Vạn Ninh di dời gần 100 hộ dân khu vực xung yếu
Tính đến 6 giờ ngày 10-11, huyện Vạn Ninh ( tỉnh Khánh Hòa) đã thực hiện di dời gần 100 hộ dân với hơn 250 nhân khâu ở các khu vực xung yếu về nơi tránh trú an toàn.
Trong đó, có 27 hộ dân với 98 nhân khâu tại khu dân cư dưới chân đèo Cả – nơi có nguy cơ sạt lở cao nhất và rất được lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng dành sự quan tâm đặc biệt.
Tàu thuyền trên địa bàn huyện Vạn Ninh đã được đưa về nơi tránh trú an toàn.
Bên cạnh đó, huyện Vạn Ninh cũng đã thực hiện xong việc di dời hơn 2.000 lao động trên các bè nuôi trồng thủy sản trên biển vào bờ; di chuyển và hướng dẫn di chuyển, gia cố hơn 1.300 tàu thuyền vào nơi tránh trú. Đồng thời bố trí lực lượng túc trực nghiêm cấm không cho lao động ra biển khi thời tiết còn xấu; bố trí lực lượng ở những khu vực đã di dời dân để đảm bảo tài sản và cấm không cho người dân quay về nhà trong thời điểm này.
Video đang HOT
Người dân khu chân đèo Cả đã được di chuyển về nơi an toàn.
Trong sáng 10-11, trên địa bàn huyện Vạn Ninh đã có mưa to đến rất to gây ngập lụt cục bộ một số vị trí trũng thấp. Đồng thời, xảy ra sự cố xuất tuyến 473_E Vạn Giã gây mất điện cho một số xã: Vạn Khánh, Vạn Long, Vạn Thọ, Vạn Phước, Đại Lãnh. Đặc biệt, đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Vạn Ninh chưa có thiệt hại gì do ảnh hưởng của bão số 12.
Sạt lở đất đá "uy hiếp" hàng trăm hộ dân miền Tây xứ Nghệ
Sau đợt mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, hiện nay ở các huyện miền Tây Nghệ An đang bị uy hiếp bởi tình trạng sạt lở đất đá, đồi núi.
Sạt lở gây đổ sập nhà cửa của người dân ở huyện Anh Sơn.
Tại huyện Anh Sơn, ông Hoàng Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn thông tin: "Trên địa bàn huyện có gần 300 nhà dân bị ngập, sạt lở, 39 hộ phải di dời đến nơi an toàn. Nhiều trường học đã ngập lụt buộc học sinh phải nghỉ học".
Còn trên địa bàn huyện Con Cuông, hiện nay mực nước ở các khe, suối dâng cao, gây ngập lụt nhiều nơi, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đang diễn biến phức tạp. Hiện nay, nhiều tuyến đường trên địa bàn đang bị chia cắt, khu dân cư bị cô lập. Một số tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng. Các cầu tràn trên tuyến đường Môn Sơn - Lục Dạ, cầu tràn ở xã Thạch Ngàn tiếp tục bị chia cắt.
Mưa lũ đã gây sạt lở nghiêm trọng tại điểm dốc khe lội Quốc lộ 7, thuộc xã Châu Khê. Tại bản Búng Xát, xã Châu Khê có một quả đồi của người dân đã có vết rạn nứt, có nguy cơ sạt lở. Chính quyền địa phương xã Châu Khê đã phải sơ tán 17 hộ dân với gần 70 nhân khẩu do có nguy cơ bị đất đá vùi lấp.
Mưa lớn khiến một tuyến đường bị chia cắt toàn hoàn.
Tại huyện Kỳ Sơn, ông Nguyễn Hữu Minh - Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Trên địa bàn huyện đã tổ chức sơ tán hơn 467 hộ dân với trên 1.200 nhân khẩu đến nơi an toàn. Có 3 điểm sạt lở trên đường lên lối mở L10. Tại bản Xốp Xăng đi bản Nha Nang, xã Mường Ải bị nước lũ cuốn đứt trôi 3m đường; đoạn đường Mường Ải đi Na Ngoi xuất hiện 3 điểm sạt lở núi; đường vào xã Bảo Nam bị sạt lở núi, đất đá vùi cả lòng đường".
Ở huyện Con Cuông xảy ra tình trạng sạt lở đất đá, đồi núi khiến nhà dân hư hỏng.
Theo báo cáo nhanh của huyện Quế Phong, mưa lớn khiến địa bàn xuất hiện 12 điểm sạt lở núi, lở đường giao thông lớn nhỏ. Cụ thể là đoạn qua xã Hạnh Dịch bị sạt lở 3 điểm, đoạn đường xã Châu Kim đi Nậm Giải sạt lở 2 điểm, đoạn đường vào xã Nậm Nhóng sạt lở 3 điểm, 1 điểm sạt lở ở xã Tri Lễ... Sạt lở taluy dương đoạn đường vào xã Nậm Nhoóng, Quế Phong gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Quảng Bình sẵn sàng ứng phó sạt lở núi Trước diễn biến phức tạp của mưa bão, UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các địa phương, đơn vị sẵn sàng các phương án ứng phó với mưa lũ và nguy cơ sạt lở trên địa bàn. Đối với khu vực miền núi, trung du, các đơn vị, địa phương tiếp tục kiểm tra, rà soát các địa điểm, khu vực dân cư...