Vấn nạn mũ bảo hiểm rởm: Công tác hậu kiểm bị thả nổi
Quy định người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm (MBH) đã được thực hiện hơn chục năm nay và mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc giảm thiệt hại về người trong các vụ tai nạn giao thông (TNGT).
Thế nhưng, vấn nạn MBH kém chất lượng xuất hiện và tồn tại dai dẳng trong suốt nhiều năm qua, thực sự không chỉ làm đau đầu các cơ quan quản lý Nhà nước mà còn gây bức xúc trong dư luận.
Người tiêu dùng mua mũ bảo hiểm chính hãng trên phố Xã Đàn. Ảnh: Thanh Hải
Những con số gây “sốc”
Có một thực tế đáng buồn, MBH rởm xuất hiện gần như cùng lúc với thời điểm chúng ta thực hiện quy định bắt buộc đội MBH với người ngồi trên mô tô, xe máy. Một trong những vướng mắc vào thời điểm đó là theo quy định, chỉ phạt chứ không có hướng dẫn về việc thu lại chiếc MBH không đúng chất lượng. Nếu thu mũ, dẫn đến chuyện người dân để đầu trần đi xe máy thì lại vi phạm, còn không thu rất có thể người dân lại tiếp tục vi phạm. Bên cạnh đó, chính lực lượng chức năng cũng gặp khó khi xử lý vì bằng mắt thườg rất khó khẳng định đâu là MBH không đảm bảo chất lượng.
Mới đây, một nghiên cứu về chất lượng MBH do Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP) phối hợp cùng trường Đại học Y tế công cộng thực hiện tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Thái Nguyên đã cho kết quả rất đáng lo ngại. Cụ thể, có tới 90% số MBH được khảo sát không đạt tiêu chuẩn chất lượng, không bảo vệ được người sử dụng từ nguy cơ chấn thương sọ não trong trường hợp xảy ra va chạm giao thông. PGS.TS Phạm Việt Cường – Trưởng bộ môn Y tế công cộng, trường Đại học Y tế công cộng cho biết, đây là lý do khiến thương tích ở đầu trong những vụ TNGT xảy ra hiện nay vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Vị chuyên gia này đưa ra một số liệu thống kê không khỏi giật mình, dù tỷ lệ đội MBH của Việt Nam hiện nay đạt khoảng trên 90% nhưng thực tế quan sát tỷ lệ đội mũ không đạt chuẩn hay đội mũ lưỡi chai được gọi là MBH chiếm khoảng trên 40%, đa số là giới trẻ, học sinh, sinh viên.
Người tiêu dùng chưa “biết sợ”
Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, hiện nay công tác hậu kiểm đối với chất lượng MBH đang bị thả nổi. “Đã có bao nhiêu lần các cơ quan chịu trách nhiệm hậu kiểm làm việc này? Nhà sản xuất mang đến chứng nhận hợp quy, sau đó họ về sản xuất chất lượng thế nào, không có ai hậu kiểm” – ông Khuất Việt Hùng nói. Theo ông Hùng, những trường hợp đội MBH rởm tham gia giao thông, lực lượng CSGT không kiểm tra được là không nhỏ. Bởi để xác định chính xác chất lượng MBH cần có lực lượng chuyên môn, trước hết là cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thứ hai, là cơ quan đấu tranh phòng chống gian lận thương mại và làm hàng giả. Theo ông Khuất Việt Hùng, để xử lý triệt để vấn nạn MBH rởm, cần phải có quyết tâm mạnh mẽ từ trên xuống. “Xử lý MBH giả không khó, vấn đề có quyết tâm thực hiện quy định đó hay không?” – ông Khuất Việt Hùng nói.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, TS Nguyễn Hữu Đức – chuyên gia giao thông nhìn nhận, một trong những lý do giúp MBH rởm vẫn còn đất sống là bởi vẫn còn một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng “chưa biết sợ”, vẫn còn thờ ơ với chính tính mạng của mình khi chọn MBH kém chất lượng nhưng rẻ tiền thay vì đầu tư mua một chiếc MBH chuẩn. “Theo tôi, công tác tuyên truyền về MBH trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc đưa ra những hình ảnh của hậu quả, tai nạn do MBH rởm gây ra thay vì những khẩu hiệu mang tính mệnh lệnh hay vận động. Qua đó, giúp người dân thấy được hậu quả từ việc sử dụng MBH rởm, từ đó thay đổi quan điểm mua sắm MBH cho mình và người thân” – TS Nguyễn Hữu Đức nói.
Ngay tại Hà Nội, hàng ngày tôi vẫn chứng kiến hình ảnh cha, mẹ thì đội MBH đầy đủ nhưng chở theo con em đầu trần đi qua trước mặt lực lượng tuần tra mà không bị nhắc nhở, xử phạt. Đây chính là sự thiếu trách nhiệm, sự thờ ơ, vô cảm của người lớn, của người có trách nhiệm trước hiểm nguy đang rình rập, đe dọa sinh mạng của con em mình.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình – Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia
Video đang HOT
Ông Khuất Việt Hùng: "Mũ lưỡi trai không phải mũ bảo hiểm"
Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia nhấn mạnh các loại mũ dạng lưỡi trai không phải là mũ bảo hiểm dành cho người đi môtô, xe máy bởi không đúng quy chuẩn được ban hành.
Mới đây, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia đề nghị bỏ dòng chữ "mũ bảo hiểm lưỡi trai" trong báo cáo về chất lượng mũ bảo hiểm người dân đang sử dụng.
Theo ông, đây là loại mũ không đúng quy chuẩn. Đồng thời, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cũng đề xuất đúc nỗi dòng chữ "Mũ bảo hiểm dành cho người đi môtô, xe máy" để người dân và cơ quan chức năng dễ dàng nhận diện những chiếc mũ đạt chuẩn.
Mũ lưỡi trai không có tác dụng bảo vệ người đội
Xin ông cho biết vì sao Ủy ban ATGT Quốc gia đề xuất loại bỏ thuật ngữ "mũ bảo hiểm lưỡi trai"?
Mới đây, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Quỹ Phòng chống thương vong châu Á và Đại học Y tế công cộng khảo sát, đánh giá về chất lượng mũ bảo hiểm người dân đang sử dụng.
Quá trình khảo sát, nhóm của Đại học Y tế công cộng xây dựng báo cáo giữa kỳ. Trong đó có sử dụng thuật ngữ mũ bảo hiểm lưỡi trai để chỉ một loại mũ có tới 26% số người sử dụng. Tôi đề nghị trong báo cáo đó không sử dụng thuật ngữ này mà chỉ dùng thuật ngữ "mũ lưỡi trai" để phản ánh.
Lí do là Luật Giao thông đường bộ hiện hành nêu rõ: Người tham gia giao thông bằng môtô, xe máy phải đội mũ bảo hiểm dành cho người đi môtô, xe máy.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định mũ bảo hiểm phải đủ 3 bộ phận: Vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo. Ngoài ra, thiết bị này cũng cần phải đạt hàng loạt chỉ tiêu khác liên quan đến kích thước, chất liệu và các chỉ số thử nghiệm đảm bảo an toàn đối với người dùng.
Trong khi đó, các loại mũ dạng lưỡi trai đó chỉ có lớp nhựa, không có lớp đệm xốp bảo vệ chống xung động. Vì vậy, các mũ dạng này không phải mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy.
Các loại mũ dạng lưỡi trai chỉ có lớp nhựa, không có lớp đệm xốp bảo vệ chống xung động theo quy chuẩn. Ảnh minh họa: H.Q.
Người đội những loại mũ này khi không may gặp tai nạn thì hậu quả tổn thương phần đầu, mặt là rất lớn. Theo khảo sát của chúng tôi, việc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn làm giảm tỷ lệ tử vong 40-42% và giảm tỷ lệ thương tật nặng tới 69% trong trường hợp gặp tai nạn.
Một bộ phận người tham gia giao thông vẫn lựa chọn các loại mũ theo thói quen, sự tiện dụng vì họ chưa có ý thức, nhận thức rõ lợi ích của mũ bảo hiểm đạt chuẩn. Họ thực hiện đội mũ đơn thuần chỉ đối phó với quy định của pháp luật. Điều buồn nhất là họ lừa dối sự an nguy của bản thân mình.
Một số ý kiến cho rằng việc phân biệt giữa mũ bảo hiểm đúng quy định và mũ giả rất phức tạp, thậm chí không thể nhận ra bằng mắt thường. Ông đánh giá sao về điều này?
Thực tế, phải phân định rõ giữa mũ bảo hiểm giả và mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy.
Về loại mũ không phải mũ bảo hiểm dành cho người đi môtô, xe máy thì ai cũng có thể phân biệt được, từ người mua đến người bán đều biết điều này. Còn mũ giả đòi hỏi phải có sự tham gia của cơ quan chức năng có chuyên môn. Cũng như phân biệt tiền âm phủ và tiền giả với tiền thật. Tiền âm phủ với tiền giả rất khác nhau. Nếu tiền giả được chế tạo tinh vi thì cần phải có thiết bị, công nghệ, chuyên môn mới có thể phát hiện. Mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng và mũ không phải mũ bảo hiểm dành cho người đi môtô, xe máy là 2 đối tượng hoàn toàn khác.
Vì vậy, trước tiên, tôi rất mong người dân hãy tìm mua đúng mũ bảo hiểm dành cho người đi môtô, xe máy. Trong những mũ này đều có tem kiểm định và có các bộ phận cơ bản như vỏ mũ, quai đeo và đặc biệt là lớp xốp có chức năng hấp thụ xung động.
Mũ lưỡi trai bán rất nhiều ở vỉa hè, phía trong không có lớp xốp mà người đội chủ yếu để đối phó thì không phải là mũ bảo hiểm giả. Nó không được xếp vào loại mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy.
Đúc nổi chữ để dễ nhận diện
Mới đây, ông cũng đề xuất đúc nỗi dòng chữ "Mũ bảo hiểm dành cho người đi môtô, xe máy", vậy điều này mang lại lợi ích gì?
Hiện nay quy chuẩn quốc gia về mũ bảo dành cho người đi môtô, xe máy quy định đối với loại mũ đạt chuẩn sẽ có dán tem kiểm định. Trên tem thể hiện dòng chữ "Mũ bảo hiểm dành cho người đi môtô, xe máy" và thông tin về nhà sản xuất. Còn đối với loại mũ không phải là mũ dành cho người đi môtô, xe máy thì trên mũ không có bất kỳ thông tin nào.
Tuy nhiên, chiếc tem này có kích thước nhỏ, độ bền không cao, có thể bị bong mờ. Bởi vậy, tôi đã đề xuất thay vì dán tem, chúng ta có thể đúc nổi dòng chữ "Mũ bảo hiểm dành cho người đi môtô, xe máy" và thông tin nhà sản xuất.
Tem kiểm định có chữ nhỏ, dễ bị bong mờ được dán phía trong mũ bảo hiểm. Ảnh: H.Q.
Nếu đơn vị sản xuất loại mũ thời trang, mũ lưỡi trai, không phải là mũ bảo hiểm dành cho người đi môtô, xe máy cũng đúc dòng chữ như vậy thì lực lượng chức năng làm nhiệm vụ chống hàng giả, gian lận thương mại sẽ vào cuộc xử lý ngay. Từ đó, chúng ta sẽ ngăn được tận gốc những loại mũ này trước khi ra thị trường.
Tất nhiên vẫn có những người sản xuất các loại mũ có đầy đủ các bộ phận như mũ thật, hay còn gọi là mũ giả thì việc này sẽ cần các cơ quan chức năng chống hàng giả tinh vi, giống như chống bằng lái xe giả, chống tiền giả... mặc dù sẽ tốn nhiều thời gian hơn.
Ngoài ra, khi thông tin đầy đủ của nhà sản xuất được đúc nổi, có độ bền cao nếu xảy ra tai nạn mà mũ không đảm bảo chất lượng thì người dùng có thể làm các thủ tục đòi bồi thường hoặc xử lý trách nhiệm đối với các nhà sản xuất.
Hiện nay CSGT chưa thể xử phạt các trường hợp cố tình sử dụng các loại mũ bảo hiểm không đảm bảo, theo ông điều này có cần bổ sung vào các quy định sắp tới?
Theo tôi, chúng ta cần hoàn chỉnh thêm những quy định của pháp luật về nhận diện đối với sản phẩm mũ bảo hiểm dành cho người đi môtô, xe máy và có chế tài cụ thể với những người cố tình sử dụng những loại mũ không đúng quy chuẩn.
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận thực tế rằng không có quốc gia nào đưa ra chế tài rồi phân công lực lượng chức năng chỉ để xử phạt 100% vi phạm. Mà ở đây, luật đưa ra là để lực lượng chức năng tiến hành xử phạt, từ đó tạo ra hiệu ứng giáo dục xã hội để những người khác tuân theo.
Khi các quy định được hoàn chỉnh, ý thức người dân được nâng cao thì việc chọn mua, sử dụng mũ bảo hiểm không chỉ thuận lợi hơn cho người dùng mà cũng tạo đầy đủ cơ sở pháp lý cho lực lượng chức năng trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.
Nam sinh trúng đạn khi ngồi vỉa hè Nguyễn Đức Anh, 21 tuổi, chết do trúng đạn khi đang ngồi đợi bạn ở phố Võ Văn Dũng, quận Đống Đa. Đức Anh, quê Hải Phòng, là sinh viên năm cuối Đại học Giao thông vận tải. 23h13 ngày 2/10, Đức Anh ngồi chờ bạn trước cửa căn nhà ở ngõ 26 Võ Văn Dũng thì bất ngờ ngã khuỵ xuống đất,...