Vắng khách mua xe, đại lý ô tô chạy đua ‘bớt lạc, giảm giá’
Giá bán nhiều mẫu ô tô trở về đúng mức nhà sản xuất, phân phối niêm yết, thậm chí nhiều mẫu mã còn được đại lý áp dụng chính sách ưu đãi, giảm giá bán để tạo sức hấp dẫn với khách hàng trong bối cảnh sức mua ô tô đang có xu hướng sụt giảm.
Sản lượng ô tô tại Việt Nam dần được cải thiện cùng quan niệm mua sắm, tiêu dùng của người Việt theo từng mốc thời gian… tiếp tục tạo nên sự biến động với những thay đổi chóng vánh trên thị trường ô tô.
Thị trường ô tô Việt Nam đang có nhiều biến động khi nguồn cung cải thiện nhưng sức mua giảm TRẦN HOÀNG
Chỉ khoảng một tháng trước, nhiều mẫu mã ô tô hút khách bị các đại lý “hét giá” chênh vài chục đến cả trăm triệu đồng do sản lượng sản xuất sụt giảm, lượng xe cung ứng ra thị trường không đủ để bán. Thậm chí, có thời điểm nhiều khách hàng mua xe phải chờ đợi hàng tháng trời mới hy vọng nhận được xe. Nhiều đại lý còn lợi dụng nguồn cung ô tô khan hiếm, gắn thêm các điều kiện như mua gói phụ kiện… để khách hàng chi thêm tiền nếu muốn nhận xe sớm. Một số đại lý khác thậm chí đã nhận đơn đặt hàng từ trước đó nhưng vẫn “hẹn nay, hẹn mai” không giao xe đúng hẹn, khiến không ít khách hàng bức xúc.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại cục diện đã thay đổi. Chuỗi cung ứng linh kiện, chip bán dẫn trên toàn cầu từng bước được kết nối lại góp phần giúp sản lượng sản xuất ô tô gia tăng. Nguồn cung các mẫu mã ô tô đã dồi dào hơn trước. Trong khi đó, sức mua ô tô tại thị trường Việt Nam lại đang có xu hướng sụt giảm khi thời gian bán hàng bước vào tháng Ngâu (tháng 7 âm lịch), nhiều khách hàng thường có quan niệm kiêng kỵ, hạn chế mua sắm những mặt hàng có giá trị lớn như ô tô.
Sức mua ô tô tại thị trường Việt Nam lại đang có xu hướng sụt giảm khi thời gian bán hàng bước vào tháng Ngâu TRẦN HOÀNG
Video đang HOT
Đối mặt với nguy cơ “ế” khách, sụt giảm doanh số… nhiều đại lý ô tô hiện đã “xuống nước”, chạy đua “bớt lạc” – (giảm số tiền chênh lệch với giá niêm yết) thậm chí tung các gói ưu đãi, giảm giá bán để tạo sức hấp dẫn với khách hàng. Trong đó, phần lớn được áp dụng với các dòng xe phổ thông.
Cụ thể, ở phân khúc sedan hạng B, nhiều mẫu mã vốn hút khách hiện đang được đại lý áp dụng chính sách ưu đãi. Trong đó, Toyota Vios được một số đại lý giảm giá từ 5 – 20 triệu đồng. Honda City giảm tới 25 triệu đồng, trong đó khách hàng có thể thương lượng giữa mức ưu đãi bằng quà tặng phụ kiện hoặc quy ra mức giảm giá bằng tiền mặt. Hyundai Accent cũng đang được đại lý giảm giá khoảng 5 – 10 triệu đồng. Trong khi đó, giá bán Suzuki Ciaz đã về mức dưới 500 triệu đồng.
Honda City đang được đại lý ưu đãi, giảm tới 25 triệu đồng TRẦN HOÀNG
Ở phân khúc sedan hạng C, ngay cả Kia K3 – mẫu xe hút khách nhất phân khúc cũng giảm giá từ 5 – 15 triệu đồng để hy vọng cải thiện doanh số vốn đã sụt giảm trong tháng 7.2022 vừa qua. Giá bán thực tế của Mazda3 cũng khoảng 30 triệu đồng.
Trong khi đó, ở phân khúc MPV phổ thông 5 2 chỗ ngồi, Toyota Veloz Cross trước đây vốn đội giá hàng chục triệu đồng, nay đã giảm về mức đúng giá niêm yết. Thậm chí, để hút khách một số đại lý còn hứa hẹn tặng thêm phụ kiện cho khách hàng đặt mua dòng xe này.
Giá bán Toyota Veloz Cross đang về đúng mức niêm yết
Giá bán các dòng xe vốn “kèm lạc” như Hyundai Creta, Tucson cũng đã hạ nhiệt. Cụ thể, ở thời điểm hiện tại, Hyundai Creta đã trở về đúng giá niêm yết, thậm chí một số đại lý còn tung chính sách ưu đãi giảm giá 10 – 15 triệu cho một số phiên bản. Riêng Tucson vẫn chênh giá so với giá niêm yết, nhưng mức chênh lệch hiện chỉ còn khoảng 30 – 40 triệu đồng. Những đối thủ của Tucson như Mazda CX-5 cũng được đại lý áp dụng ưu đãi giảm khoảng 40 triệu đồng tiền mặt. Honda CR-V được ưu đãi lên đến 70 triệu đồng (gồm tiền mặt và phụ kiện).
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, cục diện trên thị trường ô tô Việt Nam đã thay đổi chóng vánh. Tính cạnh tranh trong từng phân khúc gia tăng giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn, các nhà sản xuất phân phối theo đó cũng liên tục có những thay đổi về chính sách bán hàng để tạo sức hút.
Mua ô tô hot, phải chờ năm sau mới được nhận xe
Nhiều mẫu ô tô hiện vẫn đang trong tình trạng khan hàng, khách dù đã đặt cọc, chấp nhận chi thêm tiền "lạc" vẫn phải chờ từ 6 tháng đến cả năm mới được nhận xe.
Đến gần cuối tháng 6, nhiều hãng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe tại Việt Nam cho biết tình trạng khan hàng, thiếu xe để bán vẫn tiếp diễn. Nhiều mẫu xe thời điểm hiện tại không thể đáp ứng đủ số lượng để trả khách theo đơn đặt hàng.
Người mua xe phải chờ đợi nhiều tháng đến cả năm trời dù đã ký hợp đồng đặt cọc, thậm chí chấp nhận mua chênh giá (bia kèm lạc) từ vài chục đến hơn trăm triệu đồng.
Trong đó, Toyota Raize là một trong những mẫu xe đang rất khan hiếm. Lịch giao xe có thể kéo dài đến năm 2023, thậm chí một số đại lý thông báo không nhận ký hợp đồng đặt cọc nữa vì chưa biết bao giờ có xe.
Toyota Raize 2022 hiện được phân phối với 1 phiên bản có giá niêm yết 527-535 triệu đồng tùy theo màu sắc. Tuy nhiên, vì khan hàng nghiêm trọng, khiến các đại lý Toyota tung chiêu bán "bia kèm lạc" với các gói phụ kiện trị giá 50-60 triệu đồng để kiếm lời.
Toyota Raize 2022 gặp tình trạng khan hàng nghiêm trọng.
Cùng với Raizer, mẫu xe SUV cỡ lớn nhà Toyota, Land Cruiser hiện cũng đang gây sốt thị trường. Kể từ lúc ra mắt, Toyota Land Cruiser 2022 luôn ở trong tình trạng "cháy hàng" trên toàn thế giới bất chấp giá bán không hề rẻ.
Tại Việt Nam, nếu muốn đặt hàng chính hãng, khách hàng phải chờ tới cả năm để có thể mua mẫu xe này, dù giá chênh cao kỷ lục lên đến 1,3 tỷ đồng so với giá niêm yết ở mức 4,6 tỷ đồng. Tại thị trường Nhật Bản, khách hàng còn phải xếp hàng đợi đến 4 năm mới có xe về tay.
Không riêng gì Toyota Raizer, Land Cruiser, hai mẫu xe nhà Hyundai, SantaFe và Tucson, tình trạng hiếm xe kéo từ đầu năm đến nay vẫn chưa được cải thiện.
Khan hàng, cộng theo mức chênh kỷ lục tại các đại lý khiến khách mua xe không khỏi bức xúc. Cụ thể, Hyundai Santafe có giá niêm yết 1 tỷ 030 triệu - 1 tỷ 340 triệu đồng. Khách hàng phải chấp nhận mua thêm gói phụ kiện cao nhất lên đến 130 triệu đồng mới được đại lý ưu tiên nhận xe sớm.
Hyundai SantaFe và Tucson, tình trạng hiếm xe kéo từ đầu năm đến nay vẫn chưa được cải thiện.
Tương tự, Hyundai Tucson có giá niêm yết 825 triệu đến 1,030 tỷ đồng. Nhưng mức chênh giá hiện tại của mẫu xe này có nơi đạt đến 150 triệu đồng.
Trên khắp các diễn đàn mạng, nhiều khách hàng than vãn việc ký, đặc cọc mua xe nhưng đại lý, nhân viên sale hứa lên hứa xuống vẫn không có xe để giao. Đa số khách hàng kháo nhau bỏ cọc, chuyển hướng mua xe khác.
Ngoài những mẫu xe nói trên, Ford Ranger, Ford Explorer 2022 hay Kia Seltos, Kia Sonet cũng đang rơi trong tình trạng khan hàng, lượng xe sản xuất không đủ cung cấp cho các đại lý khiến nhiều khách đặt mua ở thời điểm hiện tại phải chờ 2-3 tháng mới nhận được xe.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng các mẫu ô tô mới khan hiếm hàng được các hãng cho biết là do chuỗi cung ứng chip, linh kiện sản xuất ô tô trên thế giới bị đứt gãy bởi tác động của đại dịch Covid-19, đặc biệt cuộc khủng hoảng Ukraine gần đây đã khiến cho chuỗi cung ứng càng trở nên khó khăn hơn.... Nhiều hãng xe không đủ linh kiện, chip để lắp ráp, nhà máy phải tạm ngừng sản xuất. Từ đó dẫn đến thiếu hụt xe, cung không đủ cầu.
Dù vậy, khá vui mừng doanh số thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 5 vừa qua vẫn tăng trưởng đạt 43.816 xe, tăng 3,4% so với tháng 4/2022 và tăng 71% so với tháng 5/2021.
Loạt ô tô bán 'bia kèm lạc' được người dùng quan tâm ra sao? Nhìn lại doanh số tháng 3 của các mẫu xe được bán "bia kèm lạc" để biết độ hot của nó như thế nào. Với "lý thuyết" khan hàng, hàng loạt mẫu xe hot hiện nay như Hyundai SantaFe, Tucson, Creta; Ford Ranger, Explorer, đặc biệt là các dòng Toyota như Raize, Veloz Cross mới ra mắt đang được các đại lý báo...