Vấn nạn lạm dụng kháng sinh điều trị Covid-19
Nghiên cứu trên tạp chí The Lancet Microbe cho thấy 85% trong 46.061 bệnh nhân Covid-19 được chỉ định dùng kháng sinh dù không nhiễm khuẩn.
Nghiên cứu được công bố hôm 2/6, dựa trên theo dõi các bệnh nhân Covid-19 tại Anh nhập viện trong khoảng từ 6/2/2020 đến tháng 8/6/2020. Báo cáo chỉ ra việc sử dụng kháng sinh ở mức cao nhất vào tháng 3 và tháng 4, trước khi giảm dần vào tháng 5.
Các nhà nghiên cứu cho biết, chứng ho khan liên quan đến nCoV khiến việc lấy mẫu đờm để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trở nên khó khăn. Nhân viên y tế không muốn dùng dụng cụ lấy mẫu sâu ở phổi vì sợ bệnh nhân bị nhiễm trùng. Do đó, các bác sỹ đã chuyển sang dùng thuốc kháng sinh khi đối mặt với những lựa chọn điều trị hạn chế.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kháng kháng sinh là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu. Bà Dame Sally Davies, cựu giám đốc y tế của Anh và đặc phái viên chính phủ về kháng kháng sinh, cho biết, sự bùng nổ sử dụng thuốc kháng sinh là hệ quả của Covid-19.
Vấn nạn này “có nguy cơ làm gia tăng và trầm trọng thêm đại dịch kháng kháng sinh một cách âm thầm và từ từ”, bà Davies nói.
Video đang HOT
Nhân viên y tế hỗ trợ một bệnh nhân tại Streatham, London ngày 2/4/2020. Ảnh: SkyNews .
Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi khi Covid-19 khởi phát vào đầu năm 2020 do bác sĩ tuân theo hướng dẫn dành cho bệnh nhân cúm. Virus cúm thường gây ra các bệnh nhiễm khuẩn thứ phát, có thể đe dọa đến tính mạng và là bệnh đường hô hấp có những điểm tương đồng với Covid-19.
Clark Russell, nhà vi sinh học tại Đại học Edinburgh và là thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết, dữ liệu cho thấy “nhiễm trùng do vi khuẩn không phổ biến, nhưng thuốc kháng sinh đang được chỉ định rộng rãi”. Ông cho rằng điều này “có thể đẩy nhanh nguy cơ xuất hiện các vi khuẩn kháng thuốc”.
Theo ông Russell, nếu xét đến số ca Covid được điều trị trên khắp thế giới, việc sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách, qua đó giảm tác động tiềm ẩn lâu dài của tình trạng kháng thuốc sẽ đóng vai trò rất quan trọng.
Bác sỹ Antonia Ho, chuyên về truyền nhiễm tại Đại học Glasgow cho biết, một số yếu tố có thể đã “hạn chế” việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong làn sóng thứ hai tại Anh, bao gồm việc xuất hiện các phương pháp điều trị Covid-19 mới và ít bệnh nhân bị bệnh nặng hơn phải đợi đến “phút chót mới đi đến bệnh viện”.
Bà Davies nói rằng nếu các bác sĩ lắng nghe khoa học, tình trạng kháng kháng sinh do đợt dịch thứ hai gây ra có thể tránh được. Bên cạnh đó, bà c ảnh báo “tình hình ở Ấn Độ thậm chí còn đáng sợ hơn những gì chúng ta đang phải đối mặt”.
Vào tháng 5, Ấn Độ ghi nhận một loạt bệnh nhân Covid-19 mắc bệnh nấm đen do sử dụng quá nhiều thuốc steroid. Ngoài ra, bà Davies cho biết các bác sĩ Ấn Độ còn tiêm nhiều thuốc kháng sinh vào tĩnh mạch và sử dụng qua đường uống.
Bà Davies kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới quan tâm đến tình trạng kháng thuốc như Covid-19. Bà cho rằng họ nên nỗ lực hơn nữa để cải thiện quá trình giám sát việc sử dụng thuốc kháng sinh, đồng thời thúc đẩy các hãng dược tạo ra thế hệ kháng sinh mới với giá cả phải chăng.
Theo Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE), tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh đã giảm trước đại dịch, từ 19,4 liều trên 1.000 dân mỗi ngày vào năm 2015 xuống còn 17,9 liều vào năm 2019. Tuy nhiên, số ca nhiễm trùng máu do vi khuẩn kháng thuốc tăng 32% so với cùng kỳ.
Dịch COVID-19 tại Lào tiếp tục lắng dịu
Bộ Y tế Lào trưa 30/5 công bố 3 ca mắc mới COVID-19 ở nước này trong 24 giờ qua. Đây là ngày thứ hai liên tiếp Lào ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 ở mức rất thấp kể từ khi làn sóng dịch thứ hai bùng phát tại nước này từ cuối tháng 4 vừa qua.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, sau hai lần gia hạn lệnh phong tỏa áp dụng từ ngày 22/4, tình hình dịch COVID-19 tại Lào tiếp tục lắng dịu khi chỉ ghi nhận 3 ca mắc trong cộng đồng tại thủ đô Viêng Chăn trong 24 giờ qua.
Phát biểu họp báo, Đại diện Bộ Y tế Lào lưu ý những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại khu vực và các nước láng giềng, yêu cầu người dân không lơ là, chủ quan và tiếp tục tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, nếu có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19, cần sớm đi xét nghiệm để tránh nguy cơ bệnh chuyển xấu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cá nhân và cộng đồng.
Tính đến ngày 30/5, Lào ghi nhận tổng cộng 1.911 ca mắc COVID-19, trong đó đã chữa khỏi cho 1.426 người và chỉ có 3 trường hợp tử vong.
Chủ tịch nước đề nghị Tổng thống Mỹ hỗ trợ vaccine Covid-19 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư đến Tổng thống Mỹ Joe Biden, đề nghị tăng cường hợp tác nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ vacccine Covid-19. Trong thư gửi Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30/5, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho hay dịch Covid-19 ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đang diễn biến...