Vẫn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông
So với cùng kỳ dịp Tết trước, TNGT đã giảm sâu cả ba tiêu chí: giảm 128 vụ (23,8%), giảm 17 người chết (5,4%) và 129 người bị thương (25,3%); không xảy ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan xe vận tải chở khách. Như vậy, các vụ TNGT dẫn đến thương vong trong những ngày Tết hầu hết đều do mô-tô, xe gắn máy gây ra và phần lớn xảy ra ở địa bàn nông thôn. Điều này cho thấy, tình hình TNGT dịp Tết vẫn diễn biến phức tạp, nhất là khu vực nông thôn, miền núi. Thực tế, trong dịp Tết, các tuyến quốc lộ trọng điểm hay đô thị khá vắng vẻ, các tuyến tỉnh lộ, đường liên xã, liên huyện ở khu vực nông thôn lại tăng cao. Người lao động, học sinh, sinh viên học tập và làm việc ở các đô thị lớn trở về quê, dồn áp lực giao thông về vùng nông thôn.
Theo đánh giá của Ủy ban ATGT quốc gia, lạm dụng rượu, bia dịp lễ Tết dẫn đến TNGT đang ngày càng gia tăng và thường gây hậu quả nặng nề hơn cho bệnh nhân. Thống kê trong dịp Tết, có đến 70% số ca TNGT cấp cứu tại Bệnh viện Việt – Đức (Hà Nội) và một số bệnh viện khác đều liên quan đến người điều khiển giao thông sử dụng rượu, bia. Hầu hết nạn nhân nhập viện trong tình trạng chấn thương sọ não rất nặng, trong số những ca cấp cứu người TNGT, nguyên nhân do sử dụng rượu, bia và không đội mũ bảo hiểm chiếm số lượng lớn. Xét nghiệm nồng độ cồn, nhiều nạn nhân hàm lượng cồn trong máu lên tới hơn 100, thậm chí 200 đến 300 mg/lít. Uống rượu, bia rồi gây TNGT trong ngày Tết đã được cảnh báo thường xuyên, liên tục, song năm nào cũng tái diễn và ngày càng có chiều hướng tăng cao. Trong những cuộc vui, nhóm người trẻ thường bốc đồng, uống quá chén, rồi nổi máu “anh hùng xa lộ”, tham gia giao thông, chở ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng, phóng bạt mạng trên đường, không đội mũ bảo hiểm,… là nguyên nhân hàng đầu gây nên những vụ TNGT thương tâm.
Tình hình trật tự ATGT trong chín ngày Tết Nguyên đán được duy trì ổn định, thông suốt; TNGT giảm ở cả ba tiêu chí là nỗ lực vượt bậc của các ngành, địa phương, tuy nhiên vẫn chưa thật sự bền vững (trong hai ngày mồng 3 và 4 Tết, số vụ, số người chết vì TNGT tăng rất cao). Dịp sau Tết, tâm lý “ăn chơi” của người dân và phong trào du xuân trảy hội ở các nơi sẽ còn kéo dài trong nhiều ngày. Vì thế, các bộ, ngành liên quan, Ban ATGT các địa phương cần tiếp tục thực hiện quyết liệt những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, ATGT trong mùa lễ hội xuân. Theo đó, lực lượng cảnh sát giao thông có phương án tăng cường lực lượng hỗ trợ trực tiếp tại địa bàn có lễ hội, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là các lỗi có nguy cơ cao gây tai nạn; tập trung kiểm tra, xử phạt đối tượng lái xe khách, xe mô-tô vi phạm tại các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ ngoài đô thị và khu vực nông thôn. Các địa phương tăng cường quản lý, siết chặt việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải khách, kiểm tra chặt chẽ phương tiện và người lái về các điều kiện an toàn kỹ thuật; kiên quyết đình chỉ phương tiện không bảo đảm an toàn, chở quá số người; tập trung kiểm soát hoạt động vận tải khách bằng ô-tô, nhất là vận tải phục vụ lễ hội; vận động người dân lựa chọn dịch vụ vận tải công cộng có uy tín, hạn chế sử dụng mô-tô, xe máy khi tham dự lễ hội. Đồng thời, huy động các lực lượng bảo đảm trật tự ATGT có phương án ứng trực thường xuyên trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, khu vực cửa ngõ, các tuyến kết nối và điểm tổ chức lễ hội xuân, có biện pháp điều tiết giao thông, giải tỏa kịp thời, kiên quyết không để ùn tắc giao thông kéo dài,…
XÍCH TÙNG
Video đang HOT
Theo_Báo Nhân Dân
Nguy cơ lạm phát cao vẫn luôn tiềm ẩn
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, nguy cơ lạm phát cao trong những năm tới vẫn luôn tiềm ẩn. Những năm gần đây, chu kỳ lạm phát thấp rất ngắn, do đó phải kiểm soát lạm phát chủ động chứ không nên chờ lạm phát cao rồi mới kiểm soát (như thời gian trước đây).
Trả lời với báo chí về diễn biến của CPI trong năm 2016, bà Vũ Thị Thu Thủy Vụ trưởng Vụ Thống kê cho biết, CPI năm tới sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tăng. Trong đó, một số nhóm hàng dịch vụ công và hàng thiết yếu về dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế có khả năng điều chỉnh. Đặc biệt, giá điện đang đứng trước nguy cơ tăng tiếp khi đợt điều chỉnh hồi tháng 3 vừa qua, mặt hàng này chỉ tăng theo kịch bản thấp nhất mà EVN đưa ra.
Bên cạnh các yếu tố tăng giá, Vụ trưởng Vụ Thống kê cũng chia sẻ, năm 2016 sẽ có những yếu tố làm CPI giảm. Trong đó, giá dầu thô trong năm tới được dự báo tiếp tục giảm do sản lượng của thế giới đang tăng mạnh. Cùng với đó, giá nông sản thế giới cũng được dự báo giảm do cạnh tranh gay gắt...
"CPI 2016 có thể tăng rất cao. Vì vậy, Chính phủ nên có điều hành phù hợp để tránh lạm phát tăng cao trong năm tới", đại diện Tổng Cục thống kê nhận định.
CPI 2016 có thể tăng rất cao
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng nhận định, nguy cơ lạm phát cao trong những năm tới vẫn luôn tiềm ẩn. Những năm gần đây, chu kỳ lạm phát thấp rất ngắn, do đó phải kiểm soát lạm phát chủ động chứ không nên chờ lạm phát cao rồi mới kiểm soát (như thời gian trước đây).
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng cho biết thêm, hiện nay không có mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. Đây là mối quan hệ phi tuyến tính.
Lý giải về vấn đề này, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, đối với các nước phát triển thì lạm phát trên 10% được cho là phù hợp với tăng trưởng, nhưng các nước đang phát triển như Việt Nam thì mức lạm phát dưới 7 8% là phù hợp cho tăng trưởng kinh tế. Điều này được thể hiện rõ là lạm phát năm nay thấp nhưng tăng trưởng GDP lại cao hơn năm ngoái. Ngoài ra, chất lượng tăng trưởng của 2015 đã được khẳng định qua các chỉ số vĩ mô.
Theo thông báo của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2015 có tốc độ tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 lại đây. Khi CPI giữ ở mức thấp và ổn định, tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, và tạo điều kiện cho giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý được tính đầy đủ các chi phí theo giá thị trường.
Đưa ra nguyên nhân gây tăng CPI trong năm 2015, đại diện Tổng cục thống kê cho biết, do điều hành của Chính phủ theo cơ chế thị trường.
Điển hình như dưới tác động đồng nhân dân tệ bị phá giá, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng 3% và nới biên độ giao dịch của đồng USD/ VNĐ từ /1% lên /-3% vào ngày 7/1/2015, ngày 7/5/2015, ngày 12/8/2015 và ngày 19/8/2015 tác động đến giá một số mặt hàng nhập khẩu và giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, theo ước tính tỷ giá tăng tác động đến mức tăng chung của CPI năm 2015 khoảng 0,72%.
Về mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng từ ngày 1/1/2015 (tăng từ 400 nghìn/tháng so với mức lương hiện hành) và tăng 8% lương cơ bản cho đối tượng nghỉ hưu và công chức có hệ số 2,34 trở xuống nên giá một số loại dịch vụ như dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ điện, nước; dịch vụ thuê người giúp việc gia đình có mức tăng giá từ 2 4% so với tháng 12 năm trước.
Ngoài ra, giá điện tăng 7,5% kể từ ngày 16/3/2015 theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ Công Thương, năm 2015 chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 7,73% so tháng 12 năm 2014 góp phần vào mức tăng chung của CPI khoảng 0,19%. Trong tháng 8 và tháng 9, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí, nhu cầu tiêu dùng sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh vào năm học mới tăng cao làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 2,54%so tháng 12 năm trước, đóng góp vào CPI chung 0,12%.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Thực hư thông tin uống bia không hại bằng uống rượu Rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương (chấn thương do tai nạn giao thông là nhiều chủ yếu - p/v). Trước thông tin cho rằng, uống bia sẽ ít gây hại cho sức khỏe hơn là uống rượu, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế)...