Vắng khách, nhiều ông đồ ở Văn Miếu vẫn chưa khai bút
Dù đã khai mạc được 2 ngày nhưng nhiều ông đồ ở Hồ Văn, Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn chưa khai bút do người đến xin chữ thưa thớt.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp, “phố ông đồ” được mở tại Hồ Văn, thuộc khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Dù đã khai mạc được 2 ngày nhưng lượng người đến “phố ông đồ” xin chữ vẫn rất ít.
Nhiều gian hàng thậm chí còn chưa dựng xong, đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Một số gian hàng đã dựng lên nhưng chưa có ông đồ đến ngồi.
Các ông đồ ngồi buôn chuyện với nhau trong lúc vắng khách.
Video đang HOT
Theo ông đồ Nguyễn Minh Thu (Mỹ Đức, Hà Nội), năm nay, “phố ông đồ” sẽ mở cửa từ 24 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng để phục vụ người dân xin chữ đầu năm.
“Bây giờ chỉ là khách vãng lai và những người ở tỉnh khác họ xin chữ sớm để về quê nên vắng vẻ. Khoảng chiều mùng 1 và ngày mùng 2 Tết, người dân ở Hà Nội mới xin chữ đông”, ông đồ Thu nói.
Năm nay, sẽ có khoảng 100 ông đồ thực hiện việc cho chữ ở Hồ Văn. Các ông đồ này đều đã vượt qua kỳ thi sát hạch từ những năm trước.
Xin chữ là một nét truyền thống của người dân Việt vào đầu năm mới với mong muốn được khỏe mạnh mạnh, may mắn, tài lộc…
Trong lúc chờ khách, ông đồ Nguyễn Văn Hải vẽ ra bức thư pháp 3 chữ Phúc – Lộc – Thọ bằng tay.
Những chữ viết hoàn toàn được thực hiện bằng ngón tay của ông Hải có đường nét uốn lượn, khúc khuỷu và rất đẹp mắt.
Một vài du khách nước ngoài tìm đến “phố ông đồ” để xin chữ sớm.
Khoảng 30 bức thư pháp chữ Hán – Nôm và chữ Quốc ngữ do các ông đồ gửi về, được Ban tổ chức thẩm định và lựa chọn tham gia triển lãm với chủ đề tôn sư trọng đạo.
Theo các ông đồ, chỉ khoảng 3-4 ngày nữa, “phố ông đồ” sẽ nhộn nhịp hơn vì người dân được nghỉ Tết.
Theo Danviet
Hơn 100 ông đồ sẵn sàng cho chữ ở Văn Miếu
Cứ vào dịp Tết, "phố ông đồ" ở khu vực Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) lại tấp nập với hàng trăm ông đồ trổ tài, cho chữ lấy may ngày đầu xuân năm mới.
Không chỉ là hoạt động mang tính truyền thống thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc trong dịp Tết cổ truyền, Hội chữ ông đồ đã trở thành sự kiện hàng năm được nhiều người dân quan tâm.
Năm nay sự tham gia của công chúng tại "phố ông đồ" vẫn chưa đông đúc bởi người dân đã quen cái "nết" tham quan phố này tại vỉa hè phố Văn Miếu
Ban tổ chức đã bố trí 130 lều khung sắt xung quanh hồ Văn (cạnh Văn Miếu Quốc Tử Giám) để hơn 100 "thầy đồ" ngồi cho chữ
Trước đó một số "ông đồ" đã viết đơn gửi UBND thành phố đề nghị tái lập phố ông đồ trên vỉa hè phố Văn Miếu. Tuy nhiên, với chủ trương Năm trật tự văn minh đô thị, thành phố đã không đồng tình
Khoảng 100 "ông đồ" được lựa chọn sau kỳ thi sát hạch đã chấp hành ngồi viết chữ ở khu vực bên hồ Văn. Các "ông bà đồ" đều được cấp thẻ hành nghề
Hội chữ Xuân vẫn thưa vắng người tham quan, xin chữ. Một số "ông đồ" ban ngày ngồi trong khu vực hồ Văn, tối lại ra vỉa hè viết chữ
Ông đồ già chờ khách Bà đồ Cát Lệ chia sẻ: "Viết thư pháp mang lại cho tôi rất nhiều điều, tính cách của tôi thay đổi nhiều, nhẫn nại, mềm mại hơn..."
Niềm vui của ông đồ già với khách quốc tế
Một số tác phẩm thư pháp
Hoàng Gia Bảo Vân
Theo Thanhnien
Hà Nội khai trương phố ông đồ ở Hồ Văn Ngày 21/1, khoảng 100 ông đồ viết chữ Hán - Nôm, chữ Quốc ngữ đã tham gia Hội chữ Xuân Đinh Dậu 2017 tại Hồ Văn, thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội. Giống như 3 năm trước, Hội chữ Xuân năm nay được tổ chức tại Hồ Văn, thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội. Khoảng 100 ông...