Văn minh Hy-La – nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây Kỳ I
Sự thành công của nền văn minh Hy-La được kiến tạo nên từ những giá trị cốt lõi như tầm ảnh hưởng rộng lớn, sự hiểu biết, nỗ lực học hỏi và sáng tạo không ngừng nghỉ cùng chiến lược đúng đắn – tinh thần đoàn kết.
Trong dòng chảy của lịch sử văn minh phương Tây cổ đại, hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã giữ vai trò nền tảng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển của những cư dân gốc du mục, cùng với đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ từ các thành bang nhỏ bé. Do có cùng một phong cách nên hai nền văn minh này được gọi chung là văn minh Hy-La. Khác với các quốc gia cổ đại ở phương Đông, chủ yếu được hình thành ở những khu vực gần các con sông, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp; còn văn minh phương Tây cổ đại được hình thành và phát triển trên những khu vực có điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, phức tạp – không thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp nhưng bù lại có sự trợ giúp tuyệt vời của biển đảo. Từ đó hình thành những con đường giao thương trên biển, hải cảng, tàu bè… thúc đẩy giao lưu, buôn bán giữa các nước; đồng thời mang những thành tựu văn hóa, văn minh phương Tây truyền bá khắp thế giới.
Sự phát triển của kinh tế thương nghiệp hàng hải đã tạo ra một nền kinh tế giàu mạnh cho các quốc gia phương Tây cổ đại. Đặc biệt là sự phát triển cực thịnh của chế độ chiếm nô – gắn liền với phương thức sản xuất đạt đến mức hoàn chỉnh và cao nhất của nó trong xã hội phương Tây cổ đại, đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo những giá trị vật chất, tinh thần của nền văn minh phương Tây. Sự giàu mạnh về kinh tế chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy khát vọng mở rộng lãnh thổ và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Văn minh Hy-La không chỉ đặt nền tảng vững chắc nhất cho văn minh phương Tây cổ đại phát triển, mà còn có nhiều đóng góp cho nhân loại với hàng loạt phát kiến vĩ đại trong suốt chiều dài lịch sử, đồng thời đóng góp chung cho sự phát triển của nhân loại.
Văn minh Hy-La vô cùng xán lạn là nền tảng vững chắc cho văn minh phương Tây và cơ sở của văn minh Tây Âu – châu Âu cận hiện đại.
Trong diễn trình lịch sử, Hy Lạp cổ đại là khởi đầu của lịch sử văn minh phương Tây. Xuất hiện muộn hơn các nền văn minh khác nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại nên nền văn minh này vẫn phát triển mạnh mẽ và mang nhiều dấu ấn riêng biệt.
Đại diện cho nền văn minh rực rỡ ấy chính là những cư dân sinh sống trên bán đảo Hy Lạp, các đảo trong vùng biển Aegean, vùng duyên hải Địa Trung Hải, nam Italya và Thrace. Thời kỳ này, đã có hàng trăm quốc gia thành bang được hình thành, tuy chưa bao giờ đi đến thống nhất về mặt chính trị, nhưng lại tương đối thống nhất với nhau về mặt dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục. Những người Hy Lạp đã đi được rất xa so với những nền văn minh khác không chỉ trên con đường nghệ thuật và văn hóa mà còn về chính trị, quân sự. Do đó, không chỉ là khởi nguyên của lịch sử Hy Lạp cổ đại, bán đảo Hy Lạp còn là cái nôi sản sinh của nền văn minh phương Tây. Một trong những đặc điểm nổi bật của bán đảo Hy Lạp cổ là nằm cạnh Bắc Phi và Tây Á. Điều này đã tạo nên một mối quan hệ mật thiết giữa Hy Lạp cổ đại và vùng Tiểu Á, cũng là nguyên nhân biến khu vực này trở thành nơi được tiếp thu nền văn minh nông nghiệp và đồng đen đến từ Tây Á sớm nhất châu Âu.
Mặt khác, đất đai Hy Lạp không được phì nhiêu, không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, địa hình lại còn bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp nên người Hy Lạp cổ phải tận dụng những dải đất ven sông hoặc chạy dọc theo các sườn núi, vùng duyên hải và các đồng bằng nhỏ cho việc canh tác nông nghiệp. Cây trồng chủ yếu là lúa đại mạch, lúa mì, ô liu, nho và các loại rau xanh. Do tình trạng đất chật người đông, lương thực luôn trở thành vấn đề bức thiết. Ngay từ rất sớm, xu hướng mở rộng lãnh thổ, xâm chiếm ra bên ngoài đã hình thành trong tư tưởng của người Hy Lạp cổ đại.
Nhưng bù lại, Hy Lạp có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc xây dựng hải cảng nên người Hy Lạp khai thác triệt để nhằm đẩy mạnh hoạt động mậu dịch với các quốc gia khác trên thế giới, cùng với việc tiếp thu những tư tưởng mới từ đó thúc đẩy ngành thương nghiệp phát triển mạnh mẽ. Ở đây còn có nhiều khoáng sản dễ khai thác như đồng, vàng, bạc… tạo điều kiện thuận lợi cho nghề luyện kim và buôn bán. Do đó, kinh tế Hy Lạp cổ đại chú trọng phát triển về công, thương nghiệp hơn nông nghiệp, nhất là buôn bán đường biển. Đây chính là nguyên nhân quan trọng giúp nền văn minh Hy Lạp cổ đại tuy phát triển sau văn minh Ai Cập, nhưng người Hy Lạp trong quá trình ngang dọc trên Địa Trung Hải cũng nhanh chóng tiếp thu được nhiều điều hay từ Ai Cập và Lưỡng Hà.
Trong các dân tộc sống ở thời kỳ cổ đại, dân tộc Hy Lạp đại diện cho tinh thần của người phương Tây. Người Hy Lạp ca ngợi con người như một sinh vật quan trọng nhất của vũ trụ và không chịu phục tùng sự sai khiến của các thầy tu, bạo chúa hay kiêm nhường thần thánh. Họ tôn vinh tinh thần tự do tìm kiếm và đặt kiến thức lên trên niềm tin. Chính tư tưởng này đã đưa nền văn minh Hy Lạp lên đỉnh cao nhất trong thế giới cổ đại.
Văn minh Hy Lạp cổ đại đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngôn ngữ, chính trị, hệ thống giáo dục, triết học, khoa học, nghệ thuật và kiến trúc của thế giới cận đại, thúc đẩy phong trào Phục Hưng tại Tây Âu cũng như làm sống lại các phong trào tân Cổ điển tại châu Âu và châu Mỹ thế kỷ XVIII và XIX. Dưới thời Vua Alexandros Đại đế của Vương quốc Macedonia, người Hy Lạp đã có những cuộc bành trướng rộng khắp sang Ai Cập, Ba Tư và Ấn Độ. Những cuộc chinh phục của ông đã dẫn tới sự định cư và thống trị của người Hy Lạp tại nhiều vùng đất xa xôi, từ đó, ảnh hưởng văn hóa của Hy Lạp càng lan rộng hơn bao giờ hết.
Trước khi vinh quang Hy Lạp bắt đầu phai mờ, thì một nền văn minh khác – văn minh La Mã – bắt nguồn từ văn minh của người Hy Lạp đã nhen nhóm hình thành trên hai bờ sông Tiber ở Italy. Khi quyền lực La Mã tăng dần và dần khẳng định uy thế đối với thế giới văn minh, vinh quang Hy Lạp đã trở thành ký ức.
Văn minh La Mã được hình thành trên bán đảo Ý (Italia). Đây là một dãi đất dài và hẹp giống hình chiếc ủng vươn dài từ lục địa ra biển Địa Trung Hải với diện tích khoảng 300.000km2. Không chỉ kế thừa văn minh của người Hy Lạp thời cổ đại, người La Mã còn có những đóng góp đáng kể, tạo thành nền văn minh đặc sắc riêng của mình.
Về đặc điểm cư dân, những người có mặt sớm nhất ở trên bán đảo Ý (Italia) được gọi là Italiot, trong đó bộ phận sống trên đồng bằng Latium được gọi là người Latinh, ngoài ra còn có một số nhỏ người gốc Gôloa, gốc Hy Lạp.
Nơi này có nhiều đồng bằng, tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, trong lòng đất lại chứa nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề luyện kim. Địa hình ở đây không bị chia cắt, tạo điều kiện cho sự thống nhất. Bờ biển ở phía nam bán đảo có nhiều vịnh, cảng tạo điều kiện để phát triển thương nghiệp, tuy nhiên người La Mã không tận dụng được lợi thế này.
Trong phần lớn chiều dài lịch sử, người La Mã sống chủ yếu bằng nghề nông do có điều kiện tiếp xúc với những nền văn minh phát triển sớm ở phương Đông. Họ không hứng thú với sự tìm tòi tri thức qua việc mua bán, trao đổi với các dân tộc khác. Đó là một trong những lý do khiến nền văn minh La Mã có tầm ảnh hưởng hạn hẹp hơn Hy Lạp. Bởi người La Mã tập trung vào các chiến dịch quân sự gần như từ lúc họ định cư trên vùng đất Ý (Italia), nguyên nhân bởi họ buộc phải bảo vệ mình chống lại những cuộc xâm lược của ngoại bang trong suốt tiến trình lịch sử.
Đàn linh cẩu bất lực nhìn sư tử cắn xé điên cuồng đồng loại
Đàn linh cẩu trơ mắt đứng nhìn khi con sử tử lao vào đồng loại, cắn xé cổ họng rồi làm cho con mồi nghẹt thở đến thoi thóp.
Khoảnh khắc hoang dã này được nhiếp ảnh gia Chad Cocking ghi lại tại khu cắm trại Tanda Tula Safari trong Vườn quốc gia Kruger, Nam Phi.
Trong các bức ảnh của Cocking, con sư tử nặng gần 190 kg lao vào cắn cổ con linh cẩu nặng gần 70 kg trước khi kéo lê nó trên đồng cỏ.
Con linh cẩu sau cú cắn nằm vặn mình đau đớn trên nền đất. Con sư tử không để cho con mồi phút thảnh thơi, nó tiếp tục cắn xé cổ họng con linh cẩu cho tới khi con vật nghẹt thở.
Theo Cocking, con sư tử sau khi cắn xé con mồi rời đi. Con linh cẩu lúc đó vẫn còn sống nhưng bị thương nặng. Đúng lúc này, một con sư tử thứ 2 tiếp cận con linh cẩu và tiếp tục cắn xé nó.
Những con linh cẩu còn lại trong đàn ban đầu tập hợp lại để cứu đồng loại nhưng sớm nhận ra chúng không phải là đối thủ của con sư tử. Con linh cẩu vẫn còn thở sau khi những con sư tử bỏ đi nhưng nó chỉ nằm đó với cái lưng bị gãy và không có khả năng hồi phục.
Trước đó, đàn linh cẩu xảy ra tranh chấp với đàn chó hoang châu Phi. Do đó chúng không hề nhận ra khi những con sư tử khát máu đang đến gần.
Sự thật về thành bang bí ẩn nhất Hy Lạp cổ đại Trong khi rất nhiều thành bang Hy Lạp cổ để lại di tích vật chất cho hậu thế thì dấu tích thành Troy chỉ là con số 0, và trong nhiều năm người ta không thể xác định thành bang này nằm ở đâu. Trong nền văn minh Hy Lạp cổ đại, thành Troy là một thành bang được biết đến trong sử...