Vận tải cơ CN-295 Việt Nam muốn mua có thể săn ngầm
Sau khi nhiệt tình chào bán, Indonesia tiết lộ, nước này và Việt Nam bắt đầu đàm phán về việc vận tải cơ CN295 do PT Dirgantara của Indonesia sản xuất.
Phó Tổng thống Indonesia Kalla vừa phát biểu trên hãng thông tấn ANTARA News rằng, Việt Nam muốn mua máy bay vận tải CN-295 do tập đoàn PT Dirgantara của Indonesia (PTDI) sản xuất.
“Chúng tôi đã có cuộc đàm phán về kế hoạch mua CN-295″, ông Kalla cho biết sau cuộc gặp song phương với Phó thủ tướng Việt Nam Trịnh Đình Dũng bên lề của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Dù tiết lộ về việc Việt Nam tiến hành đàm phán sơ bộ với Indonesia về thương vụ này nhưng Phó Tổng thống đã không cung cấp thêm thông tin chi tiết về kế hoạch mua máy bay CN-295 với Việt Nam, bao gồm số lượng các đơn vị.
Máy bay C-295M của Không quân Việt Nam.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên thông tin Việt Nam quan tâm đến máy bay CN-295 của PTDI xuất hiện. Hồi năm 2013, sau sự kiện Indonesia mang máy bay này đi trình diễn và chào mời tại 6 nước Đông Nam Á gồm: Việt Nam, Philippines, Brunei, Thái Lan, Myanmar và Malaysia đã xuất hiện thông tin Việt Nam ngỏ ý muốn mua CN-295.
Được biết, phiên bản CN-295 được Indonesia chào bán là sản phẩm hợp tác giữa PTDI và công ty Airbus Military. Máy bay vận tải C-295, được đặt tên là CN-295 trong biên chế của Không quân Indonesia, là loại máy bay vận tải đa năng hạng trung sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự.
Những nhiệm vụ này bao gồm vận tải quân sự, đối phó với những tình trạng khẩn cấp và di tản y tế, tìm kiếm cứu nạn, tuần tra hàng hải, hoặc thậm chí là các nhiệm vụ phức tạp hơn như tác chiến chống ngầm hoặc trinh sát điện tử.
Không quân Indonesia hiện có 9 chiếc máy bay vận tải CN-295 đang hoạt động trong tổng số 16 chiếc đã đặt mua từ PTDI. Số máy bay này đã được Indonesia đặt mua tại triển lãm hàng không Singapore hồi tháng 2/2012.
Video đang HOT
Máy bay vận tải chiến thuật CN-295 được trang bị 2 động cơ tua-bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ tối đa gần 600 km/h, tầm bay tới 4.600km, trần bay 9.100m. áy bay có chiều dài 24,5m, sải cánh 25,81m, chiều cao 8,6m và có khả năng chở 71 người cùng 2 phi hành đoàn hoặc hơn 9 tấn hàng hóa, trong khi trọng tải cất cánh tối đa đạt 23,2 tấn.
Hiện nay, Việt Nam hiện đã nhận bàn giao 3 chiếc vận tải C-295M của Airbus và biên chế về Lữ đoàn Không quân 918 đóng tại Gia Lâm vốn trước đó đang vận hành các máy bay vận tải An-26 sắp hết niên hạn sử dụng.
So với An-26, C-295 có tải trọng gần gấp đôi, tầm bay xa hơn và khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn cùng hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. C-295M được trang bị cặp động cơ tuốc bin cánh quạt do Canada sản xuất – PW127G với cánh quạt 6 lá cung cấp tải trọng, tốc độ và hành trình bay tương tự như phiên bản CN-295 do Indonesia sản xuất.
Tuấn Vũ
Theo_Báo Đất Việt
Lý do "sốc" Việt Nam không mua máy bay vận tải Nga
Sở dĩ Việt Nam không mua máy bay vận tải Nga, thay vào đó là chọn C-295M của Airbus, nguyên nhân được cho là Nga hiện không sản xuất vận tải cơ hạng trung.
Trong chương trình hiện đại hóa lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam, ngoài việc đầu tư mua sắm các máy bay chiến đấu đa năng Su-27/30, chúng ta bước đầu mua sắm các máy bay vận tải chiến thuật để thay thế cho loại máy bay An-26 và An-2 lỗi thời.
Việt Nam nhận được những chiếc vận tải cơ An-26 đầu tiên từ năm 1979. Đến nay, sau 37 năm phục vụ, các máy bay này đã gần hết niên hạn sử dụng, độ tin cậy đã giảm sút ít nhiều. Việc thay thế là vô cùng cấp bách.
Ảnh máy bay vận tải An-26 ngừng hoạt động, tháo động cơ ở sân bay Gia Lâm, năm 2012.
Một trong những bước mua sắm máy bay vận tải đầu tiên là việc Việt Nam ký hợp đồng mua 3 chiếc vận tải cơ chiến thuật C-295M của hãng Airbus Defence. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta không tìm mua các máy bay vận tải từ đối tác Nga truyền thống, mà thay vào đó là việc đặt hàng từ hãng Airbus - vốn chúng ta chưa bao giờ sử dụng máy bay vận tải quân sự do hãng này sử dụng. Việc chuyển loại từ máy bay Nga sang máy bay Nga cũng dễ dàng hơn.
Gần đây, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đã tiết lộ lý do "gây sốc". Theo đó khi nhắc tới nhu cầu mua sắm máy bay vận tải của Việt Nam. Ông này cho biết là Việt Nam có thể sẽ mua máy bay C-130 bởi hiện Nga không sản xuất máy bay "thể loại này" (ám chỉ máy bay vận tải chiến thuật, hạng trung).
Thực vậy, kể từ sau năm 1991, Nga đã không có dây chuyền sản xuất máy bay vận tải hạng trung nào. Dây chuyền chế tạo An-26 và An-12 giờ đây thuộc về sở hữu của Ukraine.
Ngay cả phương án mua lại các máy bay đã qua sử dụng An-12 cũng không khả thi vì vốn dĩ chúng cũng không còn thời hạn sử dụng nhiều, khó tránh khỏi các hỏng hóc. Dự trữ máy bay An-12 của Không quân Nga cũng không có nhiều để bán.
Tuy Nga vẫn còn sản xuất máy bay vận tải Il-76, tuy nhiên đấy là phương tiện vận tải chiến lược, hạng nặng lên tới 50-70 tấn. KQND Việt Nam vốn chưa có nhu cầu với loại máy bay vận tải này.
Tổ hợp hàng không Iluyshin (JSC IL) cũng đang phát triển máy bay vận tải chiến thuật mới Il-112 để thay thế cho mẫu máy bay An-26. Tuy nhiên, nguyên mẫu Il-112 phải tới năm 2017-2018 mới có thể có chuyến bay đầu tiên. Trong khi nhu cầu của KQND Việt Nam với loại máy bay vận tải hạng trung là cấp thiết. Chúng ta khó có thể chờ cho tới khi Il-112 hoàn tất mọi thử nghiệm, đưa vào sản xuất hàng loạt.
Ngoài Airbus C-295M, sau khi Mỹ dỡ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam, có các ý kiến cho rằng Việt Nam có thể sẽ chọn mua máy bay vận tải C-130 huyền thoại nước Mỹ. Thực tế, trong quá khứ Việt Nam đã sử dụng rất thành công loại máy bay này trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975 tới cuối những năm 1980. Sau đó, vì thiếu linh kiện phục vụ vận hành máy bay mà chúng ta buộc phải ngừng hoạt động loại phi cơ đặc biệt này.
Ra đời cùng thời máy bay vận tải An-12, C-130 đến nay vẫn còn được hãng Lockheed Martin sản xuất, nâng cấp liên tục. Phiên bản vận tải mới nhất là C-130J Super Hercules ra mắt năm 1999 với việc trang bị một loạt công nghệ mới, ví dụ như động cơ cánh quạt AE 2100 D3 với cánh quạt composite, hệ thống điện tử hàng không kỹ thuật số...
Những chiếc vận tải cơ C-130J có tải trọng tới 19,9 tấn, tầm bay đạt đến 3.300km với tải trọng tối đa, trần bay khi vận tải là 8.600m, quãng đường cất cánh 953m.
Theo_Kiến Thức
Ngắm "nhà kho bay" lớn nhất quân đội Mỹ Siêu vận tải cơ C-5 của Mỹ được mệnh danh là "nhà kho bay" có thể chuyên chở cùng lúc 2 xe tăng M1 Abram nặng 69 tấn tới mọi nơi trên thế giới. 4 động cơ sản sinh ra lực kéo của 800 xe hơi nên âm thanh của C-5 rất khủng khiếp. Với chiều dài 91m, chiều rộng 68m và chiều...