Vấn nạn đau đầu tại Trung Quốc: Người dân dành 6 giờ/ngày cho di động, nhiều gấp đôi dân Mỹ
Trung Quốc đang dần đạt đến mức độ bão hòa về lượng người dùng Internet trên di động và điều này đang gây ra những hậu quả nhãn tiền cho xã hội nước này.
Theo số liệu từ QuestMobile, một công ty nghiên cứu chuyên về các thiết bị di động trực tuyến, mỗi người dùng di động Trung Quốc đang dành thời gian online trên các thiết bị di động nhiều hơn gần gấp đôi so với dân Mỹ.
Cụ thể, từ đầu năm 2019 đến tháng 11/2019, mỗi người dùng Trung Quốc đã dành trung bình 6,2 giờ/ngày, tương đương 1,8 ngày/tuần cho thiết bị di động, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng ứng dụng sử dụng mỗi tháng cũng tăng trung bình từ 21,3 (2018) lên 23,6 ứng dụng trong năm 2019.
Trong khi đó, báo cáo công bố hồi tháng 5/2019 cho biết, một người trưởng thành tại Mỹ trung bình dành 3 giờ 43 phút/ngày cho các thiết bị di động trong năm 2019.
Lượng người dùng Internet trên di động tại Trung Quốc sắp bão hòa
Theo SCMP, sự bùng nổ công nghệ tại Trung Quốc trong thập kỷ qua chủ yếu dựa vào sức bật của thị trường di động. Những chiếc smartphone không chỉ giúp ngành công nghệ Trung Quốc thăng hoa mà còn thay đổi hoàn toàn cách sống của người dân.
Theo số liệu từ Trung tâm Thông tin Mạng Internet Trung Quốc (CNNIC), dân số sử dụng Internet trên di động tại nước này đã cán mốc 847 triệu người vào tháng 6/2019 và đang tiếp tục tăng lên.
QuestMobile nhận định, sự tăng trưởng về lượng người dùng Internet trên di động đang dần đạt tới điểm bão hòa. Bởi theo số liệu mới nhất, tốc độ tăng trưởng người dùng Internet trên di động đã lần đầu tiên giảm xuống dưới 1% trong năm 2019.
Tuy nhiên, thị trường di động trực tuyến tại Trung Quốc chưa cho thấy dấu hiệu chậm lại. Nguyên nhân chủ yếu do sự phổ biến của các thiết bị thông minh, hoạt động số hóa ngành bán lẻ cũng sự nổi lên của các nền tảng mạng xã hội, livestream.
Video đang HOT
Lượng người dùng các ứng dụng liên quan đến thiết bị thông minh như loa thông minh và thiết bị đeo đã tăng 16,8%, lên gần 120 triệu chiếc vào tháng 11/2019, tăng từ mức 100 triệu hồi năm 2018. Với việc Trung Quốc đang tiến tới thương mại hóa mạng 5G, ngành công nghiệp di động hứa hẹn sẽ còn bùng nổ.
Một động lực khác tạo nên tốc độ tăng trưởng thần kỳ về lượng người dùng Internet trên di động là livestream. Với lợi thế dân số đông, Trung Quốc hiện có tới 433 triệu streamer và đây chắc chắn là một kho nội dung cực kỳ lớn.
Nhưng dù đạt được những thành tích ấn tượng, điều quan trọng hơn cả là Trung Quốc cần có một chính sách hiệu quả hơn để bảo vệ sức khỏe cho người dân tránh khỏi những căn bệnh do tiếp xúc quá nhiều với smartphone.
Theo VN Review
Châu Âu sẽ có 217 triệu kết nối 5G vào năm 2025
Theo ước tính của Hiệp hội Thông tin di động toàn cầu (GSMA), đến năm 2025, Châu Âu sẽ có 217 triệu kết nối 5G.
Sau nhiều năm thí nghiệm và thử nghiệm, thế hệ thông tin di động thứ 5 (5G) đã được triển khai thương mại ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc...và dự kiến được triển khai trên quy mô lớn ở châu Âu vào năm 2020. Theo ước tính của Hiệp hội Thông tin di động toàn cầu (GSMA), đến năm 2025, Châu Âu sẽ có 217 triệu kết nối 5G.
Tuy nhiên, chính xác 5G là gì và sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào?
5G là gì?
Mạng 5G đại diện cho kết nối Internet di động thế hệ tiếp theo. Nó cung cấp băng thông cực cao cũng như kết nối đáng tin cậy hơn với điện thoại thông minh và các thiết bị khác. Mạng 5G sẽ cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu lớn hơn mạng 4G từ 100 lần cho đến 1.000 lần. Với tốc độ như vậy, nó cho phép tải xuống các bộ phim có độ phân giải cao chỉ trong vài giây.
5G mang lại lợi thế gì?
5G được thiết kế cho một thế giới mà ở đó hàng tỷ thiết bị sẽ được kết nối Internet liên tục. Các điện thoại di động đầu tiên hỗ trợ mạng 5G đã có mặt ở châu Âu kể từ tháng 9/2019. Ở nhiều nước, cơ sở hạ tầng mạng đầu tiên cũng đã được hoàn thành.
Ủy ban châu Âu xác định mạng 5G là "một trong những nền tảng quan trọng nhất của nền kinh tế kỹ thuật số và xã hội trong thập kỷ tới".
Tốc độ cao và kết nối độ trễ thấp của 5G cho phép các thiết bị xử lý một khối lượng dữ liệu rất cao với độ trễ tối thiểu, từ đó thúc đẩy trí tuệ nhân tạo cũng như điện toán đám mây phát triển.
Theo thời gian, toàn bộ hoạt động kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng của mạng 5G mới, thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của các công ty cũng như tiến nhanh vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Các ngành công nghiệp tự động, vận tải và phân phối cũng như mạng lưới cơ sở hạ tầng và chăm sóc sức khỏe là tất cả các lĩnh vực sẽ được chuyển đổi bởi sự ra đời của 5G, trong đó có một số ứng dụng tiến bộ như các loại xe tự lái, các tòa nhà và thành phố "thông minh" và các can thiệp y tế từ xa.
Chúng ta phải đợi bao lâu?
Công nghệ 5G đang được phát triển trên toàn thế giới. Riêng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua kế hoạch hành động cho công nghệ 5G vào năm 2016 với mục tiêu ra mắt dịch vụ 5G ở tất cả 28 quốc gia thành viên chậm nhất vào cuối năm 2020, sau đó đẩy nhanh vùng phủ sóng để đảm bảo phủ sóng không bị gián đoạn ở tất cả các khu vực đô thị và dọc theo các tuyến đường giao thông chính vào 2025.
Từ năm 2014 đến 2020, EU đã chi 700 triệu EUR cho công nghệ 5G cộng với khu vực tư nhân ước tính đã đầu tư hơn 3 tỷ EUR. Chẳng hạn, công ty viễn thông Phần Lan Nokia tuyên bố đã có khoản vay được bảo lãnh 500 triệu EUR từ Ngân hàng Đầu tư Châu Âu để phát triển mạng 5G. Trong khi đó, Ericsson của Thụy Điển có khoản vay được bảo lãnh trị giá 250 triệu EUR.
Theo phân tích của GSMA, ước tính đến giữa thập kỷ này, khoảng 1 trong 3 kết nối di động sẽ sử dụng mạng 5G. Cụ thể, tỉ lệ sử dụng 5G ở châu Âu ước tính đạt 31% vào năm 2025, tức là có 217 triệu kết nối 5G.
Ăng-ten và tần số
Băng tần được sử dụng cho mạng di động 5G ở băng tần số cao nên có bước sóng ngắn hơn so với các hệ thống thông tin di động trước đó, vì vậy, để triển khai mạng di động 5G cần phải có nhiều anten hơn.
Tần số được sử dụng trong giai đoạn đầu triển khai mạng 5G ở châu Âu chủ yếu ở hai băng tần 3,5 GHz và 700 MHz, hơi khác so với tần số hiện được sử dụng cho các mạng di động 4G và 3G nhưng điều này không có nghĩa là những thay đổi này ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của ăng-ten. Băng tần 26 GHz sẽ được sử dụng trong giai đoạn tiếp theo cho các dịch vụ cụ thể.
5G có hại cho sức khỏe của bạn không?
Điều này chưa được xác định. Cho đến nay không ai có thể trả lời câu hỏi này. Nhiều ý kiến cho rằng càng cần nhiều ăng-ten, rủi ro về sức khỏe sẽ tăng lên tương xứng. Tuy nhiên, các ăng-ten được sử dụng cho mạng 5G là ăng-ten hiện đại và bức xạ điện từ phát ra phải thấp hơn đáng kể so với mức phát ra từ mạng 4G/ 3G/ 2G hiện có.
Một báo cáo từ Ủy ban EU công bố năm 2019 đã lưu ý rằng "các nghiên cứu chưa mang lại bằng chứng rõ ràng về ảnh hưởng của 5G đối với động vật có vú, chim hoặc côn trùng".
Có phải là kết thúc của 4G?
Không, vì 5G sẽ không được triển khai ngay lập tức và đồng thời trên toàn thế giới nên hai hệ thống sẽ tiếp tục tồn tại song song với nhau, đặc biệt là không phải tất cả các thiết bị đều tương thích với 5G.
Theo ictnews
AnTuTu công bố những bộ xử lý di động tốt nhất năm 2019 AnTuTu - một ứng dụng chấm điểm hiệu năng nổi tiếng của Trung Quốc mới đây vừa công bố những bộ xử lý tốt nhất trong năm 2019 vừa qua. Được biết, trong năm 2019 chúng ta đã chứng kiến sự ra mắt của một số SoC từ các nhà sản xuất khác nhau bao gồm Qualcomm, MediaTek, Samsung và Huawei. Hầu như...