Văn Lâm thuê HLV luyện thể lực chờ sang Nhật Bản
Trở thành cầu thủ của Cerezo Osaka được vài tuần nhưng Văn Lâm vẫn chưa thể sang Nhật để hội quân và ra mắt đội bóng mới.
Văn Lâm đang được hy vọng sẽ làm nên chuyện ở Nhật Bản
Nguyên nhân là do ảnh hưởng phức tạp của dịch COVID-19 và chính sách hạn chế xuất nhập cảnh với người nước ngoài của Nhật Bản.
Thông tin mới nhất, quy định này sẽ được “nới lỏng” vào cuối tháng 2. Đó rất có thể sẽ là thời điểm để thủ thành Việt kiều nhanh chóng có mặt tại xứ sở Hoa Anh đào và ra mắt CLB.
Video đang HOT
Hiện tại, Văn Lâm vẫn ở Thái Lan và duy trì hoạt động tập luyện tích cực. Anh đã thuê 1 HLV thể lực riêng và đăng ký tập luyện tại Học viện Quần vợt Impact (Nonthaburi).
Văn Lâm và CLB Muangthong United đã có những tranh cãi về bản hợp đồng khiến hai bên đã có đơn kiện lên FIFA.
Sau khi cân nhắc vụ kiện giữa Muangthong United và Đặng Văn Lâm, FIFA đã quyết định tạm thời cấp phép chuyển nhượng cho thủ môn Việt kiều này đến CLB mới.
Tuy nhiên, FIFA cũng rất rạch ròi. Họ đồng ý cấp phép tạm thời cho Muangthong, nhưng khẳng định Văn Lâm chưa chắc đã thắng kiện đội bóng Thái Lan. Cơ quan bóng đá lớn nhất thế giới cho biết sẽ xem xét kỹ hồ sơ vụ việc, mới được Muangthong gửi lên, trước khi có phán quyết công bằng nhất cho cả đôi bên.
Thông tin từ giới truyền thông Nhật Bản, Văn Lâm được xếp vào top 5 cầu thủ Đông Nam Á đáng chờ đợi nhất ở Nhật Bản. Trong đó, có 3 cầu thủ được chơi tại J.League 1, là: Chanathip Songkrasin (Thái Lan, Consadole Sapporo), Theerathon Bunmathan (Thái Lan, Yokohama F. Marinos) và Đặng Văn Lâm (Việt Nam, Cerezo Osaka).
Hai cái tên còn lại là Tabinas Jefferson (Philippines, Mito Hollyhock) và Hadee Fayad (Malaysia, Azul Numasul) đều chơi cho các CLB hạng dưới.
Chờ đợi gì từ hiệu ứng Văn Lâm?
Văn Lâm sang Nhật Bản không giống Tuấn Anh hay Công Phượng trước đây, anh được Cerezo Osaka chiêu mộ chứ không tới theo diện thỏa thuận hợp tác.
Đặng Văn Lâm đã chính thức gia nhập CLB Cerezo Osaka (Nhật Bản)
Thương vụ Đặng Văn Lâm gia nhập CLB Cerezo Osaka (Nhật Bản) vẫn đang khiến báo giới trong nước tốn nhiều giấy mực. Nếu đặt sang một bên những lùm xùm trong vụ kiện giữa Văn Lâm và CLB Muangthong United liên quan tới hợp đồng, xét về mặt chuyên môn, đây rõ ràng là thương vụ rất đáng chờ đợi.
Văn Lâm sang Nhật Bản không giống Tuấn Anh hay Công Phượng trước đây, anh được Cerezo Osaka chiêu mộ chứ không tới theo diện thỏa thuận hợp tác. Năng lực của thủ thành mang hai dòng máu Việt - Nga đã được định hình trong nhóm đầu Đông Nam Á, nhưng ở bình diện châu Á thì cần thêm thời gian kiểm chứng.
Ngay từ lúc này, nhiều người đã nói tới việc cầu thủ sinh năm 1993 sẽ tạo ra một làn sóng cầu thủ Việt Nam sang Nhật Bản. Nhưng nên nhớ rằng, Văn Lâm tuy từng thi đấu tại V-League, khoác áo đội tuyển Việt Nam nhưng không phải là sản phẩm của bóng đá Việt Nam.
Anh trưởng thành tại Nga trước khi về Việt Nam tìm kiếm cơ hội chơi bóng chuyên nghiệp. Nói về tính chuyên nghiệp, nếu xếp Văn Lâm số 2 thì ở Việt Nam chẳng ai dám nhận số 1. Từ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, anh đều lập trình và tối ưu hóa tối đa.
Hình ảnh cầu thủ V-League xuất hiện trong phòng gym những ngày nghỉ rất hiếm. Ấy vậy mà, thủ thành 28 tuổi còn bỏ tiền thuê chuyên gia thể lực cho riêng mình.
Bên cạnh thể lực, Lâm "tây" cũng sở hữu lối chơi rất hiện đại, chơi chân nhiều, điều mà hầu hết thủ thành Việt Nam nói riêng, Đông Nam Á nói chung không có.
Quay trở lại thương vụ Văn Lâm sang Nhật Bản, người viết phân tích như trên để thấy, việc anh được Cerezo Osaka chiêu mộ phần nhiều là nhờ nỗ lực cá nhân. Vụ mua bán này không phản ảnh đúng thực trạng bóng đá Việt Nam. Bởi lẽ đó, đừng hi vọng rằng sau Văn Lâm sẽ có nhiều cầu thủ Việt Nam sang chơi bóng ở xứ mặt trời mọc.
Văn Lâm - từ người thừa ở HAGL tới thực hiện giấc mơ bầu Đức 7 năm sau khi bị HAGL cắt hợp đồng, Văn Lâm trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên thi đấu tại hạng đấu cao nhất Nhật Bản, điều mà chưa "đứa trẻ của bầu Đức" nào làm được. Khi học viện HAGL JMG được thành lập năm 2007, mục tiêu lớn nhất mà bầu Đức đặt ra là xuất khẩu cầu thủ...