Vấn nạn bạo lực gia đình tại Ấn Độ được miêu tả rõ nét qua bộ phim ‘Tình tội lỗi’
Một trong những bộ phim đáng xem nhất của truyền hình Ấn Độ về cuộc sống hôn nhân và gia đình không thể không nhắc đến siêu phẩm Tình tội lỗi.
Vấn nạn bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra ở một số làng quê Ấn Độ, khiến nhiều phụ nữ phải rơi vào bi kịch. Và những góc khuất về các cuộc hôn nhân không hạnh phúc ấy sẽ được lột tả thông qua câu chuyện của các nhân vật trong phim Tình tội lỗi. Nội dung phim xoay quanh cuộc hôn nhân viên mãn hơn 3 năm của cặp đôi Kunal ( Shakti Arora) và Mauli ( Aditi Sharma). Cho đến một ngày Mauli phát hiện chồng mình ngoại tình với Nandini (Drashti Dhami) – cô bạn thân thiết từ thuở nhỏ của mình. Mặc dù Mauli từng nhắm mắt cho qua nhưng Kunal và Nandini vẫn không chịu dừng lại mối quan hệ vụng trộm này, khiến cả ba rơi vào vòng xoáy yêu hận tình thù.
Lý do khiến Nandini bất chấp tất cả để ngoại tình với chồng của bạn thân là bởi vì chồng cũ Rajdeep (Abhinav Shukla) luôn đánh đập và hành hạ cô. Rajdeep chỉ xem Nandini như một “tài sản” thuộc quyền sở hữu của anh ta, lợi dụng sắc đẹp của Nandini để chiêu dụ đối tác, khách hàng và không ngần ngại làm nhục cô trước mặt mọi người. Khác với sự vũ phu của Rajdeep, Kunal là một người đàn ông vô cùng ấm áp và hết lòng yêu thương vợ con. Ganh tị trước cuộc sống hạnh phúc của bạn thân, Nandini nảy sinh tham vọng muốn chiếm mọi thứ của bạn về tay mình kể cả chồng bạn.
Nandini thật ra cũng là một người phụ nữ đáng thương khi rơi vào bi kịch hôn nhân vì bị chính người chồng của mình bạo hành. Tuy nhiên cô lại lấy sự bất hạnh của mình ra làm cái cớ để cướp đi hạnh phúc gia đình người khác. Còn Kunal dù có là một người đàn ông từng yêu thương vợ con hết lòng nhưng lại không thể vượt qua được những cám dỗ và sự ham muốn của bản thân dẫn đến việc ngoại tình. Liệu người vợ tội nghiệp Mauli có bảo vệ được hạnh phúc gia đình mình hay phải đứng trước bờ vực đổ vỡ hôn nhân?
Video đang HOT
Tình tội lỗi là bộ phim đánh dấu sự trở lại của người đẹp Drashti Dhami tái hợp cùng nam diễn viên điển trai Shakti Arora sau hai tác phẩm đình đám Dill Mill Gayye và Hạnh phúc muộn màng. Sự góp mặt của hai ngôi sao đình đám cùng những gương mặt tài năng hàng đầu Ấn Độ như: Aditi Sharma, Kinshuk Mahajan, Tejasswi Prakash,… đã tạo nên sức hút vô cùng to lớn cho bộ phim ngay khi vừa lên sóng. Đồng thời, nội dung phim cũng đem đến cho người xem góc nhìn chân thật về vấn nạn bạo lực gia đình và những bất công đối với người phụ nữ vẫn đang tồn tại trong xã hội Ấn Độ.
Cùng vén màn những góc khuất của vấn nạn bạo lực gia đình và cách họ tìm lại hạnh phúc thực sự qua bộ phim Tình tội lỗi được phát sóng vào lúc 20h00 từ ngày 01/04/2022 trên YouTV.
Tăng cường các giải pháp tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình
Tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác PCBLGĐ là những giải pháp nhằm tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình ở nước ta.
62,9% phụ nữ từng bị bạo lực gia đình
Tại Hội nghị triển khai Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác gia đình do Bộ VHTTDL, Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Đại sứ quán Úc tại Việt Nam phối hợp tổ chức, bà Naomi Kitahara- Trưởng Đại diện Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết, kết quả Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 do UNFPA tài trợ đã chỉ ra rằng, gần 2/3 số phụ nữ (62,9%) từng trải qua ít nhất một hình thức bạo lực về thể chất, tình dục, tâm lý, kinh tế cũng như các hành vi kiểm soát từ chồng và một nửa trong số đó chưa từng nói với ai về chuyện này.
Ảnh minh họa
Hầu hết phụ nữ bị bạo lực (90,4%) đã không tìm kiếm bất kỳ sự giúp đỡ nào. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng các cuộc gọi tới đường dây nóng do UNFPA hỗ trợ đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba. Thực trạng này xảy ra không chỉ ở xã hội Việt Nam mà ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cam kết, trong 5 năm tới sẽ hỗ trợ cho Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình quốc gia của Việt Nam để đạt mục tiêu chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến BLGĐ và bạo lực giới vẫn tồn tại ẩn khuất, len lỏi vào mọi tầng lớp từ thành thị đến nông thôn. Đại diện Vụ Bình đẳng giới Bộ LĐ,TB&XH cho rằng, định kiến giới và bạo lực trên cơ sở giới hiện nay vẫn tiếp tục diễn ra ở Việt Nam, thể hiện ở sự mất cân bằng về giới tính, nạn tảo hôn và đặc biệt là quan điểm phân biệt vị trí chênh lệch giữa con trai, con gái... Theo kết quả nghiên cứu của ISDS, số người được khảo sát cho biết, dự định sẽ chỉ chia nhà, đất ở cho con trai, gấp hơn 6 lần những người dự định chia cho con gái; 52,78% nam giới sở hữu nhà và đất thổ cư so với 21,29% nữ giới.
Vai trò, vị trí của phụ nữ và nam giới trong gia đình cũng bị phân biệt khác nhau, nam giới là trụ cột, lo việc xã hội, kiếm tiền, ra quyết định lớn, phụ nữ lo công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, làm công việc "vô hình", "không tên", không mang lại thu nhập, phải chịu những hình thức phân biệt đối xử và bị lạm dụng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến BLGĐ, đó là các chuẩn mực giới, khuôn mẫu giới duy trì đặc quyền của phái mày râu và hạn chế quyền tự chủ của phụ nữ; Tình trạng nghèo đói, kém phát triển, thất nghiệp, lạm dụng các chất gây nghiện, tệ nạn xã hội...; Thái độ dung túng hoặc biện minh cho hành vi bạo lực là bình thường hoặc có thể chấp nhận được; Truyền thông về các vụ việc bạo lực, quấy rối tình dục thiếu nhạy cảm giới, đổ lỗi cho nạn nhân; Trải nghiệm bạo lực thời thơ ấu và/hoặc chứng kiến bạo lực trong gia đình, môi trường sống xung quanh; Sự cam chịu, chấp nhận bị bạo lực của nạn nhân...
Sáng tạo trong truyền thông PCBLGĐ
Đồng hành với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức quốc tế về công tác PCBLGĐ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) Nguyễn Vân Anh đặt câu hỏi: Vì sao đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình mà vẫn có hơn 90% phụ nữ không lên tiếng và giữ im lặng? Liệu có thể đếm chính xác được con số phụ nữ bị giết, bị đánh đập trước khi đến được tòa án, thậm chí còn bị hành hung ngay trước cổng tòa hay không? Đáng nói là các cơ quan truyền thông cũng đã bộc lộ quan điểm và định kiến về giới ngay cả ở những bài báo đề cập tới các vụ việc cụ thể về bạo lực giới hay xâm hại phụ nữ và trẻ em gái. Những câu hỏi như đổ lỗi của tòa án hay của cơ quan truyền thông rất dễ làm tổn thương chính những nạn nhân bị bạo lực. Bà Vân Anh cũng chia sẻ, Bộ VHTTDL đang xây dựng Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) để có một đạo luật đáp ứng được thực tiễn với sự vào cuộc của toàn xã hội.
Các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình (ảnh minh họa)
Một số địa phương như Bắc Ninh, Hậu Giang, Hội Nông dân Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Hội Người cao tuổi Việt Nam... đã chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm và đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả cho công tác PCLBGĐ, đồng thời có những đóng góp cụ thể để xây dựng Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Điển hình như Hội Nông dân Việt Nam đã thu hút sự tham gia tích cực, hiệu quả của nam giới khi triển khai các mô hình, lựa chọn nam giới là đối tượng truyền thông, đồng thời đào tạo nam giới và khích lệ họ trở thành các tuyên truyền viên cộng đồng để nâng cao nhận thức cho các nam giới khác về PCBLGĐ, nhân rộng mô hình Người cha trách nhiệm tại một số tỉnh, thành trong cả nước...
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy cho biết, với trách nhiệm được giao quản lý nhà nước về gia đình, Bộ VHTTDL đã chủ trì, phối hợp với các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược, Đề án, Chương trình của lĩnh vực gia đình giai đoạn 2010-2020, từ đó xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030, Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030, Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025. Trong dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 có rất nhiều những nội dung quan trọng được đặt ra: Hoàn thiện pháp luật, chính sách về PCBLGĐ; Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp liên ngành giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình; Xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa BLGĐ, Thông tin, giáo dục, truyền thông PCBLGĐ; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác PCBLGĐ; Hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở dữ liệu về PCBLGĐ; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, thực hiện pháp luật về PCBLGĐ.
Các mục tiêu chính của Chương trình về phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ) trong tình hình mới đến năm 2025 bao gồm: trên 70% người có nguy cơ bị BLGĐ được trang bị kiến thức và kỹ năng ứng phó với BLGĐ; 95% nạn nhân phát hiện bị BLGĐ được bảo vệ, trợ giúp pháp lý và chăm sóc y tế; 95% xã, phường, thị trấn triển khai và duy trì Mô hình Phòng chống BLGĐ; và 90% người trực tiếp tham gia công tác phòng chống BLGĐ được đào tạo về kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ phòng chống BLGĐ, cùng với những nội dung khác.
Tư vấn pháp lý, giải quyết các vấn đề bạo lực gia đình Ngày 26-3, tại Hội trường UBND quận Bình Tân (TPHCM), Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Bình Tân, Báo Phụ Nữ TPHCM phối hợp Công ty TNHH Kao Việt Nam tổ chức buổi truyền thông chuyên đề "Bạo lực gia đình: Đừng im lặng!". Tham dự có đông đảo nữ công nhân, lao động trên địa bàn quận Bình Tân cùng các chuyên...