Văn Toàn thất vọng, nói thể trạng lẫn phong độ của bản thân và HAGL có vấn đề
Nguyễn Văn Toàn cùng HAGL có trận hoà thứ hai liên tiếp tại V.League 2022.
HAGL hoà 0-0 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh trên sân nhà Pleiku vào chiều 2/3 ở vòng 2. Trước đó, đội bóng phố núi hoà 0-0 trước Nam Định trên sân Thiên Trường.
Sau trận đấu, tiền đạo Văn Toàn cho biết anh và đồng đội chưa có phong độ và thể trạng tốt nhất nên chưa bắt nhịp được với giải đấu.
“HAGL đá sân nhà thì luôn hướng tới 3 điểm. Chúng tôi không hoàn thành mục tiêu. 1 điểm có được cũng hơi thất vọng. Đội đã không may mắn, tôi hy vọng trận tới đá tốt hơn”, Văn Toàn chia sẻ.
Văn Toàn thất vọng sau tình huống tấn công cuối cùng bất thành trong trận HAGL – Hồng Lĩnh Hà Tĩnh chiều 2/3 (Ảnh: A Khoa)
“Tôi nghĩ nguyên nhân của kết quả vừa qua là hàng công không tận dụng được cơ hội. Cái cần lúc này là phong độ và sự tự tin trở lại. Hai trận vừa qua tôi thi đấu không tốt, bản thân cần làm tốt hơn. Cơ thể hiện tại của tôi cảm thấy không thoải mái khi cầm bóng, có chút gì đó lo lắng với phong độ của mình”.
“Tôi nghĩ cái cần nữa là sự tự tin và linh hoạt. Bản thân tôi và đồng đội không có tự tin, di chuyển chưa tốt. Thể trạng toàn đội chưa bắt nhịp được với giải đấu. Tôi hy vọng trận tới sẽ làm quen hơn và lấy lại sự tự tin vốn có”.
Văn Toàn cố gắng lạc quan: “Tôi nghĩ chỉ có riêng năm nay mới vậy. Quãng nghỉ giữa các trận CLB và ĐTQG cách nhau quá xa, lần gần nhất đá V.League đã cách đây 7-8 tháng. Các cầu thủ cần lấy lại nhịp độ. Tôi nghĩ sẽ lấy lại nhanh thôi vì chúng tôi thi đấu với nhau lâu năm.
Việc không có kết quả tốt như này là điều bình thường trong bóng đá. Một đội đã thể hiện tốt trong năm vừa qua thì các CLB khác cũng biết lối chơi rồi. Tôi nghĩ chúng tôi cần thực hiện nhuần nhuyễn chiến thuật thì sẽ không sợ bị bắt bài. Chúng tôi có chiến thuật riêng để thi đấu từng trận”.
Sau hai trận hoà liên tiếp, HAGL sẽ đối mặt với những thử thách khó khăn hơn. Họ lần lượt làm khách trước SLNA ở vòng 3 sau đó về sân nhà tiếp đón Viettel ở vòng 4. Hai đối thủ này đều có cầu thủ chất lượng và khó chơi hơn nhiều Nam Định và Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.
Giải thưởng Fair Play - Trong 10 năm ấy biết bao nhiêu tình
Thời gian thấm thoắt thoi đưa từ ngày ra đời giải thưởng Fair Play Bóng đá Cao thượng do báo Pháp Luật TP.HCM đã sắp sửa sinh nhật tuổi lên 10.
Qua nhiều mùa giải, những nhân vật từng bước lên bục nhận giải cao nhất đều nhớ như in sự kiện như mới xảy ra ngày hôm qua...
Xuất phát từ ý tưởng của cố nhà báo Đỗ Minh Hùng, giải thưởng Bóng đá Cao thượng từ ngày khai sinh đã đón nhận rất nhiều tình cảm không chỉ của giới bóng đá Việt Nam. Những phần thưởng mang đậm tính nhân văn sâu sắc của Fair Play lan tỏa rộng khắp đến nhiều giới, từ các hành động và nghĩa cử đẹp của nam, nữ cầu thủ, HLV, trọng tài, đến chị lao công nhặt của rơi ở sân bóng trả lại cho người mất, hay các chiến sĩ cảnh sát cơ động cứu em bé trên sân Thiên Trường,...
Tất cả đều có chung một niềm tin về tinh thần Bóng đá Cao thượng ngày càng ảnh hưởng đến làng bóng Việt Nam, vừa dọn dẹp cỏ dại, vừa chăm sóc khu vườn Fair Play cho muôn hoa khoe sắc.
Video đang HOT
Chuyên gia bóng đá Trần Duy Long ví von giải thưởng Fair Play của báo Pháp Luật TP.HCM cổ vũ hành động đẹp trong bóng đá giống như một khao khát xây dựng một đời sống thượng tôn pháp luật, dân chủ và công bằng cho tất cả.
Giải thưởng Fair Play là một hình thức hướng đến sự cao thượng trong bóng đá, mang một tính nhân văn cao đẹp, nâng cao ý thức văn hóa trong đời sống bóng đá cho mọi thành phần từ các ông bầu, cầu thủ, khán giả...
Trong lần đầu tiên tổ chức năm 2012, cầu thủ Võ Nhật Tân đã giành giải thưởng Fair Play với hành động dũng cảm tố cáo hành vi tiêu cực của đồng đội, giúp lãnh đội Long An ngăn chặn một vụ mua bán độ từng làm điêu đứng làng bóng Việt Nam một thời.
Gần 10 năm mới gặp lại, cầu thủ Võ Nhật Tân của đội Long An vui vẻ khoe: "Tôi đặt chiếc cúp lưu niệm trong tủ kính ở phòng khách nhà mình để mỗi ngày mình lại nhìn thấy nó. Chiếc cúp là một kỷ vật trong sự nghiệp bóng đá của tôi. Dù chơi cho đội bóng nào và với bất kỳ hoàn cảnh nào, chiếc cúp Fair Play luôn nhắc nhở tôi sống tốt, chơi bóng tốt để không bao giờ phụ lòng các nhà tổ chức đã tin tưởng".
Nhớ ngày dự lễ trao giải Fair Play lần đầu tiên, Võ Nhật Tân khi ấy mới ngoài 20 tuổi ngại ngùng trong bộ quần áo thời trang, không phải trang phục thể thao hàng ngày, với nụ cười thật hiền đi cùng cha mẹ đến buổi gala. Võ Nhật Tân kể lại câu chuyện thật thà như mới diễn ra ngày hôm qua: "Ban đầu, tôi bị choáng ngợp bởi không khí lễ hội rộn ràng của buổi trao giải. Không hiểu sao, tự dưng tôi cảm thấy sợ. Tôi sợ mình không đủ phẩm cách để nhận một giải thưởng lớn. Nói thật là khi ấy tôi suy nghĩ, không chỉ tôi, mà bất kỳ cầu thủ nào rơi vào hoàn cảnh như mình cũng hành xử thế thôi.
Lần đó, tôi nhận điện thoại của một người đề nghị tôi đá dưới sức mình ở trận gặp Tây Ninh rồi nhận 50 triệu đồng. Anh ta trấn an tôi rằng đã đưa tiền lót tay cho tổ trọng tài hết rồi, đừng lo lắng gì cả. Dĩ nhiên, tôi không đồng ý. Khi ấy, tôi vừa cưới vợ, nhà tôi ở quê dưới Tiền Giang nghèo lắm! 50 triệu đồng là một tài sản lớn đối với tôi. Nhưng tôi không thể cầm đồng tiền bẩn mà bán đứng danh dự của mình. Từ nhỏ tập đá bóng ở Gò Công, cha tôi và các thầy đều dạy cho tôi bài học vỡ lòng: "Nghèo cho sạch, rách cho thơm nghe con!".
Có sao tôi kể vậy cho Ban huấn luyện đội Long An và vẫn ra sân chơi hết sức mình. Nhiều người nói tôi là thằng Tân Tiền Giang khù khờ, cứ lặng im cầm tiền thì ai biết đấy là đâu. Tôi làm không được! Có thể không ai biết nhưng lương tâm mình biết. Thật ra, tôi và cha mẹ, vợ tôi lúc đó rất sợ người ta trả thù, đi đâu cũng phải nhìn trước ngó sau cảnh giác. Sau này tôi nghĩ mình cây ngay thì không sợ chết đứng, đặc biệt là không để bàn tay mình nhúng chàm".
Kỷ vật cúp Fair Play luôn được Võ Nhật Tân trân trọng để nhắc nhở và dạy các thế hệ cầu thủ sau này.
Gần 10 năm sau, cầu thủ Võ Nhật Tân sau bốn mùa đá thuê cho SHB Đà Nẵng đã trở lại với màu áo Long An thân thuộc chơi giải hạng Nhất. Hai con gái sinh đôi của chàng trai 33 tuổi giờ đã lên 10, vợ anh đang mang thai một bé trai đã 5 tháng. Chiếc cúp Fair Play kỷ vật trong tủ kính ở phòng khách nhà Tân Tiền Giang và điệu cười giòn tan của hai con gái mỗi ngày là niềm hạnh phúc không gì có thể đánh đổi trong cuộc sống lẫn sự nghiệp quần đùi áo số của anh.
Đội tuyển Việt Nam vừa đi vào lịch sử với tư cách là đại diện duy nhất của làng bóng Đông Nam Á giành vé vào vòng loại cuối cùng World Cup 2022. Đây cũng là lần đầu tiên thầy trò Park Hang-seo ghi dấu ấn tại đấu trường lớn, sau hai chức vô địch AFF Cup và SEA Games gần nhất, vào đến bán kết ASIAD 18, tứ kết Asian Cup 2019, á quân U-23 châu Á 2018. Trong thành phần của các đội tuyển quốc gia bây giờ, hầu hết là lứa cầu thủ trẻ cách đây 7-8 năm làm mưa làm gió ở những giải U-19 quốc tế.
Đáng chú ý nhất là bên cạnh 7 tuyển thủ Việt Nam xuất thân từ Học viện bóng đá HA Gia Lai JMG của bầu Đức, còn có Duy Mạnh, Đức Huy,... từng có mặt trong đội U-19 quốc gia lên ngôi á quân U-19 Đông Nam Á 2013 và chơi vòng chung kết U-19 châu Á. Năm sau, cũng với lực lượng này, thầy trò Guillaume vô địc U-19 Đông Nam Á bằng một lối chơi kỹ thuật đẹp mắt và trên hết là tinh thần Fair Play trong mọi hoàn cảnh.
U-19 Việt Nam lên ngôi mùa 2013 và khi Fair Play lên 10 thì đa phần lứa cầu thủ này đã là rường cột của đội tuyển quốc gia.
Ý chí vượt khó và thành tích của lứa U-19 Việt Nam cũng là nguyên do trong hai năm liền 2013 và 2014, giải Fair Play đều thuộc về tập thể của lứa các cầu thủ Tuấn Anh, Xuân Trường, Công Phượng, Văn Toàn, Bùi Tiến Dũng, Quang Hải,... Đội tuyển U-19 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Guillaume Graechen đã tạo ra hiệu ứng trên khắp các sân cỏ Việt Nam với sự lăn xả, nhiệt tình và gây ấn tượng đặc biệt về chuyên môn lẫn phong cách, đạo đức.
Các chủ nhân giải thưởng Fair Play với đa phần là những cầu thủ trưởng thành từ Học viện bóng đá HA Gia Lai JMG không chỉ vì lối đá giàu kỹ thuật mà còn là chơi đẹp và Fair Play.. Từ những ngày còn đi chân đất tập đá bóng lúc 11-12 tuổi cho đến khi gặt hái thành quả đầu tiên trong màu áo U-19 Việt Nam và trở thành nòng cốt tuyển quốc gia bây giờ, họ vẫn giữ cho mình một hình ảnh đẹp và luôn được lòng người hâm mộ trên cả nước.
Nòng cốt của lứa U-19 quốc gia nhận giải Fair Play 2013 và cả 2014 là đám trẻ mà bầu Đức chăm chút từ tuổi thiếu niên tập tễnh đá bóng.
Ngay từ nhỏ, bầu Đức đã nuôi dưỡng và chăm lo cho lứa "gà chọi" này rất kỹ. Ông bầu phố núi tiên phong và duy nhất đến thời điểm này cho các cầu thủ học văn hóa đến nơi đến chốn với tư tưởng "không thành công, cũng thành nhân". Bầu Đức tự hào các cầu thủ của ông không chi đá bóng giỏi, có đạo đức, văn hóa trên sân cỏ mà còn sắp tốt nghiệp Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM.
Tuấn Anh là một cầu thủ học giỏi toàn diện, cùng đồng đội Xuân Trường từng thay nhau làm thủ quân các đội quốc gia và trở thành những nhân tố không thể thiếu trong đội hình của HLV Park Hang-seo. Ngày lên sân khấu nhận giải thưởng Fair Play, tiền vệ Tuấn Anh dũng mãnh trên sân bóng là thế vẫn cứ bẽn lẽn với danh hiệu đầu sự nghiệp rồi thay mặt các bạn U-19 Việt Nam ấp úng: "Em xin cảm ơn bác Đức, các thầy ở trên đội tuyển đã dạy dỗ. Bọn em còn phải cố gắng thật nhiều!".
Nhớ lại một thời đẹp đẽ, người hâm mộ bóng đá trẻ Việt Nam rất vui và cảm động khi chứng kiến lối đá kỹ thuật tinh tế nhưng rất hiệu quả của họ. Các cầu thủ U-19 Việt Nam chơi bóng hào hoa, và dũng cảm chịu đựng rất nhiều pha bóng chặt chém từ đội bạn. nhất là trong trận chung kết giải U-19 Đông Nam Á với chủ nhà Indonesia.
Người xem thực sự bị chinh phục khi các cầu thủ trẻ chơi thứ bóng đá hào hoa và không cay cú, dù bị đá đau đến nằm sân.
Nhưng dù bị đá xấu, đá đau đến chấn thương và nằm sân, các cầu thủ U-19 Việt Nam vẫn tĩnh táo thi đấu theo đúng đấu pháp của Ban huấn luyện và tuyệt nhiên không trả đũa đối thủ, không cay cú ăn thua. Bảy trận giải vô địch Đông Nam Á, U-19 Việt Nam chỉ nhận một thẻ vàng và xứng đáng khi nhận phần thưởng đội bóng Fair Play nhất giải.
Dù không nói nhiều về mình, nhưng Tuấn Anh và đồng đội sau hai lần đoạt giải Bóng đá Cao thượng đã lan tỏa nhiều hành động đẹp cả trên sân cỏ lẫn đời thường. Và 7-8 năm sau, lứa tuyển thủ U-19 quốc gia với thành phần chủ lực HA Gia Lai đã trưởng thành và đặc biệt ấn tượng cùng sự chia sẻ ấm áp đầy tình người.
Họ từng chung tay hỗ trợ tiểu thương Gia Lai vượt qua mùa dịch bệnh COVID-19, tham gia các chiến dịch làm sạch đẹp môi trường, ủng hộ Quỹ xã hội từ thiện, hay đến với những mái ấm, nhà mở giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em nghèo bất hạnh.
Không chỉ đá đẹp trên sân, các cầu thủ lứa U-19 còn làm những việc đẹp đời ngoài xã hội.
Tiền đạo Văn Toàn cũng từng là nhân vật chính của giải thưởng Fair Play năm 2017 với hành động can ngăn Ban huấn luyện, đồng đội tránh cuộc xung đột có thể dẫn đến vỡ trận; Hay tiền vệ Hồng Duy về nhì mùa giải Fair Play 2020 vì nhường nhịn, không trả đũa cú ném bóng vào mặt để trận đấu trôi đi yên ổn, làm dịu ngọn lửa chực bùng lên trên khán đài.
Tiền đạo Văn Toàn từng đoạt giải Fair Play mùa bóng 2017 và lập tức tặng hết phần tiền thưởng cho một tuyển thủ nữ nghèo phải về quê chăm sóc mẹ bệnh nặng.
Sau 9 mùa Fair Play, các nhà tổ chức còn trao giải thưởng cao quý cho cầu thủ Abass Dieng người Senegal thi đấu trong màu áo B. Bình Dương. Anh là cầu thủ nước ngoài đầu tiên đoạt giải với hành động tha thứ và động viên ngược lại cầu thủ trẻ Thanh Hào vào bóng quyết liệt làm gãy chân mình.
Abass Dieng người Senegal, cầu thủ ngoại đầu tiên nhận giải Fair Play.
Đội tuyển Futsal Việt Nam không chỉ đạt kỳ tích có mặt tại vòng chung kết World Cup mà còn nhận giải thưởng kép với danh hiệu Fair Play của FIFA dành cho đội bóng cống hiến và có tinh thần cao thượng nhất giải.
Đội tuyển Futsal Việt Nam nhận giải Fair Play không chỉ của BTC giải Fair Play mà còn nhận cả giải Fair Play từ FIFA.
Bốn tuyển thủ Quang Hải, Bùi Tiến Dũng, Đoàn Văn Hậu và Hà Đức Chinhbiến giấc mơ của em bé bị ung thư não, ao ước được chơi bóng với các thần tượng của mình thành hiện thực. Hành động đã lan tỏa cao trong cộng đồng và xã hội.
Hà Đức Chinh thay mặt nhóm cầu thủ biến ước mơ của em bé bị ung thư não thành hiện thực.
Tuyển thủ Chương Thị Kiều, nữ cầu thủ đầu tiên nhận giải Fair Play qua hành động bị chấn thương nhưng nén đau trở lại sân chiến đấu đến kiệt sức và đổ máu trong trận chung kết SEA Games 30 thắng đội tuyển Thái Lan, bảo vệ chiếc HCV quý giá.
Nữ tuyển thủ Chương Thị Kiều nhận giải Fair Play mùa 2019 với hình ảnh xúc động băng chặt vết thương nén đau vào sân trận chung kết, cùng toàn đội lăn xả đoạt HCV SEA Games 30.
Cầu thủ Nguyễn Nhớ của đội Sanvinest Sanna Khánh Hòa đi vào lòng người yêu Futsal một cách rất tự nhiên và cảm động trong trận gặp Kardiachain Sài Gòn FC, khi có bóng gần cầu môn đã sút bóng ra ngoài đường biên cho bác sĩ chăm sóc hậu vệ đối phương bị chấn thương.
Nguyễn Nhớ, cầu thủ Futsal của đội Sanvinest Sanna Khánh Hòa nhận giải Fair Play 2020 với hành vi không nỡ ghi bàn khi thấy đối thủ chấn thương quằn quại đau đớn nên đá bóng ra biên để bác sĩ vào sân săn sóc cầu thủ đội bạn.
Ban tổ chức giải thưởng Fair Play cũng vinh danh trọn đời các nhân vật có nhiều cống hiến không mệt mỏi cho bóng đá Việt Nam: cố danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang, cầu thủ Phan Văn Tài Em, ông bầu Đoàn Nguyên Đức, Võ Quốc Thắng, Trần Anh Tú, Mai Đức Chung, cố HLV Lê Thụy Hải.
HLV Park Hang-seo sau những chiến tích cho bóng đá Việt Nam đã nhận giải thưởng Vinh danh Fair Play của báo Pháp Luật TP.HCM tương tự với một giải thưởng ở Hàn Quốc quê hương ông, đều với ý nghĩa lan tỏa những hình ảnh đẹp trên sân cỏ. Có điều khác biệt giữa hai giải Fair Play của hai quốc gia là tại Hàn Quốc, giải bóng đá cao thượng nằm trong chương trình tôn vinh chung của bóng đá Hàn Quốc chứ không tách riêng ra và thực hiện một cách trang trọng với tầm vóc lớn như ở VN. Ông Park rất ngạc nhiên và thích thú khi tại VN, giải Fair Play lại do một tờ báo tổ chức và đưa vào giải truyền thống hằng năm được đề cử và bầu chọn từ giới chuyên môn của cả nước.
Ông thầy người Hàn Quốc chia sẻ: "Một khi còn làm bóng đá ở VN, tôi sẽ luôn sát cánh và cổ vũ cho sự tôn vinh mang tính riêng biệt và ủng hộ bóng đá cao thượng, ủng hộ lối chơi đẹp và luôn kêu gọi các cầu thủ, những nhà làm bóng đá giữ hình ảnh đẹp và lan tỏa đến mọi người".
Công Phượng trổ tài làm thủ môn trong buổi tập của tuyển Việt Nam Tiền đạo Nguyễn Công Phượng tỏ ra thích thú khi xỏ găng tay để thử các bài tập của thủ môn tuyển Việt Nam. Chiều 16/12, tuyển Việt Nam trở lại tập luyện để hướng tới cuộc đối đầu với Campuchia ở loạt trận cuối vòng bảng AFF Cup 2020. Nguyễn Văn Toàn cũng như các cầu thủ dự bị, ít được thi...