Vận tải biển tấp nập trở lại sau đại dịch COVID-19
Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển toàn cầu đã bị ngắt quãng nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 nhưng đang phục hồi và dẫn tới “bùng nổ” số đơn hàng mua tàu mới trong bối cảnh ngành này vật lộn với tình trạng thiếu tàu.
Tàu chở hàng hóa của Trung Quốc cập cảng Long Beach, Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Khi giá vận tải biển tăng mạnh, các công ty vận tải đã “vung tiền” để mở rộng đội tàu của mình. Khả năng vận tải mới được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục vào năm 2023 nhờ đà phục hồi sau dịch đang diễn ra mạnh mẽ.
Nhà trung gian môi giới đường biển của Italy Banchero Costa cho biết: “Đơn đặt mua tàu container đang bùng nổ”. Theo số liệu của công ty, riêng trong 7 tháng đầu năm nay, đã có ít nhất 276 đơn đặt hàng mua tàu biển mới, giúp tăng hơn 10% khả năng của đội tàu container lớn này. Tuy nhiên, sẽ phải mất ít nhất 2 năm để đóng được một con tàu mới, vì vậy thị trường vẫn “ nóng” trong ngắn hạn. Banchero Costa hy vọng tăng trưởng công suất vận tải biển có thể đạt mức khiêm tốn là 3% trong năm 2021 và 2022.
Trong khi đó, giá vận tải hàng hóa tăng mạnh trong những tháng gần đây, chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu tàu để đáp ứng nhu cầu vận tải. Chỉ số giá vận tải đường biển quốc tế Freightos Baltic Index cho thấy các giá vận tải cho tuyến đường từ Trung Quốc đến khu vực Bờ Tây Bắc Mỹ đã tăng hơn gấp 5 lần trong một năm.
Video đang HOT
Ông Alan Murphy, người đứng đầu công ty tư vấn Sea-Intelligence của Đan Mạch, nhận định dịch COVID-19 đã khiến vận tải đường biển toàn cầu rơi vào thế “bế tắc ảo” trong giai đoạn đầu dịch. Nhưng nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển đã tăng trưởng mạnh kể từ giữa năm 2020, đặc biệt là trong năm nay. Tập đoàn vận tải biển khổng lồ CMA-CGM của Pháp dự báo mức tăng trưởng này có thể tiếp tục trong nửa đầu năm 2022.
Ngành vận tải biển hiện đã sẵn sàng chi tiền để mua nhiều tàu mới sau một thập kỷ nguồn cung èo ọt. Công ty vận tải biển lớn nhất thế giới AP Moller-Maersk của Đan Mạch đã ghi nhận lợi nhuận đạt 3,71 tỷ USD trong quý II, tăng 30% so với cả năm 2020. Trong khi đó, CMA-CGM của Pháp ghi nhận lợi nhuận ròng quý II khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giám đốc điều hành CMA-CGM, ông Rodolphe Saade cho biết: “Sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu đã dẫn tới nhu cầu tăng chưa từng thấy về các dịch vụ vận tải và logistic”. CMA-CGM đã đặt mua 22 tàu container mới, dự kiến vận hành vào năm 2023 và 2024. Công ty sẽ nhận 14 tàu mới trong năm nay. Ngoài ra, công ty cũng đặt mua tàu đã qua sử dụng, và sẽ nhận tổng cộng 32 tàu như vậy trong năm nay.
Italy ưu tiên sáu vấn đề trong kế hoạch phục hồi kinh tế hậu COVID-19
Ngày 30/8, các nguồn tin trong Chính phủ liên minh cầm quyền của Italy xác nhận rằng số tiền 25 tỷ euro đầu tiên (khoảng 29,5 tỷ USD), được Liên minh châu Âu (EU) giải ngân vào đầu tháng Tám trong khuôn khổ quỹ Cơ sở phục hồi và chống đỡ (RRF), sẽ được sử dụng để tài trợ cho các dự án đang triển khai và đầu tư vào các cơ sở hạ tầng quan trọng trong năm 2021.
Khoản chi của EU có tổng giá trị 191,5 tỷ euro, trong đó có 68,9 tỷ euro tiền trợ cấp và 122,6 tỷ euro cho vay trong 6 năm. Các nguồn tin đánh giá rằng những khoản hỗ trợ tài chính trên có thể giúp Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Italy tăng tổng cộng 4%, nếu các khoản tiền được giải ngân kịp thời và hiệu quả, trong khi những cải cách cơ cấu được thực hiện đồng thời.
Cảnh vắng vẻ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại Rome, Italy ngày 16/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Sáu ưu tiên của Rome
Các nguồn tin cho biết, trong tổng số tiền mà Italy nhận từ EU, 144 tỷ euro sẽ tài trợ cho các dự án mới, trong khi số tiền còn lại được dành cho các dự án hiện có, đang thực hiện hoặc đã được phê duyệt.
Kế hoạch của Rome, phác thảo cách thức và lĩnh vực mà Italy sẽ chi số tiền hỗ trợ của EU từ năm 2021 đến năm 2026, tập trung vào 6 nhiệm vụ chính.
Cốt lõi của kế hoạch trên là dự án cách mạng xanh và chuyển đổi sinh thái. Một Bộ mới đã được thành lập trong năm nay với nguồn kinh phí được cấp là 69 tỷ euro, chủ yếu nhằm thúc đẩy việc tái chế chất thải, tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng của cơ quan công như bệnh viện và trường học, bên cạnh nghiên cứu sử dụng hydro làm nguồn năng lượng thay thế.
Khoảng 49 tỷ euro khác sẽ được dành chi cho cuộc cách mạng kỹ thuật số của các doanh nghiệp, cơ quan hành chính công và ngành du lịch. Một quan chức chính phủ Italy nhấn mạnh không thể chấp nhận việc ngày nay vẫn còn nhiều khu vực rộng lớn của đất nước, ngay cả ở các thành phố lớn như Rome, thiếu Internet tốc độ cao.
Mục tiêu của Rome là tất cả người dân đều được kết nối Internet vào năm 2026, đưa mạng băng thông rộng cực nhanh đến 8 triệu gia đình và doanh nghiệp.
Khoảng 31 tỷ euro sẽ được đầu tư vào các cơ sở hạ tầng chiến lược để đảm bảo giao thông bền vững, bao gồm việc mở rộng đường sắt tốc độ cao, bảo trì đường bộ và các cảng biển, tăng cường các hoạt động giao thông thân thiện với môi trường.
Trong khi đó, 32 tỷ euro khác sẽ dành cho giáo dục và nghiên cứu, 22 tỷ euro được dành cho hòa nhập và gắn kết xã hội (hiện đại hóa thị trường lao động và hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ và người khuyết tật lãnh đạo), cùng khoảng 18 tỷ euro vào đầu tư chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả y tế từ xa.
Những thách thức
Các nguồn tin chính phủ Italy cho biết Ủy ban châu Âu (EC) sẽ liên tục theo dõi tiến độ thực hiện các khoản đầu tư quan trọng của kế hoạch, coi "trách nhiệm giải trình" là một vấn đề quan trọng. Brussels sẽ giải ngân từng bước một sau khi các mục tiêu đã đạt được và các cải cách cơ cấu được thực hiện, bao gồm một hệ thống hành chính và tư pháp công hiệu quả hơn, cũng như một cuộc đại tu hệ thống thuế.
Họ nói thêm rằng nguy cơ tội phạm có tổ chức xâm nhập vào các cuộc đấu thầu công vẫn cao, bất chấp các quy định mới nhằm tăng cường tính minh bạch. Một nghị sỹ Italy yêu cầu giấu tên chia sẻ: "Trên hết, liệu chúng ta có thực sự có thể nhanh chóng sử dụng hết số tiền này không? Trong những năm qua, Italy luôn bị buộc phải nộp lại một phần lớn tiền quỹ liên kết của EU vì không đáp ứng được thời hạn".
Một vấn đề khác là tuổi thọ của nội các hiện tại, tồn tại lâu nhất là đến cuộc tổng tuyển cử năm 2023, không trùng với kế hoạch khôi phục, kéo dài đến năm 2026.
Trung Quốc góp 1 triệu USD cho quỹ ứng phó COVID-19 và phục hồi kinh tế của APEC Trung Quốc đã đóng góp 1 triệu USD cho kế hoạch thành lập một quỹ con của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) về ứng phó với đại dịch COVID-19 và Phục hồi kinh tế (CCER). Vận chuyển phân phối vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Quỹ...