 3 phần: kệ, kinh, lạc khoản. Nội dung văn tự là kinh Thủ Lăng Nghiêm, ca ngợi sự bền vững của Đức Phật, sự to lớn bao trùm của tài năng Phật Như Lai.
Còn theo ông Nguyễn Văn Sang -Phó Chủ tịch UBND xã Trường Yên, từ xưa tại đài sen này đã tồn tại những câu chuyện liên quan đến việc giấu vàng của người Tàu. Minh chứng rõ nhất là phần rời của phía trên cột kinh là nơi để cho vàng vào bên trong. Dù truyền thuyết chỉ là những câu chuyện mang tính hư cấu nhưng nhiều người ở địa phương vẫn tin vào điều ấy.
Theo VNE
Kẻ tử thủ dùng hung khí 'tẩm' máu nhiễm HIV "Tao nhiễm HIV rồi, không thiết sống nữa. Ai vào tao đâm chết người đó". Suốt 9 giờ tử thủ, Bình lấy mảnh kính cứa thân thể chảy máu, bôi vào đá xanh và cây xăm gạo để tấn công cảnh sát. Ngày 6/8, trao đổi với VnExpress, Ban chuyên án đánh vào "sào huyệt" của Nguyễn Thanh Bình (41 tuổi, chủ quán...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy nhà lúc rạng sáng ở quận 8, TP.HCM khiến 3 người tử vong thương tâm

Hậu quả khôn lường khi lan truyền thông tin sai sự thật về "bắt cóc trẻ em", "buôn người"

Hà Nội, TPHCM chịu được động đất tối đa bao nhiêu?

Kiểm tra đột xuất, CSGT phát hiện loạt xe máy độ, chế của học sinh

Hàng ngàn lãnh đạo tỉnh và huyện, hàng vạn cán bộ xã, ai đi ai ở khi sáp nhập?

Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng

Nam công nhân nghi bị rượt đuổi, tông đuôi xe đầu kéo tử vong ở Bình Dương

Hối thúc đưa máy bay B727 bị "bỏ rơi" tại Nội Bài về Cam Ranh

40 mỏ vàng vừa được phát hiện ở Tây Bắc ước tính trị giá bao nhiêu?

Xuất hiện clip chọi trâu nghi ở Nghệ An, chính quyền phủ nhận

Vụ 40 học sinh ở TP Thủ Đức nghi ngộ độc: 2 trường tự gửi mẫu kiểm nghiệm

Người đàn ông rơi từ cầu dẫn vào khu mua sắm chợ Đà Lạt xuống đất
Có thể bạn quan tâm

Showbiz chưa hết loạn: Tình cũ Choiza bị tố làm Sulli đau khổ, IU được chỉ đích danh
Sao châu á
09:36:18 02/04/2025
Hoàng Thuỳ Linh trực tiếp nhắc chuyện có bầu, yêu cầu ekip làm gấp 1 chuyện giữa nơi công cộng!
Sao việt
09:32:18 02/04/2025
Vườn cúc họa mi Thung Nham khiến bạn có thêm một lý do để đi Ninh Bình
Du lịch
09:20:41 02/04/2025
Kiểu họa tiết dẫn đầu xu hướng 2025
Thời trang
09:16:36 02/04/2025
Nhóm thanh niên chặn đầu ô tô taxi, dùng mũ bảo hiểm đập phá xe
Pháp luật
09:09:37 02/04/2025
Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân
Thế giới
09:04:34 02/04/2025
Buổi thử vai đầy dấu hiệu rợn người cho phim của Kim Soo Hyun: Diễn ra ở hộp đêm, yêu cầu diễn viên nữ ăn mặc hở hang và hành động kỳ lạ
Hậu trường phim
08:21:02 02/04/2025
Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt
Sức khỏe
08:02:25 02/04/2025