Vận tải hàng không vội vã chuẩn bị cho việc phân phối vaccine COVID-19 ’siêu lạnh’
Cuộc khảo sát gần đây do một hiệp hội vận tải hàng không và tổ chức vận chuyển thuốc thực hiện cho thấy chỉ có 15% các hãng trong ngành hàng không cảm thấy tự tin và sẵn sàng trong việc vận chuyển hàng hóa cần được bảo quản ở nhiệt độ -70 độ C.
Loạt tủ cấp đông trữ ứng viên vaccine ngừa COVID-19 tại một cơ sở của Pfizer ở Puurs, Bỉ. Ảnh: Reuters
Đây là nhiệt độ điều kiện mà công ty dược phẩm Pfizer đặt ra để đảm bảo an toàn cho vaccine ngừa COVID-19 của hãng này trong quá trình vận chuyển. Đối với vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna, có 60% các hãng hàng không đạt tiêu chuẩn bảo quản ở nhiệt độ -20 độ C.
Theo hãng tin Reuters, thông thường, các hãng hàng không sử dụng thùng chứa container với các vật liệu làm lạnh như đá khô để bảo quản các hàng hóa dược phẩm, thuốc men. Tuy nhiên, một số hãng hàng không không có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, từ đó dễ khiến sản phẩm gặp phải các sự cố không lường trước được như khi hoãn chuyến bay.
Để đáp ứng nhu cầu đảm bảo nhiệt độ bảo quản vaccine, các hãng hàng không hiện xem xét các phương án khác nhau, từ việc trang bị một tủ cấp đông cỡ lớn có giá trị ngang với một chiếc ô tô nhỏ cho đến hộp chứa với nhiều lớp nitơ lỏng giữ lạnh.
Video đang HOT
Nhu cầu tăng cao đối với các thùng giữ lạnh đã giúp cổ phiếu của các công ty sản xuất container như Cryoport và va-Q-tec tăng gấp đôi trong những tháng gần đây. “Đã ký hợp đồng với 5 nhà sản xuất container có sẵn hệ thống kiểm soát nhiệt độ, Korean Air đảm bảo đủ số lượng container đạt chuẩn. Hiện tại, chúng tôi đang trong quá trình ký hợp đồng với các nhà sản xuất khác”, người phát ngôn của Korean Air thông báo.
Hãng hàng không Air France của Pháp cho biết họ đang chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm với một nhà sản xuất thuốc, với mục tiêu vận chuyển các mẫu thuốc ở nhiệt độ cực thấp, tại sân bay Schiphol ở Amsterdam. Hãng hàng không này sẽ sử dụng các thùng có sức chứa lên tới 5.000 liều vaccine và giữ lạnh bằng đá khô.
Quản lý vận tải hàng không của Air France ông Béatrice Delpuech nhấn mạnh: “Họ cần xác nhận toàn bộ chuỗi vận chuyển từ đầu đến cuối, bao gồm cả vận tải hàng không. Chúng tôi có một đội chuyên trách kiểm tra từng quy trình để đảm bảo rằng không có bất kỳ trở ngại ở khâu nào”.
Ngày 16/11, Tập đoàn công nghệ sinh học Moderna Inc của Mỹ thông báo vaccine thử nghiệm mRNA-1273 của hãng này đã phát huy tới 94,5% hiệu quả trong việc ngăn chặn virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Một trong những ưu điểm lớn nhất của vaccine Moderna là không cần bảo quản cực lạnh như vaccine của Plizer. Moderna hy vọng vaccine có thể ổn định ở nhiệt độ tủ lạnh tiêu chuẩn từ 2-8 độ C trong 30 ngày và có thể được bảo quản đến 6 tháng ở nhiệt độ – 20 độ C.
So sánh với mRNA-1273, vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Pfizer được công bố thử nghiệm thành công vào tuần trước chỉ có thể bảo quản trong 5 ngày với nhiệt độ từ -70 đến -103 độ C. Theo các nhà phân tích của Barclays, tính ổn định của vaccine mRNA-1273 sẽ có khả năng giúp loại thuốc này được phân phối rộng rãi hơn so với vaccine BNT162b2 của Pfizer. Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng Pfizer đang nghiên cứu một phiên bản vaccine dạng bột, ổn định ở nhiệt độ phòng.
Thế giới liên tiếp đón nhận thông tin tích cực về vaccine ngừa Covid-19
Sau tập đoàn Dược phẩm Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức, hôm qua (11/11) đến lượt Nga khẳng định vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V của nước này có thể đạt hiệu quả lên tới 92%.
Trong khi đó, 10 loại vaccine ngừa Covid-19 khác cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Liên tiếp những thông tin tích cực đã làm gia tăng kỳ vọng vaccine ngừa Covid-19 có thể sẵn sàng từ nay đến đầu năm 2021 và thế giới sớm trở lại trạng thái bình thường ngay từ mùa Xuân.
Trong cuộc đua toàn cầu nhằm phát triển vaccine ngừa Covid-19, Nga có thể xem là nước dẫn đầu. Chỉ vài ngày sau thông báo của Pfizer và BioNTechvề một loại vaccine có hiệu quả lên tới 90%, hôm qua đến lượt Quỹ đầu tư trực tiếp Nga tuyên bố, kết quả thử nghiệm trên 16 nghìn tình nguyện viên cho thấy Sputnik V mang lại tác dụng bảo vệ thậm chí còn cao hơn: 92%.
Sputnik V hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3. Theo Quỹ đầu tư trực tiếp Nga, thử nghiệm sẽ tiếp tục trong 6 tháng nữa và Nga đang gấp rút hoàn thành thử nghiệm để có thể sớm đưa vaccine ra thị trường. Nga hồi tháng 8 vừa qua đã trở thành quốc gia đầu tiên đăng ký vaccine ngừa Covid-19.
Viện huyết thanh Ấn Độ (Serum Insitute), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, hôm nay (12/11) cho biết họ đã sản xuất được 40 triệu liều vaccine Covid-19. Loại vaccine này được đặt tên là Covishield, phát triển bởi công ty dược phẩm AstraZeneca và trường đại học Oxford.
Vaccine của AstraZeneca đang trong giai đoạn thử nghiệm tiên tiến nhất trên người ở Ấn Độ. Viện huyết thanh Ấn Độ sẽ phối hợp với Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ để đánh giá tính hiệu quả của lô vaccine. Tuy nhiên, Viện này đã từ chối cho biết, lô vaccine này sẽ được cung cấp trên toàn cầu hay chỉ phân phối ở Ấn Độ.
Trên thế giới tới nay có tổng thống 10 loại vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm thứ 3 và cũng là cuối cùng khi hiệu quả của vaccine sẽ được đánh giá trên hàng chục nghìn tình nguyện viên. Theo Giáo sư y khoa John Bell thuộc Đại học Oxford và là một thành viên của Hội đồng tư vấn Khoa học Anh, 2 hay 3 loại vaccine ngừa Covid-19 có thể sẵn sàng từ nay đến đầu năm 2021. Nhà khoa học này đồng thời tỏ ra lạc quan về khả năng phân phối đủ vaccine trong quý đầu của năm tới và tình hình sẽ được cải thiện từ nay đến mùa Xuân.
Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả của vaccine, năng lực phân phối và tiêm chủng cho hàng tỷ người cũng đặt ra những thách thức. Tiến sĩ Kate O'Brien - đứng đầu bộ phận tiêm chủng, vaccine và sinh phẩm của Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh: "Có vaccine không có nghĩa là chúng ta ngừng thực hiện những biện pháp hay giao thức y tế khác như rửa tay, giãn cách xã hội hay đeo khẩu trang. Virus sẽ không thể biến mất một cách thần kỳ chỉ với vaccine, chúng ta thực sự sẽ phải tiêu diệt loại vi rút này bằng cách sử dụng tất cả những gì chúng ta có và chắc chắn không được phép chủ quan".
Theo Wall Street Journal, các chương trình tiêm chủng vaccine thông thường kéo dài hàng năm, tập trung vào những đối tượng đặc thù như trẻ em hoặc người già. Nhưng giờ chính phủ các quốc gia phải thực hiện nhiệm vụ chưa từng có. Đó là tiêm chủng cho phần lớn dân số trong quãng thời gian vài tháng. Không nói đến những quốc gia nghèo khó, ngay cả đối với những nước giàu có, đây cũng là một vấn đề cực khó từ xây dựng cơ sở dữ liệu, khuyến khích người trẻ đi tiêm chủng, đảm bảo nguồn cung đến vận hành các trung tâm tiêm chủng.
Vaccine ngừa Covid-19 của Mỹ hiệu quả 95% Kết quả thử nghiệm tốt hơn mong đợi của hai loại vaccine làm dấy lên hy vọng chấm dứt đại dịch Covid-19 làm hơn 1,3 triệu người thiệt mạng. Kết quả cuối cùng từ cuộc thử nghiệm vaccine Covid-19 của hãng Pfizer của Mỹ liên danh với BioNTech của Đức có hiệu quả lên đến 95%. Virus Covid-19 (Ảnh: Reuters) Vaccine của liên...