Vận mệnh do trời định, nhưng phúc họa là do bản thân tự chiêu mời mà đến
Cổ nhân cho rằng, vận mệnh của một người là do trời định nhưng phúc họa của một người lại là do bản thân tự chiêu mời mà đến.
Một người có vận mệnh không may mắn nhưng vẫn có thể cải biến được, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người ấy.
Trong “Nhị thập tứ Sử” viết: “Họa phúc vô môn, nghịch thuận hữu số, thiên đạo vi du ảnh hưởng, nhân sự giám vu tiền đồ, vị hữu đạo nghĩa nhi phúc bất diên, tòng ác nhi họa bất chí dã.” (Tống Thư). Ý tứ là: Họa phúc tuy rằng không có cửa, nhưng thuận hay nghịch đều đã có số trời, thiên đạo ẩn trong mỗi một việc xảy ra nhanh chóng, những việc của con người trong tương lai đều sẽ được kiểm chứng.
Không có chuyện thực hành nhân nghĩa mà phúc phận không được kéo dài, làm ác mà tai họa lại không giáng xuống. Phải biết rõ được rằng, Thiên thượng có thể thấy rõ hết thảy mọi chuyện trên thế gian, đồng thời cũng là công bằng vô tư nhất, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.
Dưới đây xin trích dẫn câu chuyện về cải biến vận mệnh của Viên Liễu Phàm.
Tin rằng vận mệnh là đã được định sẵn
Video đang HOT
(Hình minh họa)
Viên Liễu Phàm tên thật là Viên Hoàng (1533 – 1606) là người Ngô Giang, tỉnh Giang Tô, sống vào triều đại nhà Minh. Một lần, vào năm 15 tuổi, Viên Liễu Phàm đã đến chùa Vân Tự và gặp một ông lão họ Khổng. Ông lão họ Khổng là đệ tử của Thiệu Khang Tiết, người có khả năng siêu phàm về tiên tri nên cũng tinh thông thuật đoán vận số.
Khổng tiên sinh đã xem cho Viên Liễu Phàm một quẻ bói. Ông nói: “Con lúc chưa thi đỗ tú tài thì thi huyện đứng thứ 14, thi phủ đứng thứ 71, thi đề học đứng thứ 9.” Đến năm sau, Viên Liễu Phàm dự thi ba cấp này, thứ tự xếp hạng đều trùng khớp như lời Khổng tiên sinh đoán, hoàn toàn không sai một điểm.
Sau đó, Khổng tiên sinh còn xem phúc họa, cát hung trong cả đời cho Viên Liễu Phàm. Ông nói rõ năm nào Viên Liễu Phàm thi đậu, xếp hạng thứ mấy, năm nào được lẫm sinh (học bổng của các châu, huyện, hoặc phủ thời xưa), năm nào được cống sinh (tức là học trò giỏi thời xưa được chọn qua các kì thi sát hạch ở tỉnh, được cấp lương ăn để chuẩn bị đi thi Đình).
Khổng tiên sinh còn nói: “Sau khi con là cống sinh thì sẽ được chọn làm huyện trưởng huyện Tứ Xuyên. Sau khi đảm nhiệm chức huyện trưởng Tứ Xuyên được ba năm rưỡi thì con từ chức hồi hương. Vào giờ sửu ngày 14 tháng 8 năm 53 tuổi thì mất, tiếc là trong mệnh của con không có con.”
Viên Liễn Phàm, từng chữ từng chữ đều ghi nhớ, hơn nữa còn ghi chép lại những lời tiên đoán này của Khổng tiên sinh.
Từ đó về sau, phàm là tham dự cuộc thi nào thì thứ tự xếp hạng và cho cả sau này làm quan, từng việc từng việc đều ứng nghiệm, đều không nằm ngoài sự tiên đoán của Khổng tiên sinh. Vì vậy, Viên Liễu Phàm ấn định trong đầu mình rằng, một người khi nào được sinh ra, khi nào chết đi, khi nào đắc ý, khi nào thất ý đều có một cái định số, hết thảy đều là đã được định sẵn rồi và không có cách nào cải biến được.
Làm việc thiện cải biến vận mệnh
(Hình minh hoạ)
Sau này, Viên Liễu Phàm quen biết thiền sư Vân Cốc. Thiền sư đã nói: “Một người, cho dù vốn trong số mệnh đã định là khổ cực, nhưng họ làm việc đại thiện thì sức mạnh của việc thiện này có thể biến khổ hạnh thành sung sướng, biến nghèo hèn, đoản mệnh thành phú quý, trường thọ.
Còn một người, cho dù vốn trong số mệnh đã định là hạnh phúc, sung sướng nhưng nếu như họ làm việc đại ác thì sức mạnh của việc ác này có thể biến phúc trở thành họa, biến phú quý, trường thọ thành nghèo hèn, đoản mệnh. Cho nên, làm việc ác thì tự nhiên sẽ giảm phúc, làm việc thiện thì tự nhiên sẽ được phúc.”
Những lời nói này của Vân Cốc thiền sư như đánh thức người trong mộng, giúp Viên Liễu Phàm tỉnh ngộ. Từ đây, Viên Liễu Phàm bắt đầu thay đổi bản thân mình.
Viên Liễu Phàm ban đầu có tên hiệu là “Hải Học” nhưng sau ngày đó, ông đã sửa thành “Liễu Phàm”. Bởi vì ông đã minh bạch đạo lý lập mệnh, không muốn giống người phàm phu cho nên mới sửa tên hiệu thành “Liễu Phàm”.
Sau khi nghe được những lời của thiền sư Vân Cốc, từ một người tùy tiện hồ đồ, ông đã trở thành một người cung kính, cẩn thận. Cho dù là ở một mình trong phòng tối, nơi không có người, ông cũng luôn nhắc nhở mình không được làm việc sai mà phạm tội với Trời. Gặp phải người ghét mình, phỉ báng mình, ông cũng thản nhiên mà bỏ qua, không so đo, tính toán.
Một năm sau khi gặp thiền sư Vân Cốc, đến kỳ thi Đình, theo như lời tiên đoán của Khổng tiên sinh là ông sẽ đỗ xếp thứ hạng 3 nhưng không ngờ lại xếp thứ nhất. Lời tiên đoán của Khổng tiên sinh bắt đầu mất linh nghiệm. Khổng tiên sinh đoán ông không thi đỗ cử nhân, không ngờ đến kỳ thi hương mùa thu năm đó, ông đã thi đỗ cử hân. Đây đều là những điều mà Viên Liễu Phàm tin rằng trong mệnh của ông vốn không định.
Thế là từ đó về sau, Viên Liễu Phàm càng yêu cầu nghiêm khắc hơn với bản thân mình, không được thấy việc thiện nhỏ mà không làm, không được thấy việc ác nhỏ mà làm, luôn tự xét lại bản thân và sửa đổi, tận sức tu thân tích đức làm việc thiện.
Kết quả thực sự là “đoạn ác tu thiện, họa tiêu phúc đến”. Vào năm Tân Tị, vợ Viên Liễu Phàm đã sinh được một người con trai, đặt tên là Thiên Khải. Từ đây, ông càng tin vào lời của thiền sư Vân Cốc, ra sức làm việc thiện. Quả nhiên, mấy năm sau, đến năm Bính Tuất, ông &’tự nhiên’ lại thi đỗ tiến sĩ, bộ Lại bèn bổ nhiệm Viên Liễu Phàm làm chức quan huyện lệnh.
Đến năm ông 53 tuổi cũng không có tai họa xảy ra như lời Khổng tiên sinh đoán, ngay cả ốm đau cũng không bị. Ông sống khỏe mạnh đến năm 74 tuổi thì qua đời.
Viên Liễu Phàm cũng viết bốn cuốn sách dùng làm lời giáo huấn, gọi là “Giới tử văn” nhằm giáo giới người con trai Viên Thiên Khải của ông hiểu rõ về chân tướng của số mệnh, phân biệt rõ tiêu chuẩn thiện ác. Ngoài ra, ông cũng đem tất cả những trải nghiệm thực đã xảy ra trong cuộc đời mình và cách cải biến vận mệnh của mình để viết lên cuốn “Liễu Phàm Tứ Huấn” lưu truyền lại cho người đời sau.
(nguồn: Trithuc)