Vấn nạn “chạy trường”, “mua suất” trong giáo dục hiện nay

Theo dõi VGT trên

Tham nhũng trong giáo dục diễn ra với nhiều hình thức. Chỉ riêng việc “ chạy trường”, nhiều phụ huynh khẳng định sẵn sàng bỏ ra 3.000 USD, thậm chí 5.000 USD để có chỗ học tốt cho con

Thông tin trên được rút ra từ khảo sát “Tham nhũng trong giáo dục phổ thông”, một trong những nội dung của “Báo cáo tham nhũng toàn cầu về giáo dục” do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (IT) thực hiện. Báo cáo này khẳng định, tại Việt Nam, tham nhũng tuyển sinh phổ biến ngay từ cấp 1, với chi phí hối lộ 3.000 USD để được vào một trường tiểu học danh tiếng và khoảng 300-800 USD cho 1 suất vào trường “thường thường bậc trung”.

Phụ huynh sẵn sàng hối lộ

Nhóm nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân đầu tiên của tình trạng “chạy” trường là do nhu cầu lớn. Kết quả khảo sát cho thấy, việc “chạy” trường được nhiều người chấp nhận. Khoảng 30% phụ huynh tìm cách xin cho con vào học ở trường “điểm” trái tuyến dẫn tới sự hình thành một hệ thống ngầm có liên quan tới những người môi giới thứ ba xúc tiến cho quá trình này và 67% phụ huynh coi chuyện này là bình thường.

Một phụ huynh khi được hỏi cho biết, mức giá 1.000 USD để “chạy” vào một trường tiểu học hàng đầu là “hợp lý” và “chấp nhận được” bởi “mong muốn con cái được giáo dục tốt là bình thường” và “gia đình nào cũng mong con em mình được học ở môi trường danh tiếng”.

Vấn nạn chạy trường, mua suất trong giáo dục hiện nay - Hình 1

Nhiều phụ huynh cho rằng việc “chạy trường, mua suất” là bình thường.

Khảo sát trên 1.500 thanh niên ở 11 tỉnh, thành cũng cho thấy, thanh niên và người lớn tuổi đều sẵn sàng thực hiện hành vi tham nhũng để được nhận vào một trường (hoặc công ty) tốt.

Báo cáo còn cho biết 7,4% phụ huynh có con học đúng tuyến vẫn cần và phải tìm đến sự hỗ trợ (kể cả đưa hối lộ) để đăng ký cho con học trường điểm; 4,5% phụ huynh ở diện đúng tuyến cần sự hỗ trợ để đăng ký cho con vào học những trường bình thường.

Phân tích sâu hơn, nhóm nghiên cứu cho rằng yếu tố cơ bản đằng sau nhu cầu trên là sự thiếu tin tưởng vào hệ thống giáo dục công ở Việt Nam. Bản báo cáo cho rằng, hiện tượng hối lộ phổ biến trong các trường phổ thông và sự thừa nhận rộng rãi rằng học sinh bị buộc phải học thêm đại trà (nếu không sẽ có nguy cơ bị phân biệt đối xử khi đánh giá học tập) cho thấy cảm nhận chung của phụ huynh là “hệ thống trường công không có khả năng đáp ứng hiệu quả nhu cầu của học sinh”.

Một trong những tác động lớn nhất của tham nhũng trong tuyển sinh vào các trường phổ thông là làm gia tăng sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. Với những chi phí lớn và liên tục phát sinh gắn với tham nhũng trong tuyển sinh vào các trường phổ thông sẽ không lấy gì làm ngạc nhiên khi hiện tượng này dẫn tới sự gia tăng bất bình đẳng xã hội, vì “những trẻ em nghèo hơn sẽ bị gạt ra khỏi trường, ngay cả nếu chúng thuộc diện đúng tuyến, hoặc sẽ bị phân biệt đối xử bởi không có khả năng đưa hối lộ”.

Video đang HOT

Đưa hối lộ để được nhận vào trường “điểm” đã được coi là hiện tượng thông thường mà chỉ có các gia đình khá giả mới có điều kiện thực hiện, từ đó khiến cho trẻ em ở các gia đình nghèo phải chịu thiệt thòi.

Ngoài ra, theo báo cáo, mặc dù Bộ GD-ĐT đã thiết lập một số biện pháp hành chính để giảm tình trạng chạy trường, nhưng những biện pháp này chỉ có tác dụng khiêm tốn và ngắn hạn. Báo cáo khuyến nghị, với vai trò vừa là nạn nhân, vừa là chủ thể chính, phụ huynh cần đồng lòng chấm dứt nạn chạy trường.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho biết, tham nhũng trong tuyển sinh ở khu vực nông thôn ít hơn ở thành phố. Trong một nghiên cứu mới đây do TI thực hiện, phỏng vấn hơn 50 lãnh đạo các trường, giáo viên, phụ huynh học sinh, các nhà quản lý giáo dục và các nhà nghiên cứu ở Hà Nội, cho thấy: Đối tượng ở ngoại thành cho rằng tham nhũng trong tuyển sinh tại các trường này hiếm xảy ra, ngược lại đối tượng ở nội thành lại cho rằng tham những trong tuyển sinh ở đây khá phổ biến.

Cấp học nào cũng “chạy trường”

Nhận xét về báo cáo này, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng “chạy trường” ở Việt Nam không phải là chuyện lạ nhưng chưa có ai điều tra rõ ràng. “Nó xảy ra ở tất cả cấp học từ mầm non tới trung học phổ thông, còn ĐH thì khó hơn. Con số 3.000 USD là có thể có, còn 1.000 – 2.000 USD thì tôi đã nghe từ mấy năm trước rồi” – ông cho biết.

Vấn nạn chạy trường, mua suất trong giáo dục hiện nay - Hình 2

Người dân đang mất niềm tin vào giáo dục công.

Khẳng định nhu cầu cho con em vào học ở trường tốt là nhu cầu chính đáng của phụ huynh, PGS Văn Như Cương – Hiệu trưởng Trường THPT Lương thế Vinh, Hà Nội – thừa nhận chuyện “chạy trường” 1.000-3.000 USD là có thật. Ông cho biết nhiều phụ huynh sẵn sàng bỏ tiền “chạy” cho con để có thể vào được một trường tốt.

PGS Văn Như Cương còn cho biết, một thầy giỏi từng dạy ở Trường THPT Lương Thế Vinh đã có ý định rời trường sau khi trúng tuyển công chức. Sau đó, thầy đã quay trở lại vì tuy đỗ công chức rồi nhưng nếu muốn được nhận vào trường A, B thì phải chi ra 400 triệu đồng. Thầy còn tiết lộ: “Có cử nhân sư phạm tâm sự với tôi rằng muốn xin vào dạy ở trường công lập phải mất mấy trăm triệu đồng”.

Tuy nhiên, PGS Văn Như Cương cho rằng “chạy trường” là do tâm lý đám đông. “Phụ huynh nghe nói trường này, trường kia tốt nên đua nhau tìm mọi cách cho con em vào. Nhưng tôi khẳng định là không phải trường nào được đồn đều tốt. Nhiều trường cũng PR tên tuổi của mình để thu hút học sinh nhưng sau đó thì chất lượng chẳng bằng những trường khác” – ông cho biết.

Trong khi đó, TS Nguyễn Tùng Lâm nhận xét: “Phụ huynh không có thông tin, họ nghe đồn thì biết thế. Người có bản lĩnh thì không quan tâm đến chuyện này nhưng nhiều người tìm cách “chạy” bằng được vào những trường được đồn là dạy tốt”. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng tham nhũng trong giáo dục.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho biết: “Tôi rất đau xót khi đọc báo thấy tỷ lệ tham ô trong giáo dục ngày càng lớn. Việc này họ phản ánh đúng. Chẳng hạn, có trường hợp cô giáo mầm non ghi sổ nhận xét về cho gia đình rằng con em họ còn yếu kém, sau đó gia đình lại kẹp trở lại phong bì vào trong sổ đưa cho cô… Đây chính là tham ô. Rồi việc ăn cắp thời gian, tuyển dụng công chức thì phải mất tiền cũng là tham ô… Cho nên, những hiện tượng này phải sớm chấn chỉnh.”.

Thông qua bản báo cáo, tổ chức Minh bạch quốc tế muốn gửi thông điệp: “Giáo dục thế hệ trẻ sẽ không thể thành công khi tham nhũng làm hư hỏng các trường phổ thông và ĐH”.

Theo Petrotimes

"Con học trái tuyến như trang sức của bố mẹ"

Có nhiều lý do học trái tuyến, trong đó có cả việc con học trái tuyến như "trang sức" của bố mẹ: Con mình phải học trường đó mới hoành tráng.

Đó là phân tích của các lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tại cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 2/7.

Từ ngày 1/7, các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn TP Hà Nội bắt đầu tuyển sinh đầu cấp. Do vậy, các lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội nhận được nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề tuyển sinh năm học mới.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội phân trần: "Các PV hỏi quan điểm của Sở về thông tin chạy trường, lớp. Chúng tôi rất suy nghĩ, bởi năm nào cũng có vấn đề này".

Ông Nguyễn Hiệp Thống nói: "Nếu có đầy đủ bằng cớ, hiệu trưởng của trường nào đó nhận tiền, vòi tiền của phụ huynh để nhận học sinh... Xin hãy cho chúng tôi biết. Theo phân cấp cán bộ, chúng tôi sẽ có xử lý".

Vị Phó giám đốc Sở khẳng định, không thể nào cấm được trái tuyến. Bởi trên thực tế có rất nhiều trường hợp phụ huynh có nhà ở quận này nhưng làm việc ở quận khác, nên phải xin cho con học trái tuyến.

Ông Phó giám đốc Sở lấy ví dụ từ chính mình từng xin cho con học trái tuyến: "Nhà tôi ngay cạnh trường Nghĩa Tân (Cầu Giấy) nhưng xin cho con học ở Hoàn Kiếm vì vợ chồng tôi đều làm ở đây, tiện đón con. Như vậy, trường hợp như trên đây là nhu cầu thực tế, không thể ngăn cấm được".

Trường hợp khác xin cho con học trái tuyến để được học trường có điều kiện, giáo viên tốt hơn; cũng có trường hợp thấy trường ở trong ngõ an ninh không tốt, dân trí không tốt nên xin cho con học trái tuyến... tạo áp lực vừa khó cho tuyển sinh vừa khó cho nhà quản lý.

Con học trái tuyến như trang sức của bố mẹ - Hình 1

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, không thể nào cấm được trái tuyến

Có mặt tại buổi giao ban, ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng phân tích về nguyên nhân học trái tuyến.

Theo ông Tiến, nếu có nhu cầu trái tuyến, ở một khía cạnh nào đó cũng đáng mừng bởi phụ huynh đã quan tâm đến việc học của con. Họ chọn trường, lớp tốt để con có điều kiện phát triển tốt nhất. Ngoài ra, theo ông Tiến, lý do khác là di dân cơ học. Nếu gia đình chuyển nhà về cạnh trường nhưng chưa có hộ khẩu, xin con học trường gần nhà vẫn là trái tuyến.

"Nhưng ở một khía cạnh khác, con học trái tuyến để làm trang sức sức cho bố mẹ. Con mình phải học trường đó mới hoành tráng chứ không hiểu rằng nếu học ở trường khác cũng không khác nhau lắm", người được "mệnh danh" là chuyên gia giáo dục tiểu học của Hà Nội nói.

Ông Tiến khẳng định, các tường tiểu học trên địa bàn thành phố không những đạt chuẩn tối thiếu mà còn trên mức.

"Nếu ai có nhu cầu hay không tin điều tôi nói hãy liên hệ với tôi. Chúng ta cùng đến dự một lớp học một trường bất kỳ để chứng minh điều tôi nói" - Ông Tiến nói.

Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, khắc phục hiện trạng học trái tuyến, nhiều năm nay, thành phố đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học. Để các trường nâng cao chất lượng, tạo môi trường sư phạm tốt để nâng điều kiện các trường lên như nhau.

Bên cạnh đó, Sở điểu chuyển cán bộ giáo viên từ các trường tốt đến những trường ở các trường ở vùng khó để nâng phong trào giáo dục. Thời gian gần đây, những trường khó khăn, học sinh vào không nhiều nhưng đã có nhiều giáo viên đạt thành tích tốt trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi.

"Như vậy, sự chênh lệch điều kiện giữa các trường đã xích gần lại. Tôi tin rằng, về sau này việc chọn trường sẽ bớt đi", Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nói.

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 8 tuổi đuối nước tử vong trong hồ bơi khách sạn ở Bình Dương
14:20:07 06/11/2024
Diễn biến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột qua lời kể cô giáo
10:29:10 06/11/2024
Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
Cháy nhà ở TP Vũng Tàu, 2 cháu bé tử vong thương tâm
14:18:03 06/11/2024
Thanh niên đấm vào mặt CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn ở Bình Dương
14:27:12 06/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024

Tin đang nóng

Nóng nhất Weibo: Selena Gomez lộ video nhạy cảm trong tiệc thác loạn 72 giờ đồng hồ của "ông trùm" Diddy?
15:08:29 07/11/2024
Nữ diễn viên gạo cội Vbiz tố bị quỵt cát xê, nhìn đến số tiền mới sốc
17:18:35 07/11/2024
Cho thôi việc nữ hiệu trưởng trong vụ lùm xùm khay cơm giáo viên lèo tèo 2 miếng chả
14:03:10 07/11/2024
Choáng ngợp trước hôn lễ cặp đôi đồng giới Vbiz: Huy động 2 xe tải hoa tươi, dàn sao "quậy" banh nóc
16:49:43 07/11/2024
Bức ảnh khiến ông Donald Trump nhận "cơn mưa" lời khen về cách dạy dỗ con cháu
14:09:04 07/11/2024
Phi Thanh Vân công khai bạn trai mới: "Tôi được anh nuông chiều như một nàng công chúa"
17:21:46 07/11/2024
Trường Giang lần đầu khoe cận diện mạo quý tử, visual "ngoan xinh iu" y hệt Nhã Phương
15:10:46 07/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024

Tin mới nhất

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất

16:48:22 07/11/2024
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, phi công trong vụ rơi máy bay quân sự YAK-130, nhảy dù xuống khu vực rừng thì bị treo trên cây, cách mặt đất hơn 10 m, phải mất 10 phút thoát ra khỏi dù rồi bám vào thân cây và cành để xuống đất.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Quảng Trị: Bờ sông Vĩnh Định sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân bất an

11:47:01 07/11/2024
Vĩnh Định là con sông đào, được khởi công năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Con sông này được đào và khơi thông, nạo vét nhiều lần, trải dài từ thời vua Minh Mạng đến các đời vua Triều Nguyễn sau này.

Làm rõ nguyên nhân vụ máy bay YAK-130 rơi ở Bình Định

11:44:12 07/11/2024
Mọi người tham gia tìm kiếm đã động viên với nhau là anh em chúng tôi có thể mệt, có thể đói, lạnh nhưng mà không thể để đồng chí, đồng đội ở một mình trong điều kiện lạnh giá và đói rét như thế được .

Bắc Kạn liên tiếp xảy ra cháy rừng và cháy trên đất lâm nghiệp

11:40:04 07/11/2024
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, kịp thời ứng cứu các tình huống khẩn cấp về cháy rừng khi có yêu cầu.

Bão Yinxing mạnh nhất trước khi vào Biển Đông, đổi hướng di chuyển liên tục

21:44:35 06/11/2024
Bão sẽ mạnh nhất đạt cấp 14, giật cấp 17 trước khi vào Biển Đông, suy yếu khi vào gần vùng biển Việt Nam và gặp không khí lạnh.

Vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định: Đã liên lạc được với 2 phi công

21:41:56 06/11/2024
Lực lượng chức năng đã liên lạc được với hai phi công trong vụ máy bay gặp tai nạn tại Bình Định và đang tiếp cận vị trí để ứng cứu.

Tìm kiếm 2 phi công trong vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định

19:04:30 06/11/2024
Quân chủng Phòng không - Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng tìm kiếm hai phi công điều khiển máy bay Yak-130 gặp tai nạn.

Nữ tài xế phân trần lý do quay đầu ô tô trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

18:05:30 06/11/2024
Trưa 6/11, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Cục CSGT) đã mời nữ tài xế quay đầu ô tô trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ lên trụ sở làm việc.

Có thể bạn quan tâm

Lợi ích bất ngờ của cần tây với sức khỏe nam giới

Thế giới

19:46:44 07/11/2024
Mặc dù dữ liệu về tác dụng cụ thể của việc ăn cần tây đối với sức khỏe tình dục nam giới còn hạn chế nhưng cần tây có thể mang lại một số lợi ích tiềm năng khác.

Ăn bao nhiêu đường một ngày là đủ?

Sức khỏe

19:43:32 07/11/2024
Chuyên gia khuyến khích mỗi người sử dụng mật ong hoặc socola đen thay cho đường trong nước uống, thức ăn. Theo thống kê, một muỗng cà phê mật ong có 5 gram đường trong khi socola đen loại 86% cacao có 3 gram.

Sốc nặng với nhan sắc xuống cấp của "mỹ nhân trốn thuế" sau 1 năm rời khỏi showbiz

Sao châu á

19:19:23 07/11/2024
Ngoại hình thay đổi cộng với việc ăn mặc thiếu chăm chút khiến Tống Tổ Nhi bị nhận xét già trước tuổi, trông như bà thím .

"My Sói" Thu Quỳnh không còn thích trai hư, từng nhận cát-xê 90.000 đồng

Sao việt

19:16:01 07/11/2024
Tình yêu chỉ là một phần nhỏ trong mối quan hệ của chúng tôi thôi. Người đó vừa là bạn, vừa là người yêu, là một người mà tôi có thể chia sẻ được.

Trương Ngọc Ánh và chồng cũ Trần Bảo Sơn bất ngờ trở lại

Hậu trường phim

19:08:58 07/11/2024
Trần Bảo Sơn bắt tay khởi động lại bộ phim Con đường vô tận (Endless Road) do anh sản xuất kiêm biên kịch, đạo diễn và diễn viên.

Profile gây choáng của Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024

Netizen

19:08:04 07/11/2024
Sau khi nhận bằng tốt nghiệp, cô Trần Ngọc Mai quay trở về nước và công tác tại Học viện Ngân hàng. Cô nhận bằng Tiến sĩ vào năm 2021 tại trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội).

TP.HCM: Bắt 2 kẻ gian vào bãi xe ở Nhà văn hóa Thanh niên trộm tài sản

Pháp luật

18:58:37 07/11/2024
Ngày 7.11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.1 (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Minh Đức (23 tuổi, ở H.Bình Chánh) và Võ Tấn Dũng (25 tuổi, ở Q.5) để xử lý về hành vi trộm cắp tài sản.

Bức ảnh phong thần của mỹ nhân Hoa ngữ đẹp nhất hiện tại: Nhan sắc khuynh thành lại khiến netizen tiếc nuối?

Phim châu á

18:49:37 07/11/2024
Đảm nhận vai nữ chính Lăng Diệu Diệu trong phim Vĩnh dạ tinh hà , mỹ nhân sinh năm 1995 khiến khán giả chết mê chết mệt bởi sự đáng yêu cùng nhan sắc vô cùng xinh xắn.

CĐV kêu gọi HLV Kim Sang-sik đưa 'cơn lốc đường biên' của Nam Định lên tuyển

Sao thể thao

17:51:39 07/11/2024
Nhiều CĐV kêu gọi HLV Kim Sang-sik đưa hậu vệ Nguyễn Văn Vĩ lên tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2024. Tối 6/11, CLB Nam Định đã có màn ngược dòng ấn tượng trước Tampines Rovers tại Cúp C2 châu Á.

Cảnh nóng điên rồ đến mức bị cắt trong bom tấn 18+ hot nhất hiện tại

Phim âu mỹ

17:27:09 07/11/2024
Ngày 1/11, siêu phẩm 18+ The Substance đã chính thức đổ bộ các rạp chiếu trên cả nước, đem tới một bữa tiệc kinh dị máu me cực kỳ mãn nhãn tới người hâm mộ.

Thi thể Liam Payne đã được đưa về Anh

Sao âu mỹ

16:39:31 07/11/2024
Theo nguồn tin từ Page Six, thi thể của Liam Payne cuối cùng cũng được đưa từ Argentina về Anh để an táng vào hôm nay.