Văn Miếu 271 tỷ đồng ở Vĩnh Phúc: “Tiền của dân, ai xót?”
Văn Miếu 271 tỷ đồng ở Vĩnh Phúc xây dựng lấy 100% từ ngân sách nghĩa là tiền thuế của nhân dân, mà tiền của dân thì mấy ai xót?
Dư luận có nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí tranh cãi nảy lửa xung quanh việc đầu tư xây dựng Văn Miếu 271 tỷ đồng ở Vĩnh Phúc.
Một số ý kiến đồng thuận cho rằng, việc xây trên nhằm tái hiện lại Văn Miếu phủ Tam Đới, tưởng niệm các danh nhân văn hóa, phat huy truyên thông hiêu hoc, truyên thông “tôn sư trong đao” cua dân tôc, cua ngươi dân Vinh Phuc.
Trái ngược với quan điểm trên, nhiều ý kiến lên tiếng phản đối mạnh mẽ công trình văn hóa này dù Văn Miếu đã đang trong quá trình hoàn thiện nhiều hạng mục.
Họ cho rằng, việc xây dựng công trình văn hóa như Văn Miếu mà tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay là một việc làm vô cùng lãng phí và không cần thiết, vì nhiều công trình phục vụ dân sinh khác vẫn đang thiếu vốn.
Nhà hậu cung thuộc Văn Miếu 271 tỷ đang được hoàn thiện tại Vĩnh Phúc.
Hơn nữa, việc khiến người dân bức xúc là, công trình lấy kinh phí từ tiền ngân sách của tỉnh, tức là từ tiền thuế mà người dân đóng góp, mục đích xây dựng cũng vì người dân nhưng tất cả người dân địa phương đều không được tỉnh Vĩnh Phúc lấy ý kiến trước khi thực hiện đề án xây dựng.
Video đang HOT
Người dân cho rằng, công trình dù mang ý nghĩa để phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo trong nhân dân nhưng điều tối thiểu lẽ ra phải hỏi ý kiến dân.
Có câu,”dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nhưng đến nay, người dân địa phương vẫn không hề biết hay hiều hết về khả năng sử dụng của Văn Miếu, cũng như việc công trình sẽ phát huy giá trị gì cho người dân hay chỉ là sự lãng phí.
Nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nguyễn Đình Đầu khi trả lời PV Kiến Thức về việc xây dựng Văn Miếu trên đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Tôi thấy lạ là tại sao lại xây dựng cái tự nhiên như thế? Chuyện xây Văn Miếu trước kia do nhà nước phong kiến quyết định, nay trong thời hiện đại, địa phương lại xây dựng. Theo tôi, các chuyên gia, nhà khoa học về kiến trúc, về văn hóa cổ nên có ý kiến rõ ràng. Bởi không có lý do gì thuyết phục để làm việc này”.
Đồng quan điểm với ông Đẩu, ông Vũ Vinh Phú, nguyên đại biểu HĐND TP Hà Nội cho rằng, chuyện xây Văn Miếu là lãng phí nhưng vẫn là chuyện nhỏ so với nhiều chương trình, công trình khác trên toàn đất nước.
Ông Phú đặt câu hỏi: Việc xây Văn Miếu tại Vĩnh Phúc vì sao lại là sự lãng phí của dân? Phải nhìn nhận ở chỗ, tỉnh Vĩnh Phúc xây Văn Miếu to để làm gì? Nếu như vin vào việc xây dựng công trình văn hóa Văn Miếu để thể hiện sự tôn sư trọng đạo của người dân tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và người dân Việt Nam nói chung, khuyến khích thế hệ trẻ hiếu học hơn nữa, để các cháu phục vụ cho tỉnh và đất nước thì cũng chưa thuyết phục khi không có cái cụ thể để giúp dân nghèo.
Hiện nay, đời sống nhân dân phải chạy theo nhiều thứ tăng vọt trong khi lương của họ thì lại không theo giá. Lẽ ra, số tiền đầu tư đó nên để thực hiện nhiều chương trình phục vụ dân sinh thay vì xây dựng những cái không mang nhiều giá trị.
“Ở tỉnh Vĩnh Phúc để phục vụ nhu cầu dân sinh thì có khối việc phải dùng kinh phí để làm thay vì xây cái Văn Miếu. Ngay cả việc giải thích khi điều kiện kinh tế cho phép thì UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao ngành văn hóa nghiên cứu và đề xuất để tiến hành xây dựng cũng không thuyết phục. Bởi 100% số vốn được lấy từ ngân sách. Số tiền này do nhân ở địa phương đóng thuế mà có chứ không phải từ trên trời rơi xuống. Lãng phí của dân là vấn đề phải nhìn nhận nghiêm túc”, ông Vũ Vinh Phú nhận định.
Tuy nhiên theo ông Vũ Vinh Phú, công trình này được đưa ra bàn luận khi đã gần hoàn thành và nó đã bộc lộ một vấn đề “Ở đâu cũng có hội đồng nhân dân, cũng có chính quyền, cũng có ĐBQH mà việc xây dựng nhiều công trình như Văn Miếu cũng không ai biết, hoặc biết mà không nói, khi sự việc được đưa ra luận bàn thì lại xem như chuyện đã rồi”.
Đúng là tiền của dân thì mấy ai xót?
Hải Ninh
Theo_Kiến Thức
Đề xuất cấm đặt tên người vượt quá 25 chữ cái
Tên và chữ đệm của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường. Ảnh Dũng Nguyễn.
Không đặt tên nửa tây nửa ta
Làm việc với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 12/5 về Bộ luật dân sự sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, sau khi lấy ý kiến nhân dân, nhiều ý kiến đã đề nghị bổ sung nội dung: "Tên và chữ đệm của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái".
Việc đặt họ, tên và chữ đệm với các quy định mới được lý giải, tuy là một quyền nhân thân của cá nhân, nhưng Nhà nước cũng cần phải đề ra những quy định cần thiết để định hướng cho việc cá nhân thực hiện quyền này. Bên cạnh đó, việc đặt họ, tên và chữ đệm có nhiều trường hợp không phù hợp với tập quán, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, ví dụ quá dài, không thuần Việt mà cơ quan đăng ký hộ tịch phải đăng ký, không có lý do để từ chối. Đối với người xin nhập quốc tịch Việt Nam cũng phải có tên gọi Việt Nam.
Đồng tình với việc đặt tên không quá 25 chữ cái, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, thực tế thời gian qua một số phụ huynh đặt tên cho con quá dài, tới 30 - 40 chữ cái, gây ảnh hưởng đến việc làm hồ sơ sau này. Tuy nhiên, ông Hiển cũng đề nghị không nên quy định việc đặt tên với người không quốc tịch. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn văn Giàu thì thể hiện băn khoăn, khi xem các chương trình truyền hình thực tế, nhiều ca sĩ tên tây nhưng lại hoàn toàn là người Việt, cha mẹ người Việt. Theo ông Giàu, thực trạng này do quy định còn thiếu chặt chẽ, nên phải được khắc phục trong luật này.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, luật không cần phải quy định tên đệm, vì từ xưa tới nay khi ghi họ và tên thì đã được hiểu bao gồm cả chữ đệm, không cần phải sửa. Đồng tình với việc đặt tên theo tiếng Việt, nhưng theo bà Mai, không nên quy định quá cụ thể, cũng không nên quá áp đặt người dân phải đặt tên như thế nào để không trái Hiến pháp. Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng, không nên thêm quy định chữ đệm khi đặt tên. Nếu thêm vào sẽ phải thay đổi căn cước, thay đổi toàn bộ dữ liệu quốc gia về dân cư và không đồng bộ trong hệ thống pháp luật...
Theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, việc quy định chữ đệm cả thế giới đang áp dụng chứ không riêng gì Việt Nam. Một số nước thậm chí còn bắt buộc phải lấy tên bố làm tên đệm. Bộ trưởng Cường mong muốn cần thiết phải có quy định này trong luật. Liên quan đến người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam, theo Bộ trưởng Cường, những trường hợp này được coi là người không thuộc công dân nước nào, lại sống ở Việt Nam nên phải đưa vào để quản lý theo luật của Việt Nam.
Chuyển giới: Nên để Quốc hội cho ý kiến
Bộ luật dân sự hiện hành và dự thảo Bộ luật lấy ý kiến Nhân dân chỉ quy định việc xác định lại giới tính mà không có quy định về chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Cường, qua tổng hợp ý kiến Nhân dân thì có hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, dự thảo Bộ luật cần bổ sung quy định thể hiện chính sách chung của Nhà nước ta đối với việc chuyển đổi giới tính để làm cơ sở cho luật khác. Loại ý kiến thứ hai đề nghị, Nhà nước ta không thừa nhận quyền này vì đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có thể làm phát sinh nhiều hệ lụy chưa thể lường trước được.
Trên cơ sở ý kiến Nhân dân, Chính phủ đã chỉ đạo bổ sung khoản 3 vào Điều 36 dự thảo Bộ luật với hai phương án: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của Luật và phương án hai - Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính.
Trước 2 loại ý kiến này, Bà Trương Thị Mai đề nghị tách ra thành hai vấn đề khác nhau thành quyền được xác định lại giới tính và quyền được chuyển đổi giới tính để tránh gây hiểu lầm. Theo bà Mai, việc chuyển đổi giới tính thường có hai loại: Thứ nhất là rối loạn định dạng giới (đàn ông nhưng lại cứ nghĩ là đàn bà và ngược lại) nên phải chuyển giới lại. Loại chuyển giới thứ hai là do ý thích. Trước khi quyết định việc này, bà Mai đề nghị cần đưa ra để Quốc hội thảo luận, cho ý kiến.
Theo Dũng Nguyễn/ Tiền Phong
Người dân gửi thư góp ý về Bộ luật Dân sự không phải dán tem Ông Kiều Đình Thụ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho biết, người dân gửi thư qua đường bưu điện đóng góp ý kiến cho dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ không phải dán tem. Chiều 5/1, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức công bố kế hoạch của Chính phủ về việc tổ...