Vắng khách do dịch COVID-19, hàng không xoay xở bằng chở hàng hóa
Thay vì đích nhắm là chở khách, giờ đây nhiều hãng bay trong nước đang nỗ lực nâng tỉ trọng của mảng vận tải hàng hóa (cargo) như một phương án vượt khó thời đại dịch, đê đảm bảo hàng hóa lưu thông trong nươc và xuât khâu.
Hàng không ưu tiên dùng máy bay lơn đê vân chuyên hàng trăm tân vải thiêu tư Hà Nôi đên TP.HCM – Ảnh: VNA
Các hãng bay cho biêt hiên nay số lượng chuyến bay sụt giảm, máy bay phải nằm đất do dịch COVID-19 khiên lương khách đi máy bay giảm mạnh. Đê tăng thêm doanh thu, các hãng bay đây mạnh viêc vân chuyên hàng hóa nhằm duy trì hoạt đông khai thác.
Đại diên Vietnam Airlines cho biêt vải thiều Bắc Giang năm nay được mùa, với sản lượng tăng hơn chục nghìn tấn so với năm trước. Tuy nhiên, dịch COVID-19 làm khó cho việc tiêu thụ nông sản thế mạnh này của tỉnh Bắc Giang.
Trong đó, khâu vận chuyển hàng hóa cần phải rất nhanh chóng, với khả năng bảo quản tốt để vải thiều đến tay người tiêu dùng vẫn giữ được chất lượng tươi mới. Trước yêu cầu này, đường hàng không đã được huy động tối đa để thực hiện nhiệm vụ.
Đại diên Vietnam Airlines cho biêt hãng đã vân chuyên hàng trăm tân vải thiêu Băc Giang băng máy bay thân rông Boeing 787 và Airbus A350 đi đên TP.HCM, Nhât Bản.
Thâm chí đê tăng trọng tải, ngoài khoang hành lý, hãng đã săp xêp đưa 40 tân vải thiêu tư Hà Nôi vào TP.HCM trên khoang hành khách. Đây cũng là lân đâu tiên hãng bô trí môt siêu máy bay Boeing 787-9 chỉ đê chơ vải thiêu.
Chỉ tính riêng trong ngày 8-6, hãng đã vân chuyên hơn 100 tân vải thiêu tư Hà Nôi đên TP.HCM. Trươc đó, những lô vải thiều đầu tiên của Bắc Giang đã đến Nhật Bản trên các máy bay thân rộng của Vietnam Airlines.
“Đây là những nỗ lực mới nhất của Vietnam Airlines cùng tỉnh Bắc Giang và các đơn vị liên quan nhằm sát cánh cùng bà con nông dân đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều” – đại diện hãng bay này nhấn mạnh.
Theo các hãng bay, trong bối cảnh nhiều đường bay nội địa và quốc tế buộc phải tạm dừng để tránh sự lây lan của dịch COVID-19, các hãng hàng không Việt Nam chuyển hướng sang dùng máy bay chở khách băng cách tháo ghê trên khoang hành khách để chở hàng, “vớt vát” doanh thu vốn đang sụt giảm nghiêm trọng.
Video đang HOT
Bình thường, một chuyến bay vừa chở khách vừa chở hàng trong bụng máy bay có thể chở trung bình khoảng 2 tấn hàng với máy bay A321, 15 tấn với máy bay A350/787.
Nếu chuyến bay không chở khách, kết hợp chở hàng trong bụng và trên ghế hành khách máy bay, con số tăng lên lần lượt là 8 – 9 tấn và 35 – 40 tấn hàng. Đối với máy bay A321 sau khi tháo ghế khoang hành khách để tăng chở hàng, máy bay chở tối đa được 14 tấn hàng.
Như vậy, những thay đổi cải biến khoang hành khách giúp nâng gấp 2 đến gần 7 lần tải trọng hàng hóa của máy bay so với việc chỉ chở hàng trong bụng máy bay, qua đó tối ưu hóa chi phí và doanh thu của từng chuyến bay chở hàng.
Đơn cư, Vietjet Air đã bắt tay cùng Tập đoàn UPS cải thiện mảng vận chuyển hàng hóa giữa thị trường Mỹ và khu vực châu Á (nhất là đến Việt Nam và Thái Lan).
Dù vây, hiện nay các hãng hàng không Việt Nam chưa có hãng nào có máy bay chuyên vận chuyển hàng hóa chuyên nghiêp.
Năm băt đươc nhu câu trên, ông “vua hàng hiêu” Johnathan Hạnh Nguyễn – chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) – đã xin thành lập hãng bay riêng chuyên chở hàng hóa (cargo) là IPP Air Cargo, đánh dấu mốc mới cho “cuộc đua” thị trường vận tải hàng hóa bằng đường không, vốn phần lớn đang nằm trong tay hãng bay ngoại.
Hãng bay mơi có tổng mức đầu tư 2.400 tỉ đồng (khoảng 100 triệu USD), trong đó 30% là vốn chủ sở hữu và 70% còn lại là huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
Nêu đươc câp phép, năm đâu tiên IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 máy bay chở hàng hóa, sau đó tăng lên 7 chiếc vào năm thứ hai và 10 chiếc vào năm thứ 3. Hãng lên kế hoạch vận chuyển khoảng 115.000 tấn hàng hóa, đạt doanh thu 71 triệu USD.
Bắc Giang linh hoạt tiêu thụ vải thiều trong dịch COVID-19, chưa cần 'giải cứu'
Hiện nay, khi dịch bệnh COVID-19 đang tiếp tục bùng phát mạnh tại Bắc Giang, cũng là lúc vào mùa vải thiều, dưa hấu, dứa... vào vụ thu hoạch.
Tưởng chừng địa phương sẽ phải kêu gọi giải cứu nông sản, nhưng khi trao đổi với phóng viên báo Tin tức từ tâm dịch Bắc Giang, ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang cho biết, việc tiêu thụ nông sản tại Bắc Giang vẫn tương đối ổn định, do linh hoạt trong sản xuất, tiêu thụ.
Chủ động, linh hoạt từ rất sớm
Ông Trần Quang Tấn cho biết, theo thống kê, năm 2021, diện tích vải của tỉnh đạt 28.100 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (tăng khoảng 15.000 tấn so với năm 2020). Thời gian thu hoạch bắt đầu từ khoảng 20/5 đến cuối tháng 7 (vải chín sớm bắt đầu thu hoạch từ 20/5; vải thiều chính vụ từ 10/6). Mùa thu hoạch vải 2021 đang cận kề, trong khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không để sản xuất đứt gãy, tỉnh đã ban hành kế hoạch tiêu thụ vải thiều, cùng nhiều giải pháp hỗ trợ việc mua, bán vải cho bà con
Theo đó, kịch bản 1, nếu dịch bệnh được kiểm soát, vải thiều được tiêu thụ thuận lợi với sản lượng tiêu thụ 50% trong nước (khoảng 90.000 tấn), 50% xuất khẩu (khoảng 90.000 tấn), vải được tiêu thụ tại thị trường trong nước tập trung tại các chợ đầu mối; tập đoàn phân phối có hệ thống siêu thị; doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, chợ truyền thống, sàn thương mại điện tử. Thị trường xuất khẩu gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Thái Lan, Mỹ, EU...
Kịch bản 2, nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp, vẫn trong tầm kiểm soát, sản lượng vải thiều được tiêu thụ 70% trong nước (khoảng 130.000 tấn), 30% xuất khẩu (khoảng 50.000 tấn). Vải tiêu thụ trong nước tại các chợ đầu mối như: Thủ Đức, Bình Điền (TP Hồ Chí Minh), Long Biên (Hà Nội), Hòa Cường (Đà Nẵng)... sản lượng khoảng 55.000 tấn; các tập đoàn phân phối lớn 20.000 tấn; sàn thương mại điện tử 2.000 tấn; chợ truyền thống 13.000 tấn và một phần vải dành để sấy khô.
Kịch bản 3, khi dịch COVID-19 ảnh hưởng toàn diện, hoạt động xuất khẩu đóng băng, sản lượng vải thiều chủ yếu tiêu thụ nội địa. Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ tiêu thụ vải thiều cho bà con nông dân tại thị trường trong nước. Tiêu thụ tại các chợ đầu mối lớn 80.000 tấn; các tập đoàn phân phối có hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại khoảng 30.000 tấn; các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu (gồm: Công ty cổ phần Thực phẩm Đồng Giao, Công ty TNHH MTV Dũng Sỹ, Công ty Thực phẩm Á Châu...) 30.000 tấn. Số còn lại tiêu thụ tại chợ truyền thống, sàn giao dịch thương mại; để sấy khô và chế biến khác.
Phân loại sản phẩm quả vải thiều tươi tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu (xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.
Bên cạnh xây dựng kịch bản ứng phó theo tình hình của dịch COVID-19, ngay từ đầu tháng 5, tỉnh đã thành lập các tổ chốt, trạm tại các tuyến đường, cửa ngõ ra vào vùng vải tập trung của các vùng trồng vải như Tân Yên, Lục Ngạn để kiểm soát công tác phòng, chống dịch COVID-19. Các chốt chặn giúp đảo đảm an toàn vùng sản xuất vải thiều, không có trường hợp F1 ở khu vực các vùng vải tập trung. Người dân cũng được vận động không đi ra nơi khác.
"Đồng thời, các đơn vị như Công Thương, Nông nghiệp, Y tế sẽ phối hợp để lập hồ sơ và giấy xác nhân lô hàng vùng sản xuất an toàn dịch bệnh COVID-19 với các nội dung liên quan đến chủ lô hàng, ngày xét nghiệm và kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2; xuất xứ lô hàng, khối lượng lô hàng, cơ sở đóng gói... và cả thông tin về lái xe vận chuyển kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV -2... Việc thiết lập vùng nông sản an toàn sẽ tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng", ông Trần Quang Tấn cho biết.
Tuy nhiên hiện nay, khâu lưu thông, vận chuyển hàng nông sản của Bắc Giang qua các tỉnh, thành phố, cửa khẩu cũng gặp nhiều khó khăn. Các phương tiện vận tải chở nông sản, hàng thiết yếu và nguyên, vật liệu từ Bắc Giang đi các địa phương đều bị các chốt kiểm dịch chặn lại, không cho lưu thông. Ngược lại, các phương tiện vận tải của các địa phương vận chuyển hàng hoá tới Bắc Giang khi trở về lái xe phải cách ly tập trung 21 ngày.
Do đó, để đảm bảo "vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế", tỉnh Bắc Giang đề nghị các địa phương cho phép phương tiện vận chuyển nông sản, hàng hoá thiết yếu của Bắc Giang thông thương qua các cửa khẩu, cũng như được lưu thông qua các tỉnh, thành phố thuận lợi.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ tỉnh kết nối, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản và mong muốn các doanh nghiệp phân phối, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối... tích cực tiêu thụ.
"Sau khi Bắc Giang gửi văn bản thì nhiều tỉnh cũng đã có phản hồi. Hi vọng việc lưu thông, kiểm dịch được thuận lợi để tiêu thụ nông sản cho bà con", ông Tấn cho hay.
Đảm bảo tiêu thụ và xuất khẩu nông sản
Tính đến 16 giờ ngày 23/5, toàn tỉnh Bắc Giang đã thu hoạch được gần 2.100 tấn vải chín sớm. Trong đó, xuất khẩu sang 2 cửa khẩu tại Lào Cai và Lạng Sơn sang Trung Quốc là 1.100 tấn (chiếm trên 50%). Đồng thời, tỉnh cũng đang xúc tiến làm thủ tục xuất khẩu sang các nước như Anh, Úc, Singapore và Nhật Bản...
"Đối với mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản, bà con đang thu hái để đưa về cơ sở xông hơi, khử trùng ở Lục Ngạn, thưc hiện quy trình dưới sự giám sát của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) được phía bên Nhật Bản ủy quyền và xuất sang Nhật Bản vào 26/5", ông Trần Quang Tấn cho biết.
Theo ông Đinh Văn Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Hùng Thảo (Lục Ngạn), do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên việc xuất khẩu vải năm nay sẽ khó khăn hơn những năm trước. Tuy nhiên, hiện nay công ty đã nhận được khá nhiều đơn hàng xuất khẩu, lên tới vài nghìn tấn. Được sự hỗ trợ của Sở Công Thương, tỉnh phối hợp với đại lý Alibaba.com tại Việt Nam đã hoàn thiện thủ tục và đưa vải thiều, cũng như nông sản khác lên sàn giao dịch thương mại điện tử Alibaba.com. Đây hứa hẹn là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp.
Vải thiều Bắc Giang sẽ được bán trên sàn thương mại điện tử và xuất sang nước ngoài. Ảnh: TTXVN.
Sở Công Thương Bắc Giang cũng hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh (ưu tiên đơn vị sản xuất, tiêu thụ, chế biến vải thiều) xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trực tuyến gồm: Website, hệ thống email, fanpage trên Facebook...để tham gia sàn thương mại điện tử tỉnh Bắc Giang: http://www.san24h.vn và các sàn thương mại điện tử lớn trong nước và nước ngoài như: Lazada, Shopee, Tiki, Alibaba...
Cùng với đó, Bắc Giang cũng kết nối với bạn hàng Trung Quốc, làm việc với Đại sứ quán, Tham tán thương mại Trung Quốc tại Việt Nam và Tham tán thương mại của Việt Nam tại Trung Quốc để kết nối với 190 thương nhân được sang Bắc Giang mua vải. Cùng với đó thực hiện phương thức giao nhận hàng mới đảm bảo phòng dịch COVID-19.
Bắc Giang còn phối hợp với bên Hải Quan, Y tế, Kiểm dịch thực hiện đúng thông lệ thương mại quốc tế mở C/O xuất khẩu. Cùng với đó, thương nhân Trung Quốc cũng tạo điều kiện để việc xuất khẩu qua các cửa khẩu thuận lợi hơn. Hai bên thỏa thuận chọn một điểm để xe và lái xe của Việt Nam chuyển hàng đến và dừng lại, xe được phun khử khuẩn, sau đó lái xe của Trung Quốc sẽ đến điểm đó, lái xe đến điểm giao hàng bên Trung Quốc. Sau khi giao hàng xong, lái xe phía bạn hàng Trung Quốc sẽ đánh xe về điểm giao xe ban đầu, sau khi phun khử khuẩn thì lái xe Việt Nam lại lái xe đó về chở hàng, việc này tránh tiếp xúc trực tiếp, hoàn toàn đảm bảo yếu tố phòng dịch.
Trao đổi với phóng viên về thông tin kêu gọi "giải cứu nông sản" của tỉnh như dưa hấu, dứa.., Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang khẳng định, nông sản Bắc Giang chưa cần giải cứu, tuy nhiên, trong lúc tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại địa phương và cả nước, cần sự chung tay hỗ trợ của người dân, giúp người dân Bắc Giang vững vàng trong đại dịch. Tỉnh có tổng số 700 ha dứa, sản lượng 13.000 tấn; dưa hấu có 400 ha, 8.800 tấn... tiêu thụ trong tỉnh dự kiến 2.600 tấn và tỉnh ngoài 6.200 tấn. Đoàn thanh niên từ tỉnh đến huyện đã chung tay bán hàng, bình quân ngày được 10-15 tấn..
Lập vòng vây kiểm soát, bảo vệ vùng vải thiều 7.000 tỷ UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu gấp rút lập các chốt kiểm tra y tế dịch Covid-19 trên các tuyến đường trục chính vào các vùng sản xuất vải thiều Lục Ngạn, Tân Yên nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ vải thiều. Cụ thể, trong kế hoạch sản xuất vải thiều đảm bảo an toàn dịch bệnh...