Văn Thánh Miếu Vĩnh Long: Di tích lịch sử nổi bật ở vùng đất Tây Nam Bộ
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là một trong ba Văn Thánh Miếu được xây dựng đầu tiên ở Nam Bộ.
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long đặt tại làng Long Hồ, tổng Bình Long, tỉnh Vĩnh Long, phía Đông Nam thành Vĩnh Long nay thuộc phường 4, thành phố Vĩnh Long.
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là một trong ba Văn Thánh Miếu được xây dựng đầu tiên ở Nam Bộ. Hai Văn Thánh Miếu khác nằm ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và đất Gia Định xưa. Công trình được khởi công năm 1864 và hoàn thành năm 1866 do Đốc học Nguyễn Thông khởi xướng, thờ Khổng Tử và các học trò của ngài.
Tuy trên danh nghĩa là đề cao Nho giáo, nhưng thực chất đây là một tụ điểm hoạt động văn hóa đề cao các bậc hiền tài và giáo dục lòng yêu nước.
Văn Xương Các xây theo kiểu trùng thềm điệp ốc. Ảnh: Hương Mai
Video đang HOT
Sau khi công trình hoàn thành, triều đình Huế cấp miếu phu để quét dọn hàng ngày, đồng thời giới quan lại, sĩ phu cũng thành lập Hội Văn Thánh miếu để trông nom, cúng tế. Tuy nhiên, nơi đây chỉ diễn ra lễ tế đức Khổng Tử theo đúng điển lễ triều đình một lần duy nhất vào năm 1867.
Sau đó thực dân Pháp chiếm Vĩnh Long, quân viễn chinh Pháp định phá bỏ Văn Thánh Miếu để xây dinh tỉnh trưởng. Trước hoàn cảnh như vậy, đồng bào Vĩnh Long đề cử ông Bá hộ Trương Ngọc Lang (tức Bá hộ Nọn) đứng ra thương lượng với quân Pháp xin giữ lại được công trình văn hóa này. Chính vì vậy công trình văn hóa này mới tồn tại đến hôm nay.
Điện Đại Thành. Ảnh: Hương Mai
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long nổi tiếng với kiến trúc độc đáo thời xưa, mang nét đẹp cổ kính nhưng không kém phần trang nghiêm, hào hùng. Phía trước miếu là cánh cổng tam quan và hai cổng phụ có 3 tầng mái, được xây dựng theo phong cách cổ xưa.
Phần mái được trang trí với hình ảnh lưỡng long chầu nguyệt bằng gốm màu xanh và lợp ngói đại tiểu. Hai bên cột có liễn đối viết bằng chữ Hán và đắp nổi bằng xi măng, ngụ ý đề cao, tôn vinh Đức Khổng Phu tử cũng như Nho giáo.
Bia đá nằm trên con đường vào điện Đại Thành. Ảnh: Hương Mai
Bên cạnh Văn Miếu là Văn Xương thờ các thần văn học và danh sĩ như Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản… những người có công đối với nền giáo dục của nước nhà. Mặt trước Văn Thánh Miếu Vĩnh Long hướng ra sông Long Hồ, lối vào là cổng tam quan xây theo lối cổ lâu có ba tầng mái.
Qua cổng là thần đạo hướng thẳng chính điện với hàng cây sao cổ thụ. Trước chính điện, giữa thần đạo có tấm bia do cụ Phan Thanh Giản chấp bút. Tổng cộng trong văn miếu có ba tấm bia mang giá trị ghi dấu các thời kỳ lịch sử gắn với Văn Miếu.
Cổng tam quan của Văn Thánh Miếu Vĩnh Long. Ảnh: Hương Mai
Hàng năm tại điện Đại Thành có các lễ cúng Xuân Đinh và Thu Đinh, tại Tụy Văn Lâu có lễ vía cụ Phan Thanh Giản vào các ngày 4 và 5 tháng Bảy Âm lịch, lễ cúng vọng các trung thần liệt tử vào các ngày 12 và 13 tháng Mười Âm lịch.
Vào dịp diễn ra lễ hội, Văn Thánh Miếu đón đông đảo lượt khách về tham dự. Du khách đến với lễ hội vừa có dịp tỏ lòng thành kính đối với các bậc tiền nhân vừa có điều kiện tìm hiểu về lịch sử văn hóa dân tộc qua những công trình kiến trúc cổ còn được bảo tồn qua thời gian và lịch sử.
Đi thuyền trên sông Nhật Lệ ngắm di tích lịch sử
QUẢNG BÌNH - Một loại hình du lịch mới được triển khai, du khách có thể đi thuyền trên sông Nhật Lệ để ngắm cảnh, tham quan các danh thắng, di tích từ trên sông.
Trình diễn thuyền buồm trên sông Nhật Lệ. Ảnh: Lê Phi Long
Ngày 9.10, UBND tỉnh vừa có quyết định cho phép khai thác thử nghiệm sản phẩm du lịch "Du thuyền ngắm cảnh trên sông Nhật Lệ kết hợp tham quan các danh thắng, di tích lịch sử" trong khoảng thời gian 12 tháng (trừ ngày có bão, lũ).
Theo đó, phương tiện sử dụng là 2 thuyền chở khách có sức chứa 8 người/thuyền; số lượng khách tham quan không quá 200 khách/ngày.
Khi tham gia trải nghiệm sản phẩm du lịch này, du khách sẽ được ngắm cảnh sông Nhật Lệ trong khoảng thời gian theo yêu cầu; phạm vi hoạt động là 12km từ cửa biển Nhật Lệ đến cầu Quán Hàu và quay lại trả khách tại điểm xuất phát.
Thời gian tham quan từ 6h-21h hàng ngày, (thời gian có thể điều chỉnh do điều kiện của thời tiết).
Cửa sông Nhật Lệ nhìn từ trên cao. Ảnh: Lê Phi Long
UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu trong quá trình thực hiện sản phẩm du lịch mới này phải theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết để điều hành tổ chức, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách.
Theo lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, sản phẩm du lịch mới được thử nghiệm này là một trong những nỗ lực của ngành Du lịch Quảng Bình nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng xu hướng và nhu cầu của du khách, góp phần đạt được mục tiêu đón 2 triệu lượt khách trong năm 2022.
Bình Thuận: Khách du lịch đến huyện đảo Phú Quý tăng cao Từ đầu năm 2022 đến nay, nhờ diễn biến thời tiết cũng như việc di chuyển ra huyện đảo khá thuận lợi nên lượng khách chọn Phú Quý là điểm đến du lịch tăng cao so cùng kỳ. Theo UBND huyện Phú Quý, trong 9 tháng năm nay địa phương ước đón hơn 88.660 lượt khách đến tham quan du lịch, so cùng...