Vàng, bạc trong smartphone bị lãng phí như thế nào?
Mỗi smartphone đều chứa hàng loạt kim loại quý như vàng, bạc, đồng, bạch kim và paladi, tuy nhiên, nguồn tài nguyên này sẽ bị lãng quên khi chiếc smartphone đó trở nên lỗi thời.
Những kim loại quý này ngày càng khan hiếm, khi con người đang phải đối mặt với sự thật rằng chúng ta rồi sẽ không thể khai thác chúng từ dưới lòng đất nữa. Chính vì thế, chiếc smartphone trong tay đáng giá nhiều hơn chúng ta vẫn tưởng.
Những chiếc smartphone đáng giá nhiều hơn chúng ta vẫn tưởng. Ảnh: BBC.
Thực sự có gì trong một chiếc smartphone?
Smartphone là kho báu thu nhỏ của các kim loại quý và đất hiếm. Một iPhone được ước tính chứ khoảng 0,034g vàng, 0,34g bạc, 0,015g paladi và ít hơn 0,001g bạch kim. Ngoài ra, iPhone cũng chứa các kim loại khác với lượng lớn, như 25g nhôm và khoảng 15g đồng.
Không những thế, smartphone cũng chứa hàng loạt kim loại đất hiếm – những kim loại phong phú trong lòng Trái đất nhưng khó khai thác và chiết tách, chẳng hạn yttri, lantan, terbi, neodymi, gadolini và praseodymi. Ngoài ra, một danh sách dài các thành tố với chất dẻo, thủy tinh, ắc quy, vv…
Đây chỉ là những tính toán trong một số lượng nhỏ. Ngày nay, hơn hai tỷ người sở hữu smartphone và con số này dự tính không dừng lại ở đó. Mức tập trung vào một số thành tố như vàng và bạc trong điện thoại cao hơn so với mức độ tương đương khối lượng của chúng trong các mỏ khai thác. Một tấn iPhone chứa gần 300 lần lượng vàng, và 6,5 lần lượng bạc trong một tấn quặng.
Tại sao đây trở thành vấn đề đáng lo ngại?
Bởi hơn hai tỷ người dùng sẽ nâng cấp điện thoại mới 11 tháng một lần, cũng có nghĩa là những chiếc điện thoại cũ rồi sẽ nằm yên trong ngăn kéo và bị lãng quên, hoặc bị vứt đi đâu đó.
Chỉ khoảng 10% trong số này được tái chế, cũng như các thành phần quý được thu hồi và tái sử dụng. Đó là mỏ vàng thực sự đang nằm ngay trong tủ, hộp hay thậm chí bãi rác. Điều này có ý nghĩa về mặt kinh tế và môi trường nhằm hạn chế lãng phí những vật liệu quý như vậy.
Điều gì sẽ xảy ra với các tài nguyên khi một smartphone lỗi thời?
Video đang HOT
Một triệu điện thoại di động có thể mang gần 16 tấn đồng, 350kg bạc, 34kg vàng và 15kg paladi. Thách thức đặt ra là làm sao để thu hồi chúng một cách an toàn và tiết kiệm.
Theo báo cáo, một lượng lớn chất thải điện tử, kể cả điện thoại, được xuất khẩu từ các nước phương Tây và chất đống tại nhiều quốc gia như Trung Quốc – nơi trả lương cho công nhân và trẻ em với cái giá rẻ mạt – đã bị tách ra bằng cách sử dụng chất hóa học nguy hiểm, nhằm thu các thành phần có giá trị cao.
Thị trấn đông nam Trung Quốc, Quý Tự (Guiyu), được mệnh danh là bãi rác công nghiệp lớn nhất thế giới, đã gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho người dân cũng như ô nhiễm môi trường do thủy ngân, thạch tín, crom và chì từ phương pháp này.
Từ điện thoại đến máy tính, thị trấn Quý Tự, Trung Quốc đã xử lý phần lớn rác thải công nghiệp trên thế giới – năm 2008, 80% vật liệu được chế biến ở đây có nguồn gốc nước ngoài. Ảnh: BBC.
Thậm chí việc chất thải công nghiệp được tái chế tại quốc gia sản xuất cũng dấy lên nhiều tranh cãi. Một ví dụ điển hình là tại Australia, tái chế những chất thải này liên quan đến công nghiệp luyện kim, một ngành đắt đỏ và không thân thiện với môi trường.
Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là gì?
Về lý thuyết, chúng ta nên dừng lại việc nâng cấp điện thoại mới, tuy nhiên, thay đổi hành vi tiêu dùng có lẽ là phương án ít khả thi nhất.
Nhà khoa học vật liệu Veena Sahajwalla từ Đại học New South Wales, Australia đang tiến hành giải quyết trong phạm vi nhỏ trước một vấn đề toàn cầu. Sahajwalla nhìn thấy hy vọng ở các nhà máy cỡ nhỏ (micro-factories), tồn tại trong mỗi cộng đồng, có thể chiết tách kim loại quý từ những điện thoại lỗi thời và bỏ phần còn lại.
Bằng dòng điện cao thế, điện thoại bị đập vỡ, sau đó bảng mạch in được mang trở lại bằng cánh tay robot. Điện thoại tiếp tục được đưa vào một lò nhỏ sử dụng phản ứng nhiệt độ cao và điều chỉnh chính xác để đưa hợp kim kim loại quý ra ngoài. Ở đây, bất kỳ chất độc hại nào cũng sẽ được thiêu đốt một cách an toàn.
Toàn bộ máy móc quy trình này có kích thước cỡ một container vận chuyển, điều này có thể khiến nó trở thành ngành thủ công cuối cùng cho những người vẫn hằng tìm vàng trong các núi rác công nghiệp.
Xinh Hồ
Theo BBC
Mua điện thoại cũ nào giá dưới 10 triệu đồng?
Ở tầm giá 5-10 triệu đồng, người dùng có rất nhiều lựa chọn smartphone qua sử dụng sáng giá, trong đó có cả những model hàng cao cấp đời 2016.
8-10 triệu đồng: iPhone 6S 16 GB vừa mất danh xưng smartphone cao cấp nhất khoảng một tháng qua. Tuy nhiên, giá bán của máy đã giảm cả triệu đồng, xuống mức 9,9 triệu cho bản 16 GB. Về cơ bản, đây vẫn là smartphone cho trải nghiệm tốt hàng đầu hiện nay, từ cảm biến vân tay siêu nhạy, hiệu năng mạnh mẽ, camera đẹp cho đến thiết kế đẳng cấp. Điểm yếu của model này là thời lượng pin không xuất sắc.
Là model đời cũ nhưng iPhone 6 Plus vẫn nằm trong tầm ngắm của nhiều người. Màn hình lớn phục vụ nhu cầu giải trí, pin khỏe, phần mềm hoạt động ổn định là những điểm mạnh của sản phẩm. Thiết kế của máy cũng không tỏ ra lỗi thời so với các model đời mới. iPhone 6 Plus hiện có giá khoảng 8,8 triệu đồng cho bản 16 GB.
Với 8 triệu đồng, người dùng đã có thể sở hữu model thuộc hàng cao cấp nhất của Samsung. Tất nhiên, đây là hàng đã qua sử dụng. Samsung Galaxy S7 là smartphone Android toàn diện bậc nhất hiện nay với chip xử lý mạnh mẽ, RAM 4 GB, camera Dual Pixel. Không có màn hình cong như chiếc S7 edge nhưng màn hình của sản phẩm này cũng được bo 2,5D, kích thước vừa vặn hơn khá nhiều (5,1 so với 5,5 inch).
6-8 triệu đồng: Bước sang tuổi thứ 3 nhưng iPhone 6 vẫn có giá khá cao, ở mức 7,7 triệu cho bản 16 GB. Máy có màn hình 4,7 inch vừa vặn, cấu hình đủ dùng, hoạt động ổn định và kiểu dáng ưa nhìn. Tuy nhiên, sản phẩm này có một số yếu tố khá lỗi thời như màn hình chưa đạt chuẩn HD, cảm biến vân tay kém nhạy hơn so với nhiều model hiện nay. Dung lượng RAM 1 GB cũng khiến cho máy phải load lại khá nhiều ứng dụng khi chạy đa nhiệm.
Note 7 vướng phải scandal khiến nhiều người phải tìm lại chiếc Galaxy Note 5 như một giải pháp thay thế. Về cơ bản, đây vẫn là model hoàn hảo cho những người yêu thích smartphone cao cấp. Máy có mặt lưng cong đẹp mắt, khung kim loại, bút cảm ứng tiện dụng. Tại Việt Nam, những chiếc Note 5 qua sử dụng bán tại cửa hàng chủ yếu là máy khóa mạng Mỹ. Độ ổn định của sản phẩm sẽ kém hơn so với máy quốc tế.
LG G5 có lẽ là model cao cấp có mức giảm giá mạnh mẽ nhất trong năm nay. Không được lòng người dùng, giá bán của G5 tụt dốc không phanh chỉ sau vài tháng ra mắt, hiện ở mức 7 triệu đồng. Người dùng có cơ hội sở hữu một smartphone với chip Snapdragon 820, màn hình Quad HD 5,3 inch, camera kép và thiết kế dạng module.
Hơn 7 triệu đồng là mức giá tốt cho một sản phẩm như Xperia Z5. Máy có thiết kế mang nhiều nét đặc trưng của Sony, camera 23 megapixel lấy nét theo chuyển động. So với các model đời mới như Xperia X hay XZ, Z5 không thua kém nhiều về mặt trải nghiệm, chỉ khác biệt thiết kế.
5-6 triệu đồng: LG V20 đã ra mắt thị trường. Giờ là lúc giá V10 xuống cực điểm. Model này hiện có giá bán khoảng 5,8 triệu đồng cho hàng qua sử dụng. Màn hình đẹp, camera chất lượng cao, lại có thêm màn hình phụ độc đáo cùng kiểu dáng không đụng hàng. V10 từng có giá bán 16 triệu cách đây chưa đến một năm.
Samsung Galaxy S6 là model cao cấp đời cũ khác đáng để thử ở tầm giá dưới 6 triệu đồng. So với các model cùng tầm giá, người dùng khó tìm được smartphone nào có khả năng chụp hình tốt hơn. Đây là sản phẩm bước ngoặt, đánh dấu thay đổi lớn về thiết kế di động của Samsung. Máy hiện có giá khoảng 5,7 triệu đồng.
Dưới 5 triệu đồng: Moto X Style là một trong những lựa chọn tốt ở tầm giá dưới 5 triệu đồng. Smartphone này có thiết kế nam tính, màn hình đẹp và cấu hình ổn. Ở tầm giá này, người dùng chỉ có thể mua được một chiếc smartphone hàng mới tầm trung bình thấp. X Style có giá 4,6 triệu đồng.
Không phải ai cũng sẵn sàng mua một chiếc smartphone đời cổ như iPhone 5S. Tuy nhiên, nếu kiểu dáng nhỏ gọn, thao tác đơn giản và độ ổn định cao, giá mềm là ưu tiên của người dùng thì 5S xứng đáng là lựa chọn hàng đầu. Từng có thời điểm giá iPhone 5S giảm xuống mức 4 triệu nhưng hiện tại, nó được bán xấp xỉ mức 4,5 triệu đồng.
Đức Nam
Theo Zing
Nhật Bản sẽ đúc huy chương Olympic 2020 từ smartphone cũ Trong nỗ lực "xanh hóa", chủ nhà Olympic tiếp theo sẽ tái chế rác thải điện tử, lấy các kim loại quý để đúc huy chương. Theo Nikkei, đơn vị tổ chức Olympic Tokyo 2020 muốn sử dụng vàng, bạc và đồng từ đồ tái chế để làm huy chương cho các vận động viên. Hàng triệu smartphone cũ và các đồ điện...