Vấn nạn hát karaoke bằng loa kéo lên bàn chất vấn HĐND
“Sở Tài nguyên môi trường nói trách nhiệm của văn hóa, văn hóa nói của tài nguyên môi trường, công an. Vậy ai xử lý?”, Chủ tịch HĐND đặt câu hỏi về việc xử lý tiếng ồn karaoke.
Tại phiên chất vấn sáng 11/7 của kỳ họp HĐND TP.HCM thứ 20, đại biểu Tăng Hữu Phong, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, nhắc lại đề xuất dừng hát karaoke bằng loa kẹo kéo của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Tô Thị Bích Châu. Ông Phong đặt câu hỏi về trách nhiệm của Sở Văn hóa Thể thao và hướng khắc phục vấn đề này.
Trả lời chất vấn của đại biểu về tiếng ồn của karaoke, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Huỳnh Thanh Nhân cho biết thời gian qua, ngành văn hóa thể thao nhận được nhiều phản ánh của người dân về vấn đề này và đã giao thanh tra phối hợp với quận, huyện xử lý.
Đùn đẩy trách nhiệm, ai xử lý?
“Về quy định của Chính phủ thì sở không có chức năng để đo tiếng ồn và phải ký hợp đồng với đơn vị chức năng để đo tiếng ồn, xử lý theo quy định”, ông Nhân trả lời và cho biết trách nhiệm đo tiếng ồn là của Sở Tài nguyên Môi trường, còn xử lý vi phạm hành chính trong an ninh trật tự do Công an TP.HCM xử lý.
Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao đề nghị các quận, huyện chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường quản lý, xử lý kịp thời để không phát sinh mâu thuẫn khi xảy ra tiếng ồn, dẫn đến hành vi đáng tiếc.
Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Huỳnh Thanh Nhân trả lời chất vấn. Ảnh: Quang Huy.
Sau trả lời của Sở Văn hóa Thể thao, Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Lệ yêu cầu các sở, ban, ngành có trách nhiệm liên quan giải trình về phương thức xử lý vi phạm về tiếng ồn do karaoke.
“Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao nói trách nhiệm chỉ có một khúc, còn lại là Công an TP, Sở Tài nguyên Môi trường và chính quyền địa phương. Tài nguyên môi trường nói trách nhiệm của văn hóa, văn hóa nói của tài nguyên môi trường, công an. Vậy ai xử lý?”, lãnh đạo HĐND chất vấn và yêu cầu đại diện Sở Tài nguyên Môi trường trả lời.
Nói về trách nhiệm quản lý trong vấn đề này, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng cho biết năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 167 cho phép UBND các cấp và thanh tra chuyên ngành kiểm soát tiếng ồn từ 22h-6h ở khu dân cư. Với nguồn gây tiếng ồn lớn, năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 155 cho phép ngành tài nguyên môi trường và cơ quan có thẩm quyền đo đạc, xử lý.
Theo thống kê, 6 tháng đầu năm có 46 trường hợp bị lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính từ 100.000-300.000 đồng. “Mức thấp nhưng là giải pháp chấn chỉnh ban đầu gây ồn khu dân cư, ảnh hưởng đến hoạt động người dân”, Giám đốc sở nhận định và cho biết sẽ tiếp thu đề xuất của UBMTTQ để tham mưu UBND thời gian tới.
Chưa thống nhất trách nhiệm trong quản lý karaoke
Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch UBMTTQ, cho biết đây không phải lần đầu tiên vấn đề người dân bị làm phiền bởi tiếng karaoke bị phản ánh. Tại kỳ họp HĐND thứ 6 và thứ 9 HĐND khóa IX, MTTQ đã nêu vấn nạn trên và đề xuất phương án giải quyết.
“Tại các cuộc họp tổ dân phố, khu phố, người dân thường xuyên phản ánh việc hàng quán, nơi tiệc tùng mở karaoke làm phiền gia đình mình. Chúng ta không thể ép buộc người dân trong hoạt động tinh thần, ý kiến của MTTQ là cần có biện pháp để người dân nhận thấy không nên làm phiền người khác, đặc biệt tại các khu dân cư san sát nhau, sự ảnh hưởng là rất lớn”, bà Tô Thị Bích Châu nêu ý kiến.
Theo bà Châu, khi bị làm phiền bởi tiếng loa kéo trong thời gian dài, liên tục, người dân dễ bị ức chế và dẫn đến mâu thuẫn, thậm chí xảy ra án mạng như trường hợp từng xảy ra tại huyện Bình Chánh. Để xử lý vấn đề này, chính quyền cần có sự đồng thuận của người dân, đưa quy định về sử dụng loa kéo vào Hương ước, Quy ước của khu dân cư. Nếu người dân không chịu tuân thủ, chính quyền các cấp mới xem xét xử lý hành chính theo quy định pháp luật.
Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Lệ yêu cầu các sở, ngành giải trình về trách nhiệm trong quản lý tiếng ồn do karaoke. Ảnh: Quang Huy.
Nêu nhận định về vấn nạn hát karaoke bằng loa kéo, Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Lệ đề nghị Giám đốc sở Văn hóa Thể thao cần làm việc với các sở, ngành để rà soát lại những quy định pháp luật, từ đó hình thành bộ tiêu chí ứng xử cộng đồng.
Ngoài ra, Chủ tịch HĐND TP.HCM nhận định các cơ quan còn chưa thống nhất trong quản lý hát karaoke bằng loa kéo, cách hành xử của cán bộ văn hóa với vấn đề này còn chưa rõ trách nhiệm. Bà Lệ đề nghị các sở, ngành cần hướng dẫn chính quyền cấp quận, huyện giải pháp để giải quyết vấn nạn trên.
Trước đó, tại phiên khai mạc kỳ họp HĐND thứ 20 khóa IX, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tô Thị Bích Châu đề nghị UBND thành phố đưa nội dung cam kết không hát karaoke bằng loa kéo gây ồn ào vào Hương ước, Quy ước của khu phố, ấp, nhắc nhở người dân tự giác thực hiện.
Chủ tịch UBMTTQ thành phố cho rằng thời gian qua, cơ quan chức năng còn thiếu kiên quyết trong xử lý trường hợp hát karaoke với tiếng ồn quá lớn. Nhiều hộ dân liên tục bị “tra tấn” vì loa kéo, gây bất hòa, thậm chí xảy ra án mạng.
Ngày 14/4, vụ án mạng xảy ra trên địa bàn huyện Bình Chánh khi Nguyễn Thanh Khoa (30 tuổi, quê Bến Tre) ngồi nhậu và hát karaoke bằng loa kẹo kéo tại nhà trọ của người quen. Nghe ồn ào, ông N.V.B. (50 tuổi, ở trọ kế bên) nhắc nhở thì 2 bên xảy ra xô xát. Trong lúc ẩu đả, Khoa đã dùng dao đâm ông B. nhiều nhát khiến nạn nhân tử vong. Công an huyện Bình Chánh sau đó tạm giữ Khoa để điều tra hành vi giết người.
Vào tháng 6/2019 cũng tại huyện Bình Chánh, anh Dương Thành Rớt (28 tuổi) ngồi nhậu chung nhóm bạn tại bãi đất trống. Trong lúc nhậu, Rớt thuê loa kẹo kéo đến bãi để hát karaoke vui vẻ với nhóm bạn. Thời điểm này, anh Trần Thanh Tiến (40 tuổi, ngụ tỉnh Cà Mau) đồng thời mở loa hát karaoke, cách đó 20 m. Do anh Tiến mở loa karaoke với âm lượng lớn hơn loa kẹo kéo của nhóm Rớt nên 2 bên xảy ra mâu thuẫn. Án mạng xảy ra sau đó.
‘Âm thanh loa kéo có thể đạt mức 120 dB gây điếc tai’
Bác sĩ Trần Ngọc Minh cho biết tai người chỉ có thể chịu được âm thanh ở mức 85 dB, tương đương tiếng người hét lớn, trong khoảng 15 phút nếu nghe lâu có thể gây hại tính giác.
Vùng 4 Hải quân hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển
Những năm qua, Vùng 4 Hải quân vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo vừa tích cực giúp đỡ ngư dân vươn khơi bám biển phát...
Cán bộ, chiến sĩ đảo Thuyền Chài A cấp cứu ngư dân gặp nạn. Ảnh: CTV
Cùng với nhiệm vụ chính trị trọng tâm làm nòng cốt bao vê vững chắc chu quyên vùng biên, đao trong khu vực biển được phân công, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 4 luôn xác định tham gia hỗ trợ, bảo vệ ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình, qua đó Vùng làm tròn nghĩa vụ của một "đội quân công tác" với nhân dân.
Hiện nay, Vùng 4 đã ký kết tuyên truyền biển, đảo và Chương trình "Vùng 4 Hải quân làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển" với 5 tỉnh (Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định). Hằng năm, Vùng cử báo cáo viên đến các địa phương tổ chức tuyên truyền cho ngư dân về pháp luật, tình hình biển, đảo trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác trái phép, không đúng quy định và không báo cáo...
Các tàu của Vùng bằng nhiều hình thức như sử dụng hệ thống loa tuyên truyền đặc biệt, phát tài liệu tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành tốt các quy định trong khai thác hải sản, không vi phạm các vùng biển của nước bạn; sử dụng các phương tiện đánh bắt hải sản bền vững, thân thiện với môi trường. Vùng 4 đã chủ động thông tin cho ngư dân nắm rõ các khu vực tránh trú bão, các kênh liên lạc khi cần thiết, cảnh báo thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, các địa điểm triển khai dịch vụ hậu cần, kỹ thuật nghề cá trên các đảo. Các lực lượng của Vùng làm nhiệm vụ trên biển thường xuyên duy trì kênh liên lạc cứu hộ, cứu nạn để kịp thời nắm bắt thông tin, triển khai giúp đỡ ngư dân khi gặp sự cố. Ngoài ra, để hỗ trợ ngư dân, Vùng 4 đã chỉ đạo các cơ quan tổ chức huấn luyện kiến thức cơ bản chuyên ngành điện tàu, máy tàu, hàng hải cho các chủ tàu. Lực lượng quân y khám, tư vấn, hỗ trợ về y tế cho ngư dân hoạt động trên biển. Từ năm 2019 đến nay, Vùng đã tuyên truyền được 34 buổi cho hơn 2.700 lượt người; huấn luyện các chuyên ngành cho 180 chủ tàu và phát hơn 6 nghìn tờ rơi cho ngư dân.
Cán bộ, chiến sĩ đảo Song Tử Tây hiến máu cứu ngư dân
Các đơn vị Vùng 4 luôn kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, tuần tra bảo vệ chủ quyền với tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân, bảo vệ an toàn các hoạt động kinh tế trên biển. Vùng thường xuyên hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng quản lý, theo dõi, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng biển được phân công; phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Sở Tài nguyên-Môi trường các địa phương Khánh Hoà, Ninh Thuận, Phú Yên... tổ chức đăng ký, quản lý tàu thuyền hoạt động trên biển, nhất là các tàu đánh bắt xa bờ khu vực Trường Sa.
Khu vực biển Vùng 4 quản lí rộng, thời tiết phức tạp, nhiều tàu thuyền khai thác hải sản, trong khi đó tàu thuyền của ngư dân trọng tải nhỏ, trang bị bảo đảm an toàn hạn chế dẫn tới nguy cơ xảy ra tại nạn trên biển rất cao. Công tác cứu nạn được Vùng xác định là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình. Bất kể điều kiện thời tiết mưa, bão, hay ở các vùng biển xa, khi tàu cá ngư dân gặp nạn, lực lượng và phương tiện của Vùng luôn có mặt kịp thời để hỗ trợ, cứu giúp. Mỗi điểm đảo, mỗi con tàu của Vùng thực sự là chỗ dựa, là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.
Với phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, cơ sở vật chất tại chỗ, hậu cần tại chỗ), Vùng đã xây dựng kế hoạch tìm kiếm cứu nạn sát với thực lực và khả năng của đơn vị. Các hệ thống đài canh được duy trì 24/24 để phục vụ công tác nắm tình hình và tìm kiếm cứu nạn trên biển; kịp thời hướng dẫn tàu thuyền chủ động sơ tán khi có diễn biến thời tiết xấu; duy trì các lực lượng, phương tiện luôn thường trực sẵn sàng tìm kiếm, cứu nạn, ứng cứu giúp đỡ nhân dân, xử lí nhanh chóng, hiệu quả khi có tình huống xảy ra.
Hiện nay, các đảo trên huyện đảo Trường Sa có 4 âu tàu và 2 làng chài, trở thành những ngôi nhà chung giữa biển của các ngư dân. Đây là chỗ cho hàng nghìn tàu cá vào neo đậu, tránh trú trong mùa mưa bão, sửa chữa hỏng hóc, tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm để hoạt động dài ngày trên biển. Khi vào tránh trú bão tại âu tàu, hoặc làng chài ngư dân sẽ được khám bệnh, được sửa chữa, thay thế những hỏng hóc thông thường, cấp nước ngọt miễn phí và mua nhiên liệu bằng với giá ở đất liền. Thời gian gần đây, các âu tàu này đã đón trên 5 nghìn lượt tàu vào neo đậu tránh bão, gần 200 tàu vào sửa chữa.
Quân y ở Trường Sa nhiều năm qua cũng là chỗ dựa cho bà con ngư dân khai thác thủy hải sản quanh khu vực. Các bệnh xá các đảo được trang bị nhiều thiết bị, máy móc y tế hiện đại như máy siêu âm, điện tim... có khả năng thực hiện các cấp cứu thông thường cho bộ đội và ngư dân khi làm ăn trên biển. Đặc biệt, một số đảo đã được đầu tư hệ thống y khoa trực tuyến Telemedicine, kết nối truyền hình ảnh, dữ liệu về các bệnh viện lớn trong đất liền để hội chẩn, điều trị. Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế từ các bệnh viện tuyến đầu của Quân đội ra công tác vừa hỗ trợ bệnh xá trong điều trị, chẩn đoán bệnh vừa truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho đội ngũ quân y ở các đảo. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Vùng đã chỉ đạo các tổ chức cứu giúp, hỗ trợ ngư dân 23 vụ, cấp cứu, điều trị 49 bệnh nhân trên đảo, cứu vớt 38 ngư dân khi tàu bị cháy, chìm. Nhiều ngư dân đã được bệnh xá các đảo cấp cứu thành công khi mắc viêm ruột thừa, chấn thương phần mềm, ngộ độc, sơ cấp cứu ban đầu các trường hợp bị nặng...đảm bảo an toàn, không có biến chứng.
Thực hiện các mục tiêu của Chương trình "Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển", cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân đã tích cực hỗ trợ ngư dân các địa phương nâng cao hiệu quả khai thác, đánh bắt hải sản trên biển. Đây cũng là tiền đề xây dựng, củng cố và phát huy lực lượng tại chỗ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng-an ninh trên biển, đảo với phương châm "mỗi con tàu, mỗi ngư dân trên biển là những "cột mốc" khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc".
Thủ tướng đồng ý mở lại dịch vụ karaoke, vũ trường Phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ sáng 9/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý cho phép mở lại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định kết quả phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam thời gian qua là rất đáng trân trọng. Gần 2 tháng qua, cả nước...