Vẫn trao giải cho những người từ chối
Bỏ lại sau lưng những ồn ào sau khi 2 nhà văn được tặng bằng khen viết thư ngỏ từ chối giải thưởng với lý do “có sự tồn tại của cái gọi là lợi ích nhóm”, hôm qua, 29-1, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức trao giải cho những tác phẩm được Hội đồng Giải thưởng đánh giá xuất sắc nhất trong năm 2012.
Nhà thơ Hữu Thỉnh trao giải thưởng cho 2 nhà thơ Trần Quang Quý và Phạm Đương
Trong những ngày giới văn chương “sôi sùng sục” vì nội dung bức thư của nhà văn Y Ban, từ Chủ tịch Hội Nhà văn – nhà thơ Hữu Thỉnh cho đến Phó Chủ tịch – Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đều chọn thái độ im lặng trước truyền thông. Người “đứng mũi chịu sào” dư luận là Người phát ngôn của Hội đồng giải thưởng – nhà văn Đình Kính cũng chỉ trả lời ngắn gọn như “hoàn toàn không có chuyện lợi ích nhóm”, “không có việc thành viên hội đồng chưa đọc tác phẩm dự giải” và vài ngày sau, tiếng nói chính thức đã được đăng tải trên trang web của Hội Nhà văn. Song, chừng đó chưa đủ để dư luận hài lòng, hay ít ra là bớt đi thắc mắc. Sáng hôm qua, trong một bài phát biểu khá dài, lần đầu tiên Phó Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều đã trả lời thẳng thắn mọi vấn đề. Trong bài phát biểu, Phó Chủ tịch Hội đặc biệt nhấn mạnh: “Mỗi người không bao giờ là tất cả.
Nhưng tất cả là sự cộng lại của mỗi người. Mỗi tác phẩm cho dù còn những khiếm khuyết, còn những đòi hỏi khắt khe của đồng nghiệp và bạn đọc thì chúng ta cũng phải thừa nhận đó là những nỗ lực sáng tạo không mệt mỏi hay nói đúng hơn là những nỗ lực sống của mỗi con người tác giả”. Trả lời về chất lượng các tác phẩm được trao giải, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khẳng định, đó là những tác phẩm có dư luận và đóng góp nhất định trong đời sống văn học năm 2012.
Riêng với “Thành phố đi vắng” của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ (cũng là Phó Chủ tịch Hội) ông có nhận xét: “Đọc những truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, ta nhận thấy đôi mắt của nhà văn nhìn xuyên thẳng vào từng con người, từng ngôi nhà trong đời sống này. Đó là một đôi mắt tinh tường không khoan nhượng, một đôi mắt sắc lạnh, một đôi mắt nổi giận nhưng ứa lệ trước những điều đau buồn đang xảy ra. “Thành phố đi vắng” cảnh báo một đời sống của vô cảm, ích kỷ và thù hận, gián tiếp dự báo một tội ác kinh hoàng hơn trong tương lai nếu lương tâm con người không được đánh thức. Ông cũng bày tỏ quan điểm về việc nhà văn Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam từ chối nhận bằng khen “Việc nhận hay từ chối bằng khen là quyền của tác giả và là chuyện bình thường. Nhưng nó bất thường bởi từ đó trực tiếp hay gián tiếp đã tạo ra một cái nhìn sai lệch về công tác xét giải thưởng và có những xúc phạm đến các thành viên của Hội đồng sơ khảo, chung khảo và chính các tác giả được giải.
Mặc dù vậy, trong phiên họp ngày 21-1, Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam vẫn công nhận những đóng góp ở khía cạnh nào đó của hai tác phẩm này. Đồng thời, Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam vẫn thông qua kết quả bỏ phiếu của Hội đồng chung khảo đề nghị trao Bằng khen cho tác phẩm của nhà văn Y Ban và nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam vì chưa nhận được bất kỳ văn bản chính thức nào xin rút khỏi Bằng khen của hai nhà văn nói trên”. Sau khi bình luận một cách chi tiết về tất cả những tác phẩm được trao giải trong năm 2012, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều kết luận “Những nỗ lực sống này không gì ngoài mục đích là chống lại cái ác, chống lại sự thù hận, chống lại sự vô cảm và tăm tối và chống lại những nguy cơ làm nguy hại dân tộc mà nó có thể đến từ nhiều phía và bằng nhiều cách. Và chỉ như thế thôi, chúng ta đã có đủ lý do để nở một nụ cười, để nói một lời thân ái với nhau và chúc mừng những nỗ lực của nhau”.
Trong lễ trao giải, Chủ tịch Hội, Nhà văn Hữu Thỉnh cũng đăng đàn, ông nói, trong suốt những ngày lá thư ngỏ xin rút giải thưởng được đăng tải trên mạng, ông cùng các thành viên Hội đồng giải thưởng bị “nghe chửi đầy tai, rất là buồn lòng”. Tuy nhiên, Hội Nhà văn không ứng xử theo lối thấy thái độ của người ta không ra gì với mình thì cắt giải. Hội làm việc theo nguyên tắc thấy đáng thưởng thì thưởng, thấy đáng khen thì khen. Bởi: “Chúng tôi đại diện cho trí tuệ của Hội, đây là một tập thể được đại hội bầu ra, phải tiêu biểu cho ứng xử của Hội”. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng cho biết thêm: “Tuy rất ít nhưng có một số trường hợp biến Hội nhà văn thành vật tế thần, bất cứ lúc nào cần là đem ra chửi. Chúng tôi không cho phép bất cứ ai biến Hội Nhà văn thành vật tế thần cho báo chí”.
Theo ANTD
Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời ở tuổi 93
Nhạc sĩ Phạm Duy đã qua đời vào trưa hôm qua, 27-1 ở tuổi 93 tại TP.HCM.
Ông tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5-10-1921 tại phố Hàng Cót, Hà Nội trong một gia đình nghệ thuật có cha là nhà văn Phạm Duy Tốn, anh cả Phạm Duy Khiêm một học giả và là một nhà văn viết tiếng Pháp. Các con của ông cũng là những ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng như con trưởng là ca sĩ Duy Quang (vừa qua đời vào tháng 12-2012), ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo, nhạc sĩ hòa âm Duy Cường... Sau năm 1975, Phạm Duy sang sinh sống tại Hoa Kỳ.
Năm 1999, vợ ông - ca sĩ Thái Hằng qua đời, sự kiện này khiến ông bị cao huyết áp phải đi nằm bệnh viện một thời gian dài. Đến tháng 5-2005 ông chính thức trở về Việt Nam định cư. Nhiều ca khúc của ông cũng dần được cấp phép phổ biến trở lại như Mùa thu chết, Giọt mưa trên lá, Tạ ơn đời, Tiễn em, Đi đâu cho thiếp theo cùng...
Theo ANTD
Chân tình và xúc động Sau mấy tuần Hà Nội rét đậm, buổi gặp mặt cộng tác viên của Báo An ninh Thủ đô sáng 23-1 đã diễn ra trong một ngày chan hòa ánh nắng. Mỗi năm một lần, cuộc gặp mặt là dịp để những cộng tác viên thân thiết, những người bạn của Báo có dịp gặp nhau, chuyện trò... Những cái bắt tay thật...