Vận tải biển đi châu Âu biến động thế nào sau sự cố kênh đào Suez?
Nhiều doanh nghiệp lo ngại, giá cước vận tải container chặng Việt Nam – châu Âu sẽ tiếp tục biến động sau sự cố tàu mắc cạn tại kênh đào Suez.
Dự báo, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ còn gặp nhiều thách thức trong việc xuất hàng đi các nước châu Âu sau sự cố tại kênh đào Suez – Ảnh minh họa
Liên quan đến giá cước vận chuyển hàng hóa đi châu Âu sau sự cố tàu Ever Given mắc kẹt tại kênh đào Suez, ông Phạm Trung Tuyến, nhân viên kinh doanh Công ty CP nông sản NatyFood cho biết, thời điểm hiện tại, giá cước hàng container chặng Việt Nam – châu Âu vẫn chưa có biến động lớn, thậm chí còn thấp hơn thời điểm cuối năm 2020, đầu năm 2021.
Cụ thể, nếu cách đây khoảng 4 tháng, cước vận chuyển container đi châu Âu lên đến 8.000 – 10.000/container 40 feet, hiện mức giá này giảm còn 7.000 – 8.000/container.
Trên chặng Việt Nam đi Anh, giá cước cũng giảm đáng kể. Đại diện Công ty TNHH thủy sản Ngân Huỳnh (Bạc Liêu) cho biết, nếu thời gian đỉnh điểm, giá cước vận chuyển container lên tới 11.000 – 12.000 USD/container 40 feet thì hiện, mức giá này giảm chỉ còn khoảng 6.600 USD/container 40 feet. Mức giá này tuy còn cao nhưng nằm trong khả năng chi trả tài chính của doanh nghiệp để duy trì hoạt động xuất khẩu.
Video đang HOT
Theo đại diện Công ty CP NatyFood, thời điểm hiện tại, trường hợp hãng tàu tiếp tục điều chỉnh tăng giá vận chuyển container sẽ khó xảy ra do thời gian qua đã tăng khá cao.
“Mặc dù vậy, dựa vào sự cố trên kênh đào Suez, các hãng vận tải sẽ có thể lấy lý do để kéo dài thời gian áp dụng mức giá cao như hiện tại. Đồng nghĩa, kỳ vọng giá cước trở về mức 4.000 – 5.000 USD/container 40 feet của doanh nghiệp XNK Việt Nam sẽ chưa thể xảy ra”, vị này nói.
Cùng với container khô (container vận chuyển hàng khô), giá cước vận chuyển hàng container lạnh cũng giảm đáng kể.
Đại diện Công ty Chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải cho biết, hiện, giá cước cho một container lạnh đi châu Âu đang ở mức 4.900 USD/container 40 feet. Trong khi đó, thời điểm đầu năm, mức giá này chạm ngưỡng 8.000 – 9.000 khiến doanh nghiệp vô cùng chật vật trong việc xuất khẩu hàng hóa, đảm bảo thời gian hợp đồng đã ký kết.
Nhận định về thị trường vận tải thời gian tới, theo đại diện Tổng công ty Hàng hải VN, sau sự cố xảy ra trên kênh đào Suez, tình trạng thiếu container dự báo sẽ còn diễn ra trong ít nhất 3 tháng tới do sau khi kênh đào Suez được khơi thông. Các tàu lớn sẽ dồn dập tới cảng dẫn đến sự quá tải, thời gian tàu vào làm hàng bị kéo dài hơn, tốc độ rút hàng, quay đầu container vì thế chậm hơn.
“Trong bối cảnh khan hiếm nguồn container rỗng, hãng nước ngoài sẽ ưu tiên những khách hàng quan trọng, có khối lượng hàng vận chuyển số lượng lớn như Trung Quốc. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam lại phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức”, đại diện này chia sẻ.
Tàu bị thiệt hại do vụ Ever Given: Có thể yêu cầu bảo hiểm bồi thường
Chuyên gia cho rằng các tàu bị thiệt hại do sự cố tàu chở hàng Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez có thể yêu cầu bồi thường từ những nhà cung cấp bảo hiểm hàng hải.
Các tàu hàng neo đậu chờ thông tuyến qua kênh đào Suez , Ai Cập, sau sự cố tàu Ever Given mắc kẹt tại đây, ngày 28/3/2021. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, truyền thông Ai Cập ngày 29/3 dẫn lời chuyên gia Ashraf Belal thuộc Công ty bảo hiểm chất lượng DNV GL (có trụ sở tại Na Uy), cho biết các tàu bị thiệt hại do sự cố tàu chở hàng Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez có thể yêu cầu bồi thường từ những nhà cung cấp bảo hiểm hàng hải thuộc các câu lạc bộ Bảo vệ và Bồi thường (P&I - chuyên bảo vệ chủ tàu và bên khai thác tàu trước các trách nhiệm dân sự có thể phát sinh đối với bên thứ ba trong quá trình kinh doanh, khai thác tàu biển).
Theo ông Belal, các tàu bị trì hoãn lộ trình do sự cố trên không cần sự đền bù thiệt hại từ Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) hay Công ty Evergreen (hãng phụ trách hoạt động của tàu Ever Given), mà thay vào đó họ có thể yêu cầu bồi thường từ các câu lạc bộ P&I.
Mỗi tàu có hai loại bảo hiểm, gồm bảo hiểm Thân tàu và Máy móc và bảo hiểm từ các P&I vốn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các tàu khác gây ra.
Bên cạnh đó, các P&I cũng sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho chi phí làm nổi tàu Ever Given.
Chuyên gia Belal cho biết thêm lộ trình của các tàu đang bị ùn tắc ở kênh đào Suez cũng sẽ được điều chỉnh theo ưu tiên mới, đặc biệt liên quan đến tình trạng gia súc trên những con tàu này.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp Ai Cập đã cử các bác sỹ thú y phối hợp với SCA để kiểm tra và cung cấp thức ăn cho gia súc trong những con tàu trên.
Cùng ngày, nguồn tin từ tập đoàn vận tải biển quốc tế Maersk nhận định các tàu bị mắc kẹt tại kênh đào Suez có thể mất 6 ngày hoặc nhiều hơn thế để di chuyển qua tuyến đường thủy này sau khi tàu Ever Given được giải cứu.
Theo Maersak, dựa trên tình trạng ùn ứ hiện tại, có thể phải mất tối thiểu 6 ngày để các tàu di chuyển qua kênh đào trên, tùy thuộc mức độ an toàn và những tình huống khác.
Hiện tại, Maersk và các đối tác có 3 tàu bên trong kênh đào Suez và 30 tàu khác đang chờ để di chuyển vào kênh.
Ngoài ra, tập đoàn vận tải biển này đã phải chuyển hướng 15 tàu theo lộ trình xuống Mũi Hảo Vọng ở cực Nam của châu Phi.
Tàu chở dầu chết máy tại kênh đào Suez Một tàu chở dầu nặng 62.000 tấn đột ngột ngưng di chuyển ở phía nam kênh đào Suez, khiến hoạt động giao thông qua con kênh chậm lại. Theo Reuters , ngày 6/4, tàu chở dầu M/T Rumford đột ngột chết máy tại phía nam kênh đào Suez. Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) lập tức triển khai hai tàu hút...