Vắng hơi ấm cha mẹ từ nhỏ, nữ sinh ở với ngoại nỗ lực học giỏi, đỗ ĐH
Những ngày này, Nguyễn Vy Diễm Qùynh (quê ở xã Bình Minh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đang phải chật vật xoay xở để ổn định cuộc sống sau khi trở thành tân sinh viên trường Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông Việt – Hàn (Đà Nẵng).
Mỗi ngày, tiền ăn với Qùynh cũng là cả một nỗi lo. Chẳng còn cách nào khác, Qùynh đành sắp xếp thời gian đi tìm việc làm thêm, cố gắng nuôi dưỡng ước mơ đến trường.
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn, nơi Qùynh đang theo học.
Báo Tuổi Trẻ đăng tải, từ khi Qùynh ra đời, nhà nội của em đã không nhận, mẹ em một mình nuôi con. Năm Qùynh lên 3 tuổi, mẹ em vào Nam làm công nhân, gửi con nhờ bà ngoại. Kể từ ấy, với Qùynh, bà chính là gia đình, vừa là ba, vừa là mẹ.
Để có tiền trang trải, ngày trước bà của Qùynh thường nhận may vá đồ cũ, nhưng sau này khách thưa dần. Thu nhập giảm sút, có khi cả tháng chẳng được ăn thịt cá, chỉ có cơm trắng cầm cự qua ngày.
Vào Nam làm công nhân là sự lựa chọn của nhiều người, mong có cuộc sống tốt hơn
Mẹ Qùynh làm công nhân nơi đất khách cũng không khá khẩm hơn là mấy. Vì sức khỏe không tốt, đau ốm liên miên nên chẳng dám liên lạc về nhà. Thậm chí có những giai đoạn mẹ Qùynh bỗng dưng biệt tăm, 2-3 năm mới gọi về.
Sau này, Qùynh mới biết mẹ đã lấy chồng nhưng sống không hạnh phúc. Đứa em cùng mẹ khác ba còn bị suy dinh dưỡng nặng. Để có tiền mua sữa, chị đã phải cầm cố chiếc xe duy nhất lấy 1 triệu đồng. Thương mẹ, Qùynh đã lo liệu đủ 2 triệu gửi vào cho mẹ để mẹ mua vé xe về quê và chuộc xe. Tuy nhiên, vài hôm sau mẹ em gửi trả lại 1 triệu và nói không muốn làm khổ mọi người nên sẽ ở lại.
Cô tân sinh viên nhỏ bé nhưng ý chí kiên cường.
Về phần ba Qùynh, em cũng đã có lần liên lạc theo số mẹ đưa nhưng cuộc nói chuyện chỉ dăm ba câu là kết thúc. “Thỉnh thoảng em có nhắn tin, gọi điện nhưng ba bảo cuộc sống cực quá, hãy tha lỗi cho ba”, cô nữ sinh kể lại.
Thiếu vắng hơi ấm của ba mẹ, Qùynh học cách sống tự lập. Cô nàng nhỏ nhắn chỉ có 43kg nhưng lại vô cùng chững chạc, mạnh mẽ. Ngay từ nhỏ Qùynh đã biết đi làm thêm, từ việc đồng ruộng đến bán bánh vệ đường. Tất cả tiền kiếm được Qùynh đều đưa cho ngoại. May mắn nhà trường và cô giáo biết hoàn cảnh của em nên những năm qua đều hỗ trợ chi phí, sách vở.
Tuy nhiên, thời điểm Qùynh thi đỗ cấp 3 là lúc gia đình khó khăn nhất. Khi đó, bà ngoại đã ôm Qùynh vừa khóc vừa khuyên cháu nghỉ học, lên phụ dì bán bánh ở Đắk Lắk. Nhưng rồi Qùynh đã thuyết phục bà cố gắng thêm 3 năm nữa để “đời con không luẩn quẩn như mẹ”.
Video đang HOT
Sau nhiều vất vả, cuối cùng Diễm Qùynh đã tốt nghiệp cấp 3. Em vốn có nguyện vọng đăng ký vào ngành kế toán (Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng), nhưng vì học phí quá cao nên em đành thay đổi lựa chọn.
Những dãy trọ nhà cấp 4 tuy có nhiều hạn chế nhưng giá cả lại phù hợp với những hoàn cảnh khó khăn.
Hiện cô tân sinh viên đang thuê một phòng trọ trong dãy nhà cấp 4 chật chội, cũ kỹ. Mỗi ngày cô nữ sinh chỉ dám chi 30 ngàn cho bữa ăn trưa và tối, bỏ bữa sáng vì sợ mau hết tiền, lại phải xin làm ngoại vất vả.
“Đi làm được trả mấy trăm ngàn là phải quần quật từ sáng tới tối, mà đâu phải ngày nào cũng được đâu. Mình thèm được học, ra trường và đi làm. Nếu lúc trước chọn bỏ học thì giờ chắc mình đang bán bánh ngoài chợ”, Qùynh rưng rưng tâm sự.
Có lẽ chính hoàn cảnh vất vả đã tôi luyện lên một cô nữ sinh trưởng thành, tự lập như Qùynh. Sự cố gắng của em chắc chắn sẽ được đền đáp bằng trái ngọt trong tương lai.
Trong kỳ tuyển sinh Đại học vừa qua còn có rất nhiều người có hoàn cảnh tương tự Diễm Qùynh, chẳng hạn như cô gái người Nùng Chu Thúy Hường (quê Lạng Sơn) được biết đến với câu chuyện nhập học Đại học Y sau 2 tháng làm công nhân.
Cô công nhân hôm nào nay đã là nữ sinh viên trường Đại học Y.
Chia sẻ với chúng tôi, Hường cho biết từ nhỏ em đã không còn bố, một mình mẹ em gánh vác gia đình. Dù học khá giỏi nhưng vì hiểu rõ hoàn cảnh gia đình nên em luôn tự nhủ sau khi tốt nghiệp cấp 3 sẽ đi làm, đỡ đần mẹ.
Nghĩ là làm, chỉ 10 ngày sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, Qùynh đã xuống Bắc Ninh làm công nhân với mức lương 6 triệu đồng/tháng. Chi trả tiền nhà và ăn uống, mỗi tháng Qùynh đều để dư một chút gửi về quê. Em nàng vốn không có ý định học lên Đại học, tuy nhiên vào ngày trước khi hết hạn đăng ký xét tuyển, các chú ở Đồn biên phòng Tân Thanh đã gọi điện thuyết phục.
Hường đã được viết tiếp giấc mơ đến trường.
Đắn đo hồi lâu, Hường quyết định đăng ký ngành Điều dưỡng, đăng ký nguyện vọng 1 vào Đại học Y Hà Nội. Nào ngờ niềm vui đã đến khi em đang làm việc ở nhà máy.
Với sự giúp đỡ của các chiến sĩ ở Đồn biên phòng, đến nay, Hường đã trở thành cô tân sinh viên trường Y. Chia sẻ về cảm xúc lúc nhận kết quả đỗ đại học, Hường tâm sự: “ Khi nào ổn định thời gian học em sẽ đi làm thêm để trang trải thêm chi phí sinh hoạt. Ước mơ của em là sẽ trở thành một điều dưỡng giỏi, sau này có thể trở về để góp phần xây dựng quê hương Lạng Sơn.”
Cô nữ sinh ước mơ sẽ được trở về phục vụ quê hương.
Cả Diễm Qùynh và Thúy Hường đã phải trải qua nhiều vất vả. Ở cái tuổi lẽ ra được vô lo, vô nghĩ, chỉ cần đến trường đi học, tận hưởng niềm vui thì các em lại phải trăn trở với cơm áo gạo tiền. Nhưng mong rằng đây sẽ chỉ là thử thách, để các em trưởng thành mạnh mẽ hơn.
Bà mẹ nỗ lực cả đời đồng hành cùng con đến lớp
Cách đây không lâu, câu chuyện về nữ sinh khiếm khuyết đôi chân Nguyễn Thị Thùy (17 tuổi, ở làng chài Diêm Phố, thôn Nam Vượng, xã đảo Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) và giấc mơ trở thành giáo viên của em sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến rất nhiều người xúc động.
Dù bị bệnh nhưng Thùy không chấp nhận để số phận quyết định cuộc đời mình mà luôn cố gắng học tập thật tốt, vươn lên hoàn cảnh.
Từ khi sinh ra đôi chân của Thùy đã không được lành lặn.
Và đằng sau những cố gắng khiến người đời nể phục của Thùy là bóng dáng bà Bùi Thị Tới (52 tuổi) - người mẹ tần tảo, sống hết mình vì con. Suốt 10 năm qua, bà chính là đôi chân của Thùy, luôn hỗ trợ em trên hành trình đi tìm con chữ.
Mẹ là đôi chân của Thùy trên hành trình đi tìm con chữ.
Phụ Nữ Việt Nam viết, ngay từ giây phút chào đời, Thùy đã không có một đôi chân như đứa trẻ khác. "Lúc đó, bác sĩ nói bị nhau thai quấn chân nên không thể phát triển bình thường được. Dù gia đình đã vay mượn khắp nơi đưa con đi chữa trị ngoài Hà Nội nhưng điều trị suốt 3 năm vẫn không có hy vọng nên gia đình đành bỏ cuộc", mẹ Thùy nghẹn ngào.
Kể từ đó, cả thế giới của Thùy chỉ quanh quẩn trong 4 bức tường chật hẹp. Năm Thùy 6 tuổi, bà Tới đưa con gái tới trường mầm non học chữ, thế nhưng chứng kiến bạn bè trang lứa vui chơi nhảy nhót, bản thân mình lại không đứng được với đôi chân co quắp nên Thùy tủi thân, không đi học nữa.
Hàng ngày hai mẹ con đều rong ruổi trên chiếc xe đạp tới trường cách nhà 5km.
8 tuổi, bà Tới một lần nữa đưa Thùy đến lớp học tình thương của cô giáo trong làng để xin cho con học. Ở đây, bạn bè đa số đều có hoàn cảnh giống mình nên cô gái nhỏ không còn tự ti, nhanh chóng hòa nhập với mọi người. Sau 3 năm học, Thùy được cô giáo dẫn tới trường THCS Ngư Lộc xin đăng ký vào lớp 6 và được nhà trường tiếp nhận.
Dù cơ thể không lành lặn nhưng Thùy rất sáng dạ, học tốt.
Khi Thùy trở thành học sinh đặc biệt ở trường cấp 2, bà Tới hàng ngày đều đạp xe đưa đón con gái đến lớp, dù nắng oi hay mưa tầm tã vẫn miệt mài đồng hành cùng con trên hành trình tri thức. "Nhiều hôm hai mẹ con ướt sũng vì gặp trời mưa, dù vậy cháu vẫn quyết tâm không bỏ buổi học nào", người mẹ kể.
Dù nắng hay mưa, bà Tới vẫn miệt mài đưa con đi học.
Được biết, bà Tới thường nhận bóc tôm, xẻ cá thuê cho các đại lý để kiếm tiền nuôi con ăn học, còn chồng bà đã gần 60 tuổi nhưng vẫn lênh đênh trên biển đánh cá thuê. Công việc của cả 2 vợ chồng dù rất vất vả nhưng thu nhập lại bấp bênh, ốm đau vẫn phải làm việc.
Dù cơ thể khiếm khuyết nhưng cô bạn vẫn giúp mẹ việc nhà, dạy em học.
Trong kỳ thi trung học phổ thông vừa rồi, Thùy đặt 22,5 điểm nhưng lại xét tuyển học bạ vào ngành Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Hà Nội. Nói về quyết định này, em chia sẻ: " Hồi còn bé, em từng có ước mơ sẽ trở thành cô giáo để dạy các bạn nhỏ có hoàn cảnh như mình. Tuy nhiên, khi lớn lên em nhận thấy khiếm khuyết trên cơ thể có thể thành rào cản khiến em không thể thực hiện tốt được ước mơ ấy. Vì vậy, em quyết định chọn ngành Công nghệ Thông tin để phù hợp hơn với bản thân mình. Hơn nữa, theo em tìm hiểu thì đây cũng là một ngành khá triển vọng".
Bà Tới bật khóc vì thương đứa con gái khiếm khuyết, lúc nào cũng canh cánh nỗi lo cho con đi học.
Gia đình dự định khi chính thức lên Hà Nội nhập học, người mẹ sẽ tiếp tục đồng hành cùng Thùy trên giảng đường, là đôi chân đi học của con trong 1, 2 tháng đầu. Lúc em đã quen với môi trường mới, bà Tới sẽ về quê để làm việc kiếm tiền chu cấp cho con. Dù rất đau lòng vì con gái sinh ra không hoàn thiện nhưng người mẹ vẫn mong ước Thùy được đi học để có tương lai tươi sáng hơn. Vì vậy nên dù vất vả, cực khổ thế nào, bà vẫn luôn bên cạnh, sẵn sàng làm đôi chân cho con đi tìm tri thức.
Bà Tới đã, đang và sẽ luôn hi sinh vì con như thế.
Trước đó, dân tình cũng từng xúc động về câu chuyện người bố đơn thân 12 năm làm đôi chân đưa con đi học của 2 bố con ông Mai Ngọc Tuyết (54 tuổi, ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) và anh Mai Khánh Tân (21 tuổi). Cũng giống như bà Tới, người bố này chấp nhận vất vả, phải từ bỏ nhiều thứ nhưng luôn nỗ lực để thực hiện ước mơ của con trai.
Chàng trai và hành trình 12 năm trên lưng bố đi học khiến nhiều người cảm động.
Báo Thanh Niên viết, biến cố năm 5 tuổi khiến Tân bị co quắp tay trái và 2 chân mất khả năng đi lại. Dẫu vậy, anh vẫn khát khao đi học, và bố là người đồng hành cùng Tân trên mọi nẻo đường đến trường. Từ những năm cấp 1 phải buộc con vào lưng đến tháng ngày rong ruổi trên chiếc xe máy để đi học cấp 2, cấp 3, ông Tuyết lắm lúc cõng không nổi vẫn gắng sức đưa con tới lớp. Hiện, Tân đã là sinh viên đại học, có thể đi lại bằng nạng nhưng người bố vẫn luôn ở bên và sẵn sàng giúp đỡ con thực hiện ước mơ của mình.
Đã có lúc tưởng chừng không gắng gượng nổi nhưng ông Tuyết vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ đến trường của con.
Xót xa cảnh mẹ già ở trung tâm dưỡng lão đợi điện thoại của các con Cuộc sống bận rộn đôi khi khiến nhiều người không đủ thời gian quan tâm cha mẹ. Người cao tuổi luôn có những suy nghĩ, trăn trở riêng nhưng chắc hẳn ai cũng mong muốn sống hạnh phúc cùng con cháu, có nơi nương tựa khi về già. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy. Điển hình như câu chuyện...