Vận tải cơ chiến lược C-5 Mỹ hỏng phanh khi cất cánh
Phi hành đoàn vận tải cơ C-5 Mỹ buộc phải sơ tán ngay trước khi cất cánh do máy bay bị hỏng bộ phận hãm tốc.
Một chiếc vận tải cơ chiến lược C-5 của Mỹ. Ảnh: USAF.
Một chiếc vận tải cơ chiến lược của Mỹ C-5M Galaxy ngày 20/5 bất ngờ hỏng bộ phận hãm tốc ngay trước khi cất cánh ở căn cứ không quân Yokota, phía tây thủ đô Tokyo, Nhật Bản, theo Military.
Theo đại diện không quân Mỹ, nhân viên kỹ thuật đã phát hiện ra lỗi của phanh trong quá trình di chuyển máy bay ra đường băng. Lực lượng cứu hộ ngay lập tức có mặt để khắc phục sự cố trong khi toàn bộ phi hành đoàn được sơ tán an toàn qua cửa thoát hiểm.
Đại diện phi đoàn vận tải 374 Mỹ cho biết máy bay sẽ ở lại Yokota đến khi sự cố được khắc phục hoàn toàn.
Ngày 22/5, chiếc C-5M Galaxy số hiệu 86-0020 của không quân Mỹ cũng phải hạ cánh khẩn cấp bằng bụng tại căn cứ không quân Rota, Tây Ban Nha do hỏng càng đáp phía trước.
Máy bay C-5 Galaxy do hãng Lockheed Martin chế tạo là vận tải cơ lớn nhất trong biên chế không quân Mỹ, đủ sức chở theo một đơn vị sẵn sàng chiến đấu hoặc vật tư thiết yếu đến bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Với chiều dài hơn 91 m cùng khoang chứa hàng dài 36 m, rộng hơn 5 m, C-5 có khả năng mang 142 tấn hàng hóa, tương đương trọng lượng của hai xe tăng M1A1 Abrams.
Video đang HOT
Máy bay C-5 hạ cánh bằng bụng xuống căn cứ ở Đức năm 1986.
Theo Vnexpress
Nhật biên chế vận tải cơ nội địa sau 16 năm phát triển
Máy bay vận tải Kawasaki C-2 được lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản đưa vào sử dụng, kết thúc quá trình nghiên cứu phát triển từ giữa năm 2001.
Nhật Bản hôm 30/3 tổ chức lễ biên chế ba máy bay vận tải Kawasaki C-2, đưa loại vận tải cơ nội địa này vào phục vụ trong lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF), Livejournal đưa tin.
Ba chiếc vận tải cơ C-2 đầu tiên được triển khai tới căn cứ quân sự Miho, tây nam Nhật. Chúng sẽ được kiểm tra vận hành cho tới tháng 9 năm nay, trước khi bắt đầu tham gia các chiến dịch vận tải từ tháng 12.
JASDF dự kiến biên chế 10 chiếc C-2 trong giai đoạn 2017-2020.
C-2 là dòng máy bay vận tải hai động cơ do tập đoàn Kawasaki Heavy Industries Aerospace thiết kế chế tạo. Dự án C-2 được tiến hành sau khi JASDF từ chối mua các vận tải cơ nước ngoài như C-130J Super Hercules, C-17 Globemaster III và Airbus A400M.
Năm 1995, tập đoàn Kawasaki kêu gọi Cục phòng vệ Nhật Bản (JDA) cấp vốn cho dự án vận tải cơ nội địa mang tên mã C-X. Tới năm 2000, JDA đưa ra yêu cầu cho mẫu vận tải cơ mới, bao gồm việc sử dụng động cơ phản lực, có tầm bay từ Nhật tới Hawaii và trọng tải gấp đôi mẫu C-130.
Năm 2001, chi nhánh Kawasaki Aerospace Company của tập đoàn Kawasaki Heavy Industries bắt đầu phát triển dự án C-X với sản phẩm cuối cùng là mẫu vận tải cơ C-2.
Kawasaki C-2 dài 44 m, sải cánh 44,5 m, trọng tải tối đa 36 tấn. Phi cơ có tầm bay 4.500 km khi mang trọng tải tối đa, hoặc 9.800 km nếu không chở hàng.
Mỗi chiếc C-2 có thể chở một xe chống tăng MCV hoặc một trực thăng UH-60J, cũng như 8 khối hàng hóa tiêu chuẩn (pallet) 463L.
Máy bay vận tải Kawasaki C-1 (bên phải) cùng hai chiếc C-2 tại căn cứ Miho.
Nội thất bên trong Kawasaki C-2 khá rộng rãi, bảo đảm khả năng chuyên chở nhiều loại hàng hóa và số lượng lớn binh sĩ.
JASDF dự kiến đặt mua 40 máy bay Kawasaki C-2 với mức giá 136 triệu USD/chiếc.
Tử Quỳnh
Ảnh: Livejournal
Theo VNE
Iran tổ chức tập trận không quân trên toàn quốc Cuộc tập trận kéo dài từ ngày 17 đến 19/10 với sự tham gia của toàn bộ các lực lượng thuộc không quân Iran, gồm máy bay tiêm kích, trinh sát, vận tải và không người lái (UAV). Thiếu tướng Alireza Barkhor, phó tư lệnh Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIAF), cho biết nước này đang tổ chức cuộc tập trận...