Văn Miếu Quốc Tử Giám: Nắng chói chang vẫn nườm nượp đi xin chữ
Hà Nội ngày mùng 3 Tết, nắng chói chang, oi bức, nhưng dòng người đổ về Văn Miếu Quốc Tử Giám không vì thế mà ít đi. Càng về chiều, lượng người càng đông.
30.000 đ/vé vào cửa, nếu có thẻ học sinh, sinh viên được giảm 50%. Từ lâu, Văn Miếu Quốc Tử Giám luôn thu hút rất đông người dân về đây tham quan và xin chữ, như một nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội trong dịp Tết nguyên đán cổ truyền dân tộc.
Hôm nay, trời nắng nóng gay gắt, nhưng các hoạt động vẫn diễn ra bình thường, dòng người vẫn nườm nượp đổ về đây không ngừng. Người ra người vào lựa nhau trong không khí rất oi bức.
Đến 16 giờ, khi nhiệt độ ngoài trời vẫn đo được 30 độ, thì các tuyến phố xung quanh khu vực Văn Miếu Quốc Tử Giám ngày càng đông đúc.
Nhiều người, mỗi năm đều đến đây xin chữ. Có những sĩ tử đến để xin năm nay thi thố đỗ đạt. Cũng có người chỉ đến để ngắm cảnh.
Đối diện Văn Miếu là hồ Văn với Làng Sĩ Tử hoạt động nhộn nhịp. Các gian hàng năm nay có sự đầu tư hơn hẳn nên đều rất đẹp, nếu check in bạn phải trả 10k (10.000 đ), nếu chỉ chụp hình không thì thoải mái. Các ông đồ bên này cũng đông đúc và giá cả linh hoạt, tùy loại giấy bạn chọn có giá dao động từ 150.000-250.000 đ/chữ.
14 giờ 30, nắng chói chang trên sân Văn Miếu
Các hoạt động văn hóa vẫn diễn ra bình thường
Làng Sĩ Tử của hồ Văn hoạt động nhộn nhịp
Video đang HOT
Làng Sĩ Tử được đầu tư cảnh quan rất đẹp mắt
Chỉ cần 10k là bạn có thể có một khuôn hình check in sống ảo tuyệt đẹp và đầy sắc xuân
Khu ăn uống rộng rãi thoáng mát rất chuyên nghiệp
Các ông đồ bận rộn viết chữ ngày đầu năm mới
Theo tapchicongthuong.vn
Mùng hai Tết, các thiếu nữ xúng xính áo dài đi xin chữ đầu xuân ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Năm nay, nhờ thời tiết nắng ấm mà rất nhiều người đã xúng xính mặc áo dài truyền thống để đến lễ và xin chữ đầu năm ở Văn Miếu.
Trong quan niệm của người xưa, câu đối đỏ là một trong trong những biểu tượng không thể thiếu của ngày Tết. Trong ngày đầu năm mới, việc xin chữ đầu năm là một phong tục đẹp, mang ý nghĩa với rất nhiều gia đình. Việc xin chữ được tin rằng giúp con người ta hướng về điều tốt đẹp, thay tâm đổi tính và sống có ý nghĩa hơn. Chữ xin về sẽ được treo ở vị trí trang trọng với mong muốn năm mới hanh thông, thuận lợi.
Dòng người đổ về Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong chiều mùng 2 Tết.
Ở Hà Nội, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường "đại học" đầu tiên ở Hà Nội là nơi người dân Thủ đô thường ghé đến mỗi dịp đầu xin để xin chữ. Ngày nay, dù lệ xin chữ đầu năm đã mai một nhiều, nhưng đây vẫn là truyền thống đẹp được nhiều gia đình gìn giữ.
Họ tới đây không chỉ với mục đích cầu xin sự may mắn hay tài lộc cho gia đình trong dịp xuân mới, mà còn để hòa mình vào không gian văn hóa rất xưa với những ông đồ mặc áo the, đầu đội khăn xếp đang ngồi viết những nét chữ uyển chuyển như phượng múa rồng bay trên tấm giấy đỏ quen thuộc.
Từng nét chữ thư pháp được các ông đồ viết trên giấy đỏ.
Nhiều ông đồ bây giờ không còn mặc áo the, khăn xếp mà mặc áo sơ mi, thắt cà vạt.
Trong đám đông ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, có rất nhiều bạn trẻ và các em nhỏ cũng xúng xính áo dài chờ tới lượt xin chữ và chụp hình lưu niệm nhân dịp đầu năm mới.
Các bạn trẻ rất kiên nhẫn trong lúc đứng chờ xin chữ lấy may.
Một bé g.ái đang đứng chờ xin chữ, cầu mong một năm mới sẽ học hành tấn tới hơn.
Ngoài đi xin chữ, Quốc Tử Giám còn là nơi đi lễ, chụp ảnh đầu năm ưa thích của nhiều người. Thêm nữa, không gian cổ kính ở đây rất hợp với những tà áo dài truyền thống. Khu vực hồ Khuê Văn (đối diện cổng chính Văn Miếu - Quốc Tử Giám) cũng thu hút rất nhiều bạn trẻ tới du xuân và chụp hình lưu niệm.
Các bạn trẻ thành kính chắp tay tại các gian thờ chính.
Các thiếu nữ xúng xính váy áo, đứng tạo dáng chụp hình cùng bạn bè, người thân.
Các bạn trẻ đang xem lại những bức hình vừa chụp tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Theo helino
Làng khoa bảng bên dòng Phồn Giang Ngôi làng cổ nằm bên dòng Phồn Giang, một trong những vùng đất có bề dày truyền thống về tinh thần hiếu học và đỗ đạt ở mảnh đất xứ Thanh địa linh nhân kiệt. Đó là làng Cổ Bôn (hay còn gọi là Kẻ Bôn), thuộc xã Đông Thanh (Đông Sơn, Thanh Hóa), được các nhà khảo cổ học khẳng định là...