Vàng lậu rộng đất sống
Chênh lêch giá vàng trong nước và thế giới lên mức kỷ lục, hơn 6 triệu đồng/lượng, đang là cơ hội để vàng lậu hoành hành.
Ngày 20/4, dù nhiều đơn vị kinh doanh vàng quy mô lớn nghỉ giao dịch cuối tuần nhưng thị trường trong nước vẫn khá sôi động khi giá vàng ở mức thấp trong vòng 2 năm qua. Giá vàng miếng SJC tại các cửa hàng ở TPHCM phổ biến quanh mức 41,5 triệu đồng/lượng mua vào, 42 triệu đồng/lượng bán ra. Trong khi đó, giá vàng thế giới dao đông quanh mức 1.406 USD/ounce, tương đương 35,5 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá trong nước và thế giới tiếp tục được duy trì ở mức 6,5 triệu đồng/lượng.
Vàng nhẫn, nữ trang sôi đông
Thị trường vàng trong nước tuần qua sôi động khi giá lao dốc. Lực mua trên thị trường tăng mạnh đôi với cả vàng miếng, vàng nhẫn và nữ trang. Tình trạng xếp hàng mua vàng miếng SJC không chỉ tái diễn tại nhiều doanh nghiệp vàng mà nhu cầu mua vàng nhẫn 999,9 và nữ trang cũng tăng đáng kể. Giá bán vàng nhẫn của một số thương hiệu như Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu, vàng nhẫn của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) quanh mức 40 – 40,2 triệu đồng/lượng.
Chênh lệch giá trong nước và thế giới tiếp tục được duy trì ở mức 6,5 triệu đồng/lượng. Nhiều người tranh thủ mua vàng khi giá giảm.
Chị Nguyễn Thị Lê, nhà ở quận 7 – TPHCM, cho biết thấy giá vàng xuống thấp, chị liền đi sắm một bộ nữ trang gồm bông tai, nhẫn và lắc tay chuẩn bị cho ngày cưới.
Trong khi đó, thấy giá vàng giảm sâu, bà Trần Thị Vân, nhà ở TP Biên Hòa – Đồng Nai, cũng tranh thủ mua vài chỉ nhẫn tròn 999,9 để dành làm của hồi môn cho con gái sắp lập gia đình.
Theo chủ một tiệm vàng lớn tại TP Biên Hòa, việc vàng miếng bị siết chặt kinh doanh, mua bán giúp vàng nhẫn “lên ngôi” bởi đây vẫn là loại vàng 999,9% nhưng giá thấp hơn vàng miếng, lại thuận tiện mua bán.
Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại TPHCM tiêt lô: “Nhiều điêm kinh doanh vàng nữ trang, vàng nhẫn cho biết lực cầu đang tăng rât mạnh nên họ sẵn sàng mua giá cao”.
Video đang HOT
Gom USD nhập lậu vàng?
Trong khi thị trường vàng sôi động, giá USD trên thị trường tự do cũng liên tục đi lên. Ngày cuối tuần, một số tiệm vàng thông báo mua vào 21.350 đồng/USD, bán ra 21.450 đồng/USD (giá USD tự do tăng thêm khoảng 450 đồng trong tuân qua). Nếu tính theo tỉ giá USD tự do, giá vàng thế giới đang ở mức 36,3 triệu đồng/lượng, thấp hơn trong nước 5,9 triệu đồng/lượng.
Nhiều ý kiến băn khoăn khi giá USD tăng mạnh và giá vàng nội quá cao so với thê giới, phải chăng giới đầu cơ đang gom USD nhập lậu vàng? Một cán bộ quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại TPHCM thừa nhận tình trạng nhập lậu vàng những ngày qua đang tăng mạnh nhưng rất khó xử lý.
Mới đây, lực lượng chức năng tại TPHCM phát hiện đối tượng vận chuyển 7 kg vàng từ biên giới nhưng chỉ thu giữ được 2 kg còn nguyên thỏi với đây đủ ký hiệu. Số vàng còn lại phải trả cho đối tượng vì đã bị cắt, cán mỏng, trở thành vàng không nguồn gốc nên không thể xử lý theo quy định.
Theo vị cán bộ nêu trên, với mức chênh lệch giá thế giới và giá vàng nhẫn khoảng 5 triệu đồng/lượng như hiện nay, các đối tượng buôn lậu vàng dễ dàng hưởng lợi vài triệu đồng/lượng. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng cho rằng trong khi vàng miếng bị kiểm soát chặt thì việc mua bán, sản xuất vàng nữ trang, vàng nhẫn lại đang khá “tự do” nên vàng lậu có nhiều cửa tiêu thụ.
Nhiêu người am hiêu thị trường vàng còn lo ngại với mức chênh lệch kỷ lục giữa giá vàng trong nước và thế giới, không loại trừ khả năng vàng lậu sẽ được hợp thức hóa qua cửa vàng nhái thương hiệu SJC. Lãnh đạo Công ty SJC cho rằng dù không qua được “cửa” công ty này vì sợ bị phát hiện nhưng các đối tượng vẫn có thể tiêu thụ vàng nhái SJC ở các tỉnh, TP khác.
Không được nhập, vẫn tiêu thụ 77 tấn vàng
Tại hội thảo về vàng nữ trang mới đây, ông Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn TPHCM, cho biết theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dù không được cấp phép nhập khẩu vàng nhưng mức tiêu thụ vàng của Việt Nam năm 2012 khoảng 77 tấn. TPHCM chiếm khoảng 70% lượng tiêu thụ vàng, trong đó nhu cầu để sản xuất vàng nhân, vàng nữ trang là rất lớn.
“Ngân hàng Nhà nước không cấp phép nhập vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng nhưng một hộ cá thể sản xuất kim hoàn lớn có thể sản xuât cả triệu sản phẩm nữ trang/năm. Vậy vàng này lây từ đâu?” – ông Dưng đặt vân đê.
Theo Dantri
Hành dân vì cái bao bì vàng
Lấy lý do bao bì cũ, một ngân hàng không chịu mua vàng miếng SJC của khách, còn bảo nếu không nhanh đi đổi, mai mốt hết hạn sẽ chẳng ai mua (?!).
Liên lạc với Pháp Luật TP.HCM qua điện thoại ngày hôm qua (7/3), một độc giả khá bức xúc kể mới đây, ông đem vàng miếng SJC đến một ngân hàng ở TP.HCM bán thì bị từ chối với lý do bao bì cũ. Đã thế, nhân viên ngân hàng này còn dặn khách nhanh đi đổi vì khi SJC không nhận đổi nữa sẽ chẳng ai mua.
Đã bất tiện, tốn tiền còn bị rớt giá
Cùng ngày, chị M. (ngụ quận 3, TP.HCM) đã tìm đến chúng tôi cho biết mấy hôm trước nhà cần tiền gấp, chị mang hai lượng vàng SJC đến một chi nhánh ngân hàng bán. Sau khi kiểm tra, nhân viên giao dịch thông báo do một miếng vàng bị trầy xước ở góc nên chị phải trả phí 20.000 đồng/lượng. Nhân viên này còn nói miếng vàng SJC của chị là mẫu bao bì cũ nên khi mang đến SJC đổi phải mất thêm một lần phí nữa cho mẫu bao bì mới.
Một trường hợp khác là chị L. (ngụ quận 8) phản ánh, mới đem ba lượng vàng SJC ra tiệm vàng bán thì chủ tiệm từ chối không mua, lý do vàng cong, vênh. Chị mang ra một chi nhánh ngân hàng trên đường Nguyễn Trãi (quận 5) thì ngân hàng đồng ý mua với giá vàng SJC niêm yết nhưng bảo phải thu thêm 100.000 đồng tiền gia công dập lại. Nhân viên này còn thông tin, nếu chị muốn tiền phí thấp thì "đến SJC mà bán!".
Có một thời người dân mua bán vàng khá thuận tiện, thậm chí có thể mua vàng miếng bằng máy ATM. Ảnh: M.Thảo
Như vậy, nếu theo đúng trình tự, khách hàng nào đang sở hữu vàng miếng SJC bao bì cũ, bị cong vênh, trầy xước... vừa phải tốn phí đổi bao bì mới, dập lại... vừa mất thời gian đi lại mới được chấp nhận giao dịch. Và với số lượng các điểm giao dịch vàng miếng bị thu hẹp khá nhiều thì người dân đâu còn có thể "tiện đường ghé" như thói quen vốn có trong văn hóa sinh hoạt thường ngày nữa!
Vậy rốt cuộc, chủ trương quy tất cả thương hiệu vàng miếng về một mối, bắt buộc thay đổi bao bì, dập đúng chuẩn, quy định lại tiêu chuẩn cấp phép điểm giao dịch... của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là nhằm mục đích gì? Trong khi những điều này rõ ràng đang gây bất tiện cho người dân có nhu cầu, ngay từ việc nhỏ nhặt nhất là đi bán?
Chưa kể giá vàng miếng SJC vẫn còn giữ khoảng cách chênh lệch vài triệu đồng so với giá vàng thế giới, mặc dù NHNN đã tuyên bố "bình ổn giá vàng", "kéo giá vàng về sát giá thế giới" cùng hàng hoạt quy định hành chính xuyên suốt từ năm 2012 đến đầu năm nay. Nói thẳng ra là vàng miếng mà người dân trong nước đang giao dịch bị rớt giá so với vàng thế giới.
Thu phí để bảo đảm an toàn?
Chiều 7/3, trao đổi với chúng tôi, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), cho biết vàng miếng SJC có bao bì trầy xước thì SJC vẫn mua bình thường. "Nơi nào từ chối, khách hàng cứ mang đến SJC bán. Còn muốn đổi sang bao bì mới đẹp hơn thì trả thêm phí 5.000 đồng/lượng. Riêng vàng miếng SJC móp méo, chúng tôi mua nhưng thu thêm phí gia công dập lại 50.000/đồng lượng" - ông Dũng nói.
Tuy nhiên, trong một lần trả lời báo chí trước đó, ông Dũng lại lý giải việc SJC chuyển sang dùng bao bì mới cho vàng rằng: "Hơn 20 năm từ ngày thương hiệu SJC ra đời, chúng tôi cung cấp ra thị trường khoảng 20 triệu lượng vàng miếng. Bao bì vàng đã bị thoái hóa do quá trình cất trữ, vận chuyển nên chúng tôi chuyển qua bao bì mới, không thu phí hoặc thu rất thấp. Hơn nữa, những bao bì mới có tem chống giả tốt".
Về việc các điểm kinh doanh vàng thu phí vàng móp méo, bao bì cũ, theo ông Dũng, là do một lượng lớn vàng miếng chưa chuyển đổi kịp, có hiện tượng bị làm giả. Một số ngân hàng chưa có kinh nghiệm giám định vàng nên họ thu phí để... đảm bảo an toàn.
Nếu nói như vậy thì lâu nay, người mua và người bán phân biệt vàng thật - giả bằng cách nào? "Thì mua cứ mua, bán cứ bán. Tin nhau là vậy! Còn ngày xưa, người ta xem xét các loại bề nổi ở chữ trên mặt miếng vàng, nghi ngờ thì đem đèn khò xịt lên bề mặt miếng vàng là biết ngay!" - một chủ tiệm vàng ở chợ Thiếc (quận 11) nói với chúng tôi.
Còn nay, bao bì cũ khó bán đã đành, người dân còn không dám cắt bao bì ra đem thử lửa bởi như thế vàng lại dễ bị trầy xước, cong vênh, móp méo... Lúc đó họ bán cho ai? Đặt trường hợp với những lý do khác, SJC hay NHNN muốn thay đổi bao bì hoặc muốn đổi tên thương hiệu vàng miếng từ SJC thành ABC thì sao? Câu hỏi này của chúng tôi không được ông Dũng trả lời vì lý do "bận họp gấp"!
Xem xét kỹ lại trong quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ ký cách đây mấy ngày về việc cho phép NHNN mua bán vàng miếng, không hề có một chữ nào về SJC hay thương hiệu vàng quốc gia. Ở đây, có thể hiểu là NHNN được phép mua bán vàng miếng bất kể thương hiệu nào. Vậy thì cớ làm sao NHNN lại tự hạn chế mình vào thương hiệu SJC để rồi từ đó "đẻ" ra nhiều quy định khác... hành dân?
Câu trả lời hợp lý từ những người làm chính sách vẫn luôn được người dân mong chờ.
Chuyên gia ngân hàng TS Nguyễn Trí Hiếu: Bao bì không làm tăng giá trị cho vàng
Trong quy định của NHNN không nói đến bao bì đi kèm điều quan trọng là mẫu mã, nhãn hiệu trên thỏi vàng miếng có đúng chuẩn SJC hay không như dấu SJC, thông tin nhà sản xuất, mã số lô hàng... Bao bì đi kèm không làm gia tăng giá trị cho vàng. Ở nước ngoài người ta không coi trọng bao bì mà tập trung vào chất lượng, tuổi và thương hiệu vàng.
NHNN đã chỉ định SJC gia công, bảo đảm chất lượng vàng miếng thì SJC phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này, không thể nói là do các ngân hàng chưa đủ kinh nghiệm kiểm định vàng nên thu phí để đảm bảo an toàn.
Theo Dantri
Bí ẩn ngọn đồi vàng Đêm giao thừa, cộng đồng người Chăm ở Khánh Hòa và Ninh Thuận thường ghé đồi Cù Lao dâng hương cho nữ thần Ponagar, trước thể hiện lòng thành, sau những mong thần nữ ban cho năm mới an lành, sung túc. Tọa lạc ở cửa ngõ dẫn vào thành phố Nha Trang, gối đầu trên cầu xóm Bóng, đồi Cù Lao gắn...