Vàng da bất thường có thể là dấu hiệu ung thư
“Bố tôi 57 tuổi, sức khỏe bình thường, nhưng gần đây thấy mắt và lòng bàn tay hơi vàng so với bình thường. Xin hỏi tôi có cần đưa bố đi khám không?”.
Trả lời:
Vàng da (còn gọi là hoàng đản) là biểu hiện của tình trạng tăng chất bilirubin (sắc tố mật) trong máu. Có nhiều nguyên nhân gây nên vàng da, vàng niêm mạc, song có thể kể ra đây ba nhóm nguyên nhân chính sau:
1. Do tắc nghẽn đường mật (còn gọi là tắc mật ngoài gan, chẩn đoán thường dựa vào lâm sàng, siêu âm, chụp CT scanner và chụp mật tụy ngược dòng).
- U đường mật ngoài gan, thường gặp nhất là ung thư bóng vanter, ung thư đường mật. Biểu hiện lâm sàng là vàng da vàng niêm mạc tăng dần kèm những cơn đau quặn gan không điển hình, có sốt.
- Ung thư đầu tuỵ, thường xảy ra ở nam giới trên 60 tuổi, có tiền sử viêm tuỵ mạn hoặc đái tháo đường. Thể trạng bệnh nhân suy giảm, tình trạng tắc mật tăng dần, vàng da đậm.
– Ung thư đường mật trong gan: là loại ung thư đường mật nguyên phát trong gan. Triệu chứng vàng da thường từ từ và rất chậm, hay kết hợp với một bất thường bẩm sinh trong đường mật như nang ống mật chủ, viêm xơ đường mật nguyên phát.
- Sỏi đường mật: khởi bệnh điển hình với đau, sốt, vàng da, khám có gan to, túi mật to và đau.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như ung thư túi mật, ung thư gan nguyên phát hoặc thứ phát, bệnh sán lá gan…
Video đang HOT
2. Do tổn thương tế bào gan
- Viêm gan cấp do virus: Giai đoạn trước vàng da có các biểu hiện giống cúm, giai đoạn vàng da với các biểu hiện vàng da rõ, phân bạc màu, gan hơi to không đau, lách hơi to.
- Viêm gan cấp do rượu: sốt quanh 38 độ C, bạch cầu và bạch cầu trung tính tăng cao, chẩn đoán dựa vào định lượng men transamilase, GGT và bilirubin.
- Viêm gan do thuốc: Có tiền sử vừa mới dùng thuốc, đặc biệt là paracetamol, Rifamicin… Có thể kèm các biểu hiện khác như ngứa, nổi mề đay, sốt.
3. Do tan máu
Đây là các trường hợp thiếu máu do tan máu bẩm sinh hoặc mắc phải do nguyên nhân tại hồng cầu hoặc ngoài hồng cầu.
Khi phát hiện có dấu hiệu vàng da bất thường, nên đến các cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
Theo Đất Việt
Dấu hiệu bạn bị viêm đại tràng co thắt
Triệu chứng điển hình nhất của viêm đại tràng co thắt là đau bụng. Có thể đau sau ăn, đau khi ăn no, đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh, rau sống, tiết canh...
Viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là viêm đại tràng kích thích hoặc viêm đại tràng mạn tính, là bệnh thường gặp ở người cao tuổi (NCT). Bệnh này gồm nhiều triệu chứng khác nhau nên người ta thường gọi là hội chứng viêm đại tràng co thắt.
Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng co thắt
Triệu chứng điển hình nhất của viêm đại tràng co thắt ở NCT là đau bụng. Đau bụng trong bệnh viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, có thể đau sau ăn, có thể đau khi ăn no, đặc biệt là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh, rau sống, tiết canh...
Kiểu đau như vậy là nỗi ám ảnh của hầu hết NCT bị viêm đại tràng co thắt, do đó không dám ăn những thức ăn có dạng như vậy. Viêm đại tràng co thắt thường đau vùng bụng ở dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng, trướng hơi, khó tiêu (dễ nhầm với đau dạ dày). Hầu hết người bệnh kể rằng sẽ hết cơn đau bụng sau khi đi đại tiện.
Tuy vậy cũng có nhiều NCT viêm đại tràng co thắt mạn tính thì vừa đi ngoài xong chưa vào đến phòng nghỉ đã xuất hiện cơn đau quặn bụng khác khiến buồn đi ngoài tiếp. Viêm đại tràng co thắt kéo dài nhiều ngày nhiều tháng, thậm chí nhiều năm nên người bị viêm đại tràng co thắt thường gầy xanh, thậm chí bị suy kiệt do thiếu chất dinh dưỡng, do thiếu nước và chất điện giải, thêm vào đó là nỗi buồn phiền lo lắng về bệnh tật.
Người bị bệnh viêm đại tràng co thắt bị ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống (không thoải mái, kiêng khem quá mức, hay cáu gắt hoặc hay nổi nóng, lúc nào cũng lo đến bệnh tật của mình).
"Kẻ" gây viêm
đại tràng co thắt ở NCT Nguyên nhân gây nên bệnh viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, hoặc là do viêm đường ruột bởi ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh (ví dụ như trong thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bệnh, vi khuẩn lỵ hoặc lỵ amíp); do rối loạn nhu động ruột; do dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn (phân thường xuyên sống, lúc lỏng lúc sền sệt, lúc rắn...); hoặc do rối loạn tâm thần, sang chấn tâm thần...
Một số yếu tố nguy cơ cao dẫn đến cơn đau của viêm đại tràng co thắt xuất hiện (trên người bệnh đã có sẵn bệnh viêm đại tràng co thắt) là thần kinh căng thẳng, stress, uống rượu, bia, ăn chua cay...
Cách xác định viêm đại tràng co thắt ở NCT
Việc chẩn đoán viêm đại tràng co thắt khá phức tạp do đánh giá của từng thầy thuốc mà có các chỉ định xét nghiệm khác nhau và còn tùy thuộc vào trang thiết bị của từng phòng xét nghiệm.
Nếu nghi loạn khuẩn có thể cho xét nghiệm vi khuẩn chí. Xét nghiệm vi khuẩn chí đường ruột sẽ cho biết tỷ lệ vi khuẩn gram dương và tỷ lệ vi khuẩn gram âm có trong đường ruột (trong phân lấy xét nghiệm), khi tỷ lệ này thay đổi có nghĩa là bị loạn khuẩn. Nếu nghi do bị giun, người ta sẽ soi phân qua kính hiển vi quang học để tìm các loại trứng giun, sán; nếu do viêm đại tràng với lý do khác có thể cho chụp khung đại tràng có thuốc cản quang và nếu có điều kiện thì có thể tiến hành nội soi đại tràng để đánh giá tình trạng của niêm mạc đại tràng xem có u, có polyp, có viêm, loét hay không...
Khi nội soi đại tràng mà có u hoặc loét, bác sĩ nội soi sẽ tiến hành sinh thiết xác định lành tính hay ác tính.
Điều trị và phòng bệnh
Muốn điều trị và phòng bệnh tốt, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt; tốt nhất là khám ở chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm ngay từ đầu không để bệnh trở thành mạn tính. Cần vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, bảo quản đến khâu chế biến.
Những loại thức ăn nào dễ gây viêm đại tràng co thắt thì cần tránh dùng hoặc dùng rất hạn chế. Không nên lạm dụng gia vị, rượu, bia, gia vị chua, cay trong các bữa ăn cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Không ăn các loại thực phẩm còn tươi sống (rau sống, nem cua, nem chạo, tiết canh, lòng lợn, gỏi cá...).
Cần vệ sinh tốt môi trường sống. Tinh thần luôn thoải mái, không nên quá lo lắng về bệnh của mình. Nên tập thể dục đều đặn với các hình thức phù hợp với bản thân và dễ thực hiện nhất.
Theo PGS.BS. Bùi Khắc Hậu
SK&ĐS
Bệnh tai mũi họng có thể là dấu hiệu của bệnh nan y Rất nhiều người nghĩ đau họng hay viêm mũi là mấy bệnh xoàng xĩnh, không uống thuốc cũng tự nhiên sẽ khỏi mà không hay đó lại là khởi đầu của rất nhiều căn bệnh nan y. Nguy hiểm hơn ta tưởng Từ kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, tôi thấy đại đa số bệnh nhân mình từng khám rất coi thường mấy...