Vẫn nhiều nghi vấn về định hướng AIIB
57 thành viên sáng lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á ( AIIB) do Trung Quốc lãnh đạo sẽ nhóm họp tại Bắc Kinh, Trung Quốc hôm nay 29/6.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) gặp gỡ quan khách các nước trong buổi lễ thành lập AIIB tại Bắc Kinh. (Ảnh: SCMP)
Tại cuộc họp này, các quốc gia thành viên sẽ cùng nhau trao đổi và ký kết các điều khoản hợp tác liên quan tới mức đóng góp của mỗi thành viên và tổng vốn hoạt động ban đầu của ngân hàng.
Tới nay, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ và Nhật Bản vẫn từ chối gia nhập tổ AIIB. Dù vậy, Bắc Kinh cho biết luôn sẵn sàng “để ngỏ cửa” với hai “ông lớn” này.
Theo báo Wall Street Journal, Chủ tịch đầu tiên của ngân hàng mới, ông Jin Liqun, là một cựu Thứ trưởng tài chính của Trung Quốc.
Video đang HOT
Các nước châu Á dự kiến sở hữu tới 75% cổ phần tại AIIB, trong khi các nước đến từ châu Âu và các khu vực khác sẽ sở hữu phần còn lại. Bắc Kinh được cho là có quyền phủ quyết đáng kể trong mọi quyết định chính, với hơn 25-30% cổ phần, Ấn Độ đứng thứ hai với 10-15% cổ phần.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc giữ ảnh hưởng quan trọng đối với chính sách chung gần đây đã làm dấy lên nhiều nghi vấn về định hướng của ngân hàng.
Các quốc gia láng giềng của Trung Quốc đang hành động rất cẩn trọng. Philippines dự kiến sẽ tham gia buổi lễ hôm nay, nhưng không có ý định trở thành một thành viên sáng lập.
Báo South China Morning Post (SCMP) cho biết chủ tịch Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu Suma Chakrabarti mong muốn hợp tác với ngân hàng AIIB trong vấn đề đối phó với biến đổi khí hậu và đầu tư cơ sở hạ tầng bền vững.
Việc Trung Quốc cam kết giảm thiểu tình trạng quan liêu, nguyên nhân khiến các dự án chậm tiến độ, đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ châu Âu, châu Úc và châu Á, cũng như góp phần đẩy nhanh tiến trình nhóm họp của AIIB.
Nghi Phương (tổng hợp)
Theo Dantri
Trung Quốc góp 30% vốn cơ bản của ngân hàng AIIB
Trung Quốc đóng góp khoảng 30 tỉ USD trong số 100 tỉ USD vốn cơ bản của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB), tại .
Bộ trưởng Ngân khố Úc Joe Hockey trong buổi lễ ký kết gia nhập AIIB tại tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 29.6.2015 - Ảnh: AFP
Tờ The Wall Street Journal (Mỹ) dẫn lời những nguồn tin từ AIIB cho biết Trung Quốc đóng góp khoảng 30 tỉ USD trong số 100 tỉ USD vốn cơ bản của AIIB, điều này giúp Bắc Kinh nắm khoảng 25-30% tổng số phiếu, đủ để phủ quyết bất cứ quyết định nào liên quan các khoản vay, tăng vốn và các vấn đề quan trọng khác đòi hỏi ít nhất 75% số phiếu hay sự tán thành của cổ đông lớn.
Ngày 29.6, tại Bắc Kinh, đại diện của 50 quốc gia thành viên sáng lập đã ký kết thỏa thuận chính thức gia nhập AIIB. Úc trở thành quốc gia đầu tiên ký kết thỏa thuận trong buổi lễ tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, theo sau là lãnh đạo của 49 quốc gia, theo AFP.
AFP cho biết 7 quốc gia khác dự kiến tiến hành lễ ký kết tương tự vào cuối năm 2015. Bộ Tài chính Trung Quốc hồi tháng 4.2015 tuyên bố có 57 quốc gia được phê chuẩn là thành viên sáng lập AIIB. AIIB, sẽ cho các quốc gia vay hàng tỉ USD, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2015.
AIIB "sẽ cung cấp cơ những cơ hội mới cho các doanh nghiệp của chúng tôi, đồng thời xúc tiến phát triển bền vững ở châu Á", Quốc vụ khanh phụ trách tài chính và giao thông của Singapore, bà Josephine Teo, người đại diện cho Singapore trong buổi lễ ký kết, cho biết.
Ngân hàng này được xem là đối thủ của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), đồng thời là đối thủ của Mỹ và Nhật Bản. Mỹ, nền kinh tế đứng đầu thế giới và Nhật Bản là nền kinh tế thứ ba thế giới, từ chối gia nhập AIIB.
Washington cũng đã nỗ lực vận động các đồng minh của nước này không gia nhập AIIB, nhưng các quốc gia châu Âu bao gồm Anh, Pháp và Đức tham gia buổi ký kết vì họ muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới.
Tuy nhiên, một số chuyên gia và lãnh đạo trên thế giới lo ngại về sự minh bạch của AIIB và Trung Quốc, một cường quốc đang trỗi dậy, có thể dùng ngân hàng này để đạt được những lợi ích riêng về kinh tế và địa chính trị.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Tham vọng AIIB và khả năng quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ Gần đây báo chí châu Âu đưa ra nhiều nhận định về khả năng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc. Một nhóm chuyên gia Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tới Trung Quốc để nghiên cứu việc đưa đồng NDT vào "rổ tiền" dự trữ toàn cầu. Việc thành lập AIIB sẽ giúp đồng nhân dân tệ...