Vẫn nóng… “bóng cười”
UBND quận Hoàn Kiếm ( Hà Nội) vừa tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả bước đầu triển khai thực hiện Chỉ thị số 14-CT/QU ngày 17/6/2022 của Quận uỷ về “tăng cường nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trên địa bàn quận Hoàn Kiếm”.
Tại đây, những khó khăn, vướng mắc liên quan đến tình hình tội phạm ma tuý và về vi phạm “ bóng cười” cũng được lãnh đạo UBND, Công an quận, phường chia sẻ thẳng thắn.
Khoảng 50 cơ sở kinh doanh vẫn lén lút bán “bóng cười”
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, quận Hoàn kiếm với đặc thù mật độ dân cư đông, tập trung nhiều người dân từ các tỉnh đến làm ăn, sinh sống; có đông khách du lịch trong và nước ngoài đến tham quan, vui chơi và giải trí. Trên địa bàn lại có nhiều cơ sở kinh doanh có điều kiện và nhạy cảm về ANTT nên là điều kiện thuận lợi để tội phạm về ma tuý và các cơ sở kinh doanh “bóng cười, shisha” lợi dụng hoạt động.
Các đại biểu tham dự hội nghị chiều 10/11.
Phó Chủ tịch UBND quận thông tin thêm, tình hình tội phạm ma tuý trên địa bàn quận thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp; tuy chưa phát hiện các đường dây ổ nhóm mua bán, vận chuyển ma tuý với số lượng lớn, liên tỉnh nhưng vẫn tiềm ẩn một số điểm phức tạp về ma tuý (tập trung chủ yếu trên địa bàn 2 phường Chương Dương và Phúc Tân) với các đối tượng dùng mọi phương thức thủ đoạn đối phó với cơ quan chức năng để mua bán lẻ ma tuý. Hoạt động mua bán, tàng trữ, tổ chức chứa chấp, sử dụng trái phép chất ma tuý tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là khi các loại hình kinh doanh này được phép hoạt động trở lại sau đại dịch COVID-19. Một số chủ cơ sở và quản lý thậm chí còn tiếp tay hoặc làm ngơ cho các hành vi mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma tuý trong cơ sở kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, do lợi nhuận cao từ việc kinh doanh “bóng cười, shisha” mang lại, trong khi chế tài xử lý còn nhẹ (chỉ bị xử lý hành chính, mức phạt thấp) nên một số chủ cơ sở kinh doanh mặc dù đã được tuyên truyền ký cam kết hoặc đã bị phát hiện xử lý nhiều lần nhưng bằng nhiều thủ đoạn vẫn lén lút bán “bóng cười”cho khách.
Chia sẻ về thực tế ở địa bàn, ông Hoàng Xuân Hiếu, Trưởng Công an phường Lý Thái Tổ cho hay, tình trạng kinh doanh bóng cười tuy giảm nhưng vẫn tiềm ẩn phức tạp. Nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ bùng trở lại. Trước đây, cao điểm riêng địa bàn phường Lý Thái Tổ có tới 25 cơ sở kinh doanh bóng cười, nhưng sau một thời gian lực lượng chức năng quyết liệt, đến nay còn khoảng 7 cơ sở có lén lút sử dụng bóng cười. Hình thức đối phó với cơ quan chức năng là sử dụng phòng thuê trọ để làm nơi giấu bình, thậm chí có cơ sở thuê cả toà nhà 5-6 tầng, rồi chỉ dùng 1 phòng riêng có khoá làm nơi chứa bình khí N20, sau đó dùng ống dẫn khí N2O ra ngoài để bơm vào vỏ bóng cao su thành “bóng cười” bán cho khách… Một khó khăn nữa là khi phát hiện, nhiều chủ cơ sở kinh doanh cố tình không ký biên bản kiểm tra, không lên làm việc, dù Công an liên tục mời.
Gần đây nhất, Công an phường Lý Thái Tổ bắt 8 vụ việc liên quan đến “bóng cười”, nhưng mới chỉ xử lý được 1 trường hợp. Còn 7 trường hợp chủ doanh nghiệp nhất định không lên làm việc, nên chưa thể đưa ra phương án xử phạt hành chính. Ngoài ra, vấn đề tịch thu tiêu huỷ bình khí cũng khá vất vả, với chi phí cao khoảng 5-6 triệu đồng/bình. Vì không có kinh phí nên Công an phường hiện còn tồn khoảng 100 bình khí N20 chưa có cách giải quyết.
Video đang HOT
Đại diện Đội Quản lý thị trường số 2 thông tin, mặc dù đã chủ động chỉ đạo các đơn vị kinh doanh quán bar trên địa bàn trung tâm ký cam kết không sử dụng “bóng cười”, nhưng tình trạng kinh doanh ‘bóng cười” vẫn tái diễn. Nhiều chủ cơ sở cho đóng cửa nhưng thực chất bên trong vẫn hoạt động và cho nhân viên đứng cảnh giới ở bên ngoài. Hiện trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có khoảng 50 cơ sở kinh doanh nghi vấn liên quan đến việc bán trái phép “bóng cười”.
Kiến nghị đưa khí N20 vào danh mục chất cấm và hạn chế phạm vi sử dụng
Thống kê từ UBND quận Hoàn Kiếm cho thấy, từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng đã tiến hành tổ chức kiểm tra 510 lượt cơ sở kinh doanh, trong đó phát hiện 99 tổ chức, cá nhân vi phạm kinh doanh trái phép khí N20; đã lập hồ sơ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 62 tổ chức, cá nhân vi phạm với số tiền hơn 2 tỷ đồng; thu giữ 265 bình khí N20; 18.500 vỏ bóng cao su. Cùng đó, từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị 14-CT/QU của Quận uỷ Hoàn Kiếm (từ tháng 6/2022 đến nay), các lực lượng chức năng đã kiểm tra và phát hiện 69 tổ chức, cá nhân vi phạm kinh doanh trái phép khí N20, đã lập hồ sơ ra quyết định xử phạt hành chính 32 tổ chức, cá nhân với số tiền hơn 1 tỷ đồng, thu giữ 178 bình khí N20 và 11.250 vỏ bóng cao su.
Dù lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra xử phạt, tuy nhiên đại diện Công an quận Hoàn Kiếm cũng thẳng thắn bày tỏ: Việc phối hợp giữa cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh vi phạm, nhất là kinh doanh “bóng cười” còn chưa được thường xuyên do khung giờ làm việc, kiểm tra thường xuyên diễn ra sau 0h. Việc cấp phép hoạt động của các loại hình kinh doanh quán bar, câu lạc bộ nhà hàng ăn uống có sử dụng nhạc mạnh… chưa có quy định cụ thể và cấp phép hoạt động còn thiếu điều kiện đảm bảo về ANTT trong khi đây là loại hình kinh doanh thường có nhiều vi phạm và tiềm ẩn mất ANTT. Một số cơ sở kinh doanh mặc dù thiếu thủ tục về an toàn PCCC nhưng vẫn lén lút hoạt động, mặc dù đã được kiểm tra, xử phạt nhưng vẫn tồn tại hoạt động.
Để việc xử phạt được nghiêm minh, ngoài việc tăng cường tuần tra kiểm soát, các đại biểu tham dự hội nghị cũng đề xuất bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về ANTT trong quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện và nhạy cẩm về ANTT.
Cụ thể, hiện khí N20 vẫn chưa được xếp vào danh mục hoá chất cấm sử dụng và hạn chế phạm vi sử dụng, do vậy đề nghị chỉnh sửa Thông tư 47/2017/TT-BYT của Bộ Y tế để bổ sung N20 vào danh mục chất cấm. Đồng thời, bổ sung quy định cấm người sử dụng khí N2O, trừ trường hợp sử dụng theo chỉ định của bác sỹ, cơ quan y tế hoặc sử dụng đúng mục đích đã được cấp giấy phép kinh doanh nhằm kiểm soát phần “cầu” để hạn chế phần “cung”; Bổ sung quy định, chế tại xử lý đối với các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép kinh doanh khí N2O nhưng sử dụng sai mục đích và trao đổi mua bán đối với các tổ chức, cá nhân không có giấy phép kinh doanh khí N2O.
Cùng đó, đề xuất Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu sản xuất que test nhanh về “bóng cười” để làm căn cứ phát hiện người sử dụng bóng cười. Ngoài ra nên bổ sung quy định thu hồi giấy phép kinh doanh đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nhiều lần (quá 3 lần) hoặc không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính…
Hít bóng cười, chủ spa trẻ 3 lần nhập viện vì hoang tưởng
Chị N.T.T. đã vào viện 3 lần do thường xuyên cáu gắt và cho rằng có người hại mình. Thậm chí, nhiều đêm chị T. không ngủ, tay cầm dao đi đi lại lại, cho rằng có người rình rập hại mình.
Các loại kẹo viên, keo hít, bóng cười, shisha, cỏ Mỹ... có thể mua dễ dàng trong các quán cà phê, ngoài đường phố - Ảnh: T.T.D.
Tình trạng sử dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên đang ngày càng gia tăng, đặc biệt nữ giới có xu hướng sử dụng các chất này tăng lên, không ít trường hợp nhập viện trong tình trạng hoang tưởng do sử dụng chất gây nghiện kéo dài.
Đây là chia sẻ của TS Lê Thị Thu Hà - trưởng phòng điều trị nghiện chất Viện Sức khỏe tâm thần, Bạch viện Bạch Mai - tại hội thảo về sử dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên chiều 9-8.
TS Hà cho biết nguyên nhân thanh thiếu niên sử dụng chất gây nghiện gia tăng có yếu tố môi trường (tương tác xã hội, stress, gia đình) và nguyên nhân về sinh lý (gene và biểu sinh, giới).
Một số chất gây nghiện thanh thiếu niên thường sử dụng, lạm dụng là nicotine, rượu, cần sa, methamphetamine (ma túy đá), MDMA (thuốc lắc), N20.
Theo các bác sĩ, khi lạm dụng chất gây nghiện sẽ làm biến đổi chất dẫn truyền tế bào não, dẫn đến suy giảm trí nhớ, mất ngủ, rối loạn tình dục, rối loạn hành vi.
Hoang tưởng vì chất gây nghiện
BSCK2 Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc - Viện Sức khỏe tâm thần, Bạch viện Bạch Mai - dẫn chứng về trường hợp bệnh nhân dùng chất gây nghiện từ tuổi vị thành niên.
Chị N.T.T. (ở Vĩnh Phúc) vào viện lần thứ 3 vào ngày 18-6 vừa qua do thường xuyên cáu gắt và cho rằng có người hại mình. Thậm chí, nhiều đêm chị T. không ngủ, tay cầm dao đi đi lại lại, cho rằng có người rình rập hại mình.
Mẹ chị T. kể ngay từ khi học cấp III, T. thường xuyên tụ tập bạn bè và có sử dụng thuốc lá, rượu bia. Sau khi học xong cấp III, chị T. học chăm sóc da và làm đẹp, sau đó có mở 2 spa làm việc.
Sau khi có thu nhập ổn định, chị T. bắt đầu dùng nhiều loại chất gây nghiện. Chị sử dụng bóng cười cách đây hơn 1 năm, sau đó sử dụng MDMA (thuốc lắc).
Sau khi dùng chất gây nghiện kéo dài, tần suất tăng dần, chị T. bắt đầu nghe thấy tiếng nói trong đầu, tiếng người khác chửi mắng khiến chị cáu gắt đập phá đồ đạc.
Tại lần nhập viện đầu, chị T. được chẩn đoán rối loạn tâm thần. Sau điều trị 10 ngày, chị T. dần ổn định, hết tiếng nói trong đầu, ăn ngủ tốt hơn. Chị T. được ra viện nhưng không đến tái khám theo lịch hẹn.
Sau đó, chị T. tiếp tục "tái nghiện" và phải nhập viện đến lần thứ 3 với chẩn đoán rối loạn tâm thần do sử dụng đa chất (cần sa, N2O) với hoang tưởng chiếm ưu thế.
Sử dụng chất gây nghiện, hiểm họa khôn lường
Theo TS Hà, việc lạm dụng rượu, cần sa và các chất gây nghiện khác sẽ làm khiếm khuyết về cấu trúc và chức năng của não. Những trẻ uống rượu nhiều năm sẽ giảm thể tích hồi hải mã (một cấu trúc quan trọng của não bộ, có tác dụng cải thiện khả năng ghi nhớ), vỏ não trước trán, tiểu não. Kết quả dẫn đến suy giảm trí nhớ, sự chú ý và tốc độ xử lý thông tin và chức năng điều hành, việc lập kế hoạch, giải quyết các vấn đề sau này.
"Đối với trẻ vị thành niên, việc điều trị sử dụng chất gây nghiện cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Gia đình, cộng đồng và quy định pháp luật là những khía cạnh quan trọng trong quá trình điều trị", TS Hà thông tin.
ThS Bùi Văn Toàn, phòng tâm lý lâm sàng Viện Sức khỏe tâm thần, cho rằng việc điều trị khi trẻ sử dụng chất gây nghiện dựa vào gia đình là vô cùng quan trọng.
"Ngay khi trẻ có biểu hiện hoặc phát hiện trẻ có sử dụng chất gây nghiện, gia đình cần tỏ rõ quan điểm, đồng hành để thay đổi hành vi của trẻ. Chủ yếu, trẻ sử dụng chất gây nghiện do nguyên nhân stress hoặc muốn thể hiện bản thân. Vì vậy, gia đình cần theo dõi, giải quyết những vấn đề của trẻ để trẻ không tái sử dụng chất gây nghiện", ThS Toàn nói.
Ngăn hàng ngàn bình "bóng cười" đến giới trẻ mê ảo giác Hàng ngàn bình "bóng cười" đã được Công an quận 1, TP Hồ Chí Minh phát hiện, ngăn chặn trước khi đến tay giới trẻ mê ảo giác tại các quán các quán bar, vũ trường, karaoke, quán cà phê. "Bóng cười" còn có tên gọi khác là Funkyball. Bóng cười đơn giản là loại bóng được bơm thêm khí Dinitơ Oxit -...