Van xin chồng tha mạng trong đêm
Sau 4 năm chung sống, chúng tôi mới có cậu con trai gần 5 tháng. Chồng đi làm, vợ ở nhà chăm con, mỗi người một việc.
Cuộc sống mưu sinh tại Sài Gòn rất khó khăn, vất vả nhưng lúc nào vợ chồng cũng vui cười. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, chỉ vì ghen tuông vô cớ mà xảy ra việc chồng đánh đập tôi tàn nhẫn. Tôi đang ôm con ngủ, anh vẫn đánh vào mặt vào đầu tôi, rồi túm tóc đập đầu tôi vô tường, con khóc thét vì sợ. Tôi lạy lục, van xin mà chồng vẫn đánh tới tấp, còn lấy dao lên dọa. Anh chửi mắng mà tôi vì muốn bảo vệ con nên chỉ biết khóc và van xin tha mạng.
Người chồng mà tôi hết mực yêu thương giờ vũ phu, dùng vũ lực dồn hai mẹ con chân yếu tay mềm vào góc tường, nhúng nhích là đánh. Nỗi đau thể xác có thể qua nhưng nỗi đau trong tim sẽ theo tôi đến suốt cuộc đời. Tôi chỉ mong hai mẹ con được sống yên ổn, không bao giờ gặp lại người chồng tệ bạc đó. Mong được sự chia sẻ của các bạn.
Phụ nữ một lần đò, chịu nhiều tổn thương, có nên tái giá?
Mẹ tôi khuyên, phụ nữ một lần đò đừng nên tái giá, vì chẳng bao giờ có hạnh phúc trọn vẹn.
Tôi 30 tuổi, làm quản lý cho một nhà hàng Âu - Á, thu nhập cũng đủ nuôi con, trang trải cuộc sống ở đất Hà Nội.
Video đang HOT
Tính đến nay, tôi đã làm mẹ đơn thân được 9 năm. Cu Khoai là kết quả của cuộc hôn nhân vội vã của tôi với người đàn ông cùng làng. Năm đó, tôi không chịu được cảnh chồng vũ phu, đánh đập mỗi lần nhậu xỉn, tôi bế con rời đi, đơn phương ly hôn.
Ảnh: Formyoursoul
Gã chồng tệ bạc chẳng lấy làm buồn rầu. Nhận quyết định ly hôn, anh đưa cô gái khác về nhà ở. Từ đó, anh chẳng bao giờ hỏi han, quan tâm xem con trai sống thế nào?
Ban đầu, tôi thương con trai thiếu thốn tình cảm của bố nhưng sau tôi nghĩ thoáng ra, như vậy có khi lại hay, con không phải chịu đựng cảnh bố nát rượu, chửi rửa om sòm.
Ôm con đến thành phố xa lạ với 2 bàn tay trắng, trong túi tôi vỏn vẹn 300 nghìn đồng, được anh trai nhét vội vào túi lúc lên xe ô tô.
Tôi "khởi nghiệp" từ công việc rửa bát, dọn dẹp nhà theo giờ. Cũng may, con trai tôi ngoan, theo mẹ đi làm, không quấy khóc bao giờ.
Con được 3 tuổi, tôi gửi con đi mẫu giáo, còn mình xin đi học nghề. May mắn, thời gian học nấu ăn, tôi cũng có lương. Bác hiệu trưởng trường nghề tốt bụng, thương hoàn cảnh nên mỗi tháng trả tôi 3 triệu đồng. Lúc đó, với tôi cuộc sống như vậy là quá tươm tất.
Khi kỹ năng nấu ăn của tôi tốt hơn, tôi được một nhà hàng nước ngoài đến tuyển dụng. Làm ở vị trí bếp một thời gian, tôi mạnh dạn xin lên làm quản lý nhà hàng.
Dần dần, cuộc sống của mẹ con tôi dễ thở hơn. Tôi không còn cảnh phải thắt lưng, buộc bụng, nhịn đói qua bữa.
Ở tuổi này, tôi vẫn còn trẻ, nhan sắc cũng thuộc diện ưa nhìn, nhiều người đàn ông dập dìu vây quanh.
Tuy nhiên, tôi né tránh, vì phần lớn họ đang có vợ con, tôi không muốn biến mình thành kẻ chen ngang hạnh phúc của ai đó. Một số người khác thì độc thân, muốn tính chuyện trăm năm với điều kiện tôi trả con về cho nhà nội. Bởi lẽ đó, đã nhiều năm tôi không nhận lời yêu ai.
Cho đến khi gặp Hưởng, trái tim tôi bắt đầu xao xuyến. Anh theo đuổi tôi một cách âm thầm, không lời lẽ ngọt ngào. Mỗi lần mẹ con gặp khó khăn, cu Khoai ốm đau là anh lại tất bật đưa đi khám, mua đồ ăn uống.
Đôi lần, tôi ngại ngần vì mình là mẹ đơn thân, anh lại là trai tân, sợ người ta dị nghị nên khuyên Hưởng đi tìm hạnh phúc khác, rồi cố tình gay gắt, nói nặng nhẹ để anh tự ái, đừng đến nữa.
Thế nhưng chỉ vài ngày là anh lại đến, mang hoa quả, đồ chơi cho Khoai. Hưởng bảo, tôi không lấy anh, thì cho anh chăm sóc cu Khoai.
Khi biết có người tìm hiểu con gái mình, mẹ tôi khuyên: "Phụ nữ một lần đò như chiếc cốc bị vỡ, có gắn lại cũng mang đầy thương tích".
Bà không muốn tôi đi bước nữa, sợ người ta chỉ lợi dụng cu Khoai để lấy lòng tôi, rồi mai này, cháu ngoại bà khổ. Theo bà, tôi ở vậy nuôi con, cho nhàn thân. Kết hôn lại đè nặng lên vai bao trách nhiệm lo toan.
Theo mọi người, tôi phải làm sao đây? Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mẹ tôi luôn bị bố đối xử tệ bạc Kể cả sai, bố cũng lấy những từ tục ra để nói, dọa đánh đập để át hết mọi chuyện. Bố mẹ tôi là người nhà quê, so với làng xóm thì gia đình gọi là có của ăn của để. Mẹ tôi là một người phụ nữ hòa đồng, giản dị, chăm chỉ và chịu khó. Mẹ được tất cả làng xóm...