Văn Lâm lên giá sau vụ lùm xùm với Muangthong
Thủ môn tuyển Việt Nam được trang chuyển nhượng Transfer Markt định giá 300.000 euro trước thềm vụ chuyển nhượng tới Cerezo Osaka.
Ngày hôm qua (29/1), giá thị trường của thủ thành Đặng Văn Lâm đã được trang chuyển nhượng Transfer Markt định giá lại, tăng từ 200.000 euro lên 300.000 euro. Trang này cũng xóa tên CLB Muangthong khỏi hồ sơ của Văn Lâm. Trong mắt giới chuyển nhượng, Văn Lâm hiện là cầu thủ tự do trước thềm thương vụ tới Cerezo Osaka.
Giá trị Văn Lâm tăng mạnh sau những ồn ào với Muangthong. Ảnh chụp màn hình.
Thay đổi này giúp Văn Lâm trở thành một trong những tuyển thủ Việt Nam đắt giá nhất. Ngoài Lâm “Tây”, Quế Ngọc Hải, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Tiến Linh và Nguyễn Văn Toàn là bốn tuyển thủ Việt Nam khác cũng được định giá 300.000 euro. Văn Lâm là người duy nhất trong nhóm này đang chơi bóng ở nước ngoài.
Thủ thành sinh năm 1993 vướng vào cuộc chiến pháp lý với CLB cũ Muangthong. Anh và người đại diện đã đơn phương thanh lý hợp đồng sau khi cho rằng CLB vi phạm các điều khoản tài chính. Chiều ngược lại, Muangthong cho rằng Văn Lâm vẫn là người của họ. Họ khẳng định anh đã vi phạm hợp đồng và kiện Văn Lâm lên FIFA.
Lợi thế đang nghiêng về phía Văn Lâm khi FIFA đồng ý cấp giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) tạm thời cho thủ thành Đặng Văn Lâm. CLB Cerezo Osaka cũng hỗ trợ Văn Lâm hoàn tất thủ tục xin visa, sẵn sàng lên đường sang Nhật Bản. Osaka sẽ có tuyên bố chính thức về thương vụ Văn Lâm trong một vài ngày tới.
Video đang HOT
Đặng Văn Lâm là thủ môn mang hai dòng máu Việt Nam – Nga. Anh trưởng thành từ hệ thống bóng đá trẻ Nga, chuyển về khoác áo CLB Hải Phòng từ V.League 2015. Văn Lâm lên tuyển năm 2016, bắt chính từ năm 2017, tỏa sáng trong chức vô địch AFF Cup 2018 và cùng đồng đội vào tứ kết Asian Cup 2019. Anh gia nhập Muangthong không lâu sau đó, bắt chính trong 2 mùa giải tại đội bóng Thái Lan.
Giá trị của Văn Lâm
Nuối tiếc là rất lớn khi không một CLB V.League nào được góp mặt trong thương vụ Văn Lâm tới Osaka, vụ chuyển nhượng sẽ đánh dấu bước tiến mới của bóng đá Việt Nam.
Hơn 10 ngày đã qua kể từ khi thương vụ Văn Lâm và Cerezo Osaka được công bố. CLB Muangthong và người đại diện Andrey Grushin càng ồn ào, thì tiếng vang của thương vụ càng lớn hơn. Đôi bên càng quyết tâm tranh giành thì giá trị của Văn Lâm càng được khẳng định.
Giá trị của Văn Lâm
Thương vụ Văn Lâm tới Cerezo Osaka không phải vụ chuyển nhượng ồn ào, tốn nhiều giấy mực đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Trước đó, V.League từng chứng kiến những thương vụ phức tạp không kém mà điển hình là vụ Lê Công Vinh "bẻ kèo" gia nhập Hà Nội ACB. Nhưng vụ Văn Lâm khác tất cả. Đây có lẽ là lần đầu tiên, một tuyển thủ Việt Nam được tranh chấp bởi hai đối tác nước ngoài.
Mấu chốt của thương vụ nằm ở quyền sở hữu và đàm phán với Cerezo Osaka. Người đại diện Andrey Grushin khẳng định Văn Lâm đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với Muangthong và do đó, họ có toàn quyền đàm phán với Osaka hay bất kỳ đối tác nào khác. Ngược lại, Muangthong cho rằng phía Văn Lâm phá luật, anh vẫn là người của CLB và vì thế, họ muốn có quyền đàm phán với Osaka. Căng thẳng lớn đến mức đôi bên đòi lôi nhau lên Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA).
Hai bên phải căng thẳng với nhau như thế vì giá trị hiện tại của Văn Lâm là rất lớn. Tuyển thủ Việt Nam gia nhập Muangthong đầu năm 2019 với phí chuyển nhượng hơn 500.000 USD, nhận lương hơn 10.000 USD mỗi tháng. Giá trị của anh chắc chắn đã tăng lên rất nhiều sau hai mùa giải thành công trên đất thái Lan.
"Văn Lâm là thủ môn hay nhất Đông Nam Á, còn Kawin Thamsatchana đã 2 năm không thi đấu, thậm chí có thể là 3 năm ." - Người đại diện Văn Lâm, Andrey Grushin
Giá trị của tuyển thủ Việt Nam càng được chứng minh khi Cerezo Osaka không phải CLB duy nhất muốn có anh. Hai đội bóng khác là Dynamo Moscow (Nga) cùng Sporting Braga (Bồ Đào Nha) cũng đã xác nhận. Từng ấy CLB vào cuộc đủ khiến Muangthong và Grushin phải nghiêm túc trong cuộc chiến pháp lý. Muangthong vốn quá hiểu các vụ chuyển nhượng giữa Thái Lan, Nhật Bản, từng có kinh nghiệm qua nhiều thương vụ của Chanathip Songkrasin, Theerathon Bunmathan hay Teerasil Dangda.
Grushin cũng là một người đại diện nhiều kinh nghiệm, có chứng nhận FIFA. Công ty Young Football Talents của ông đã thực hiện nhiều thương vụ ở châu Á, châu Âu và Mỹ. Hợp đồng của Văn Lâm và Muangthong năm 2019 không phải thương vụ duy nhất của ông tại Thái Lan.
So với những hợp đồng cho mượn của Đoàn Văn Hậu, Nguyễn Công Phượng hay Lương Xuân Trường, các thương vụ của Văn Lâm đều theo hình thức "mua đứt". Giá trị hợp đồng của Văn Lâm lớn hơn, thời gian hợp đồng được công khai, mức lương, thưởng đều cao hơn, nghĩa là mang tính "làm ăn" sòng phẳng, mang tới quyền lợi kinh tế thực sự chứ không còn là dạng hợp đồng cho mượn đẹp lòng cả đôi bên.
Điều đó cho thấy Văn Lâm không chỉ là cầu thủ Việt Nam giá trị nhất hiện tại. Anh còn là người đang tiến xa nhất trên con đường xuất ngoại, đang trải nghiệm những điều chưa cầu thủ Việt Nam nào từng biết tới trước đó.
Văn Lâm chứng minh năng lực bằng hai năm bắt chính tại Thái Lan. Ảnh: Quang Thịnh.
Nuối tiếc
Theo tìm hiểu của Zing , Cerezo Osaka đã gửi các giấy tờ để hỗ trợ Văn Lâm sớm hoàn thiện thủ tục visa đi Nhật Bản. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, thủ môn tuyển Việt Nam chưa thể lên đường sang Nhật Bản, hoàn tất những thủ tục cuối cùng của hợp đồng. Đó là bản hợp đồng sẽ khiến anh trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên trong lịch sử chơi bóng ở hạng đấu cao nhất Nhật Bản, giải đấu số một châu Á, nơi có trình độ gần nhất với bóng đá châu Âu.
Đấy vừa là niềm tự hào, nhưng cũng mang tới niềm tiếc nuối cho bóng đá Việt Nam.
Tiếc nuối bởi Văn Lâm mang quốc tịch Việt Nam nhưng không lớn lên từ hệ thống đào tạo trẻ của Việt Nam. Những nền tảng cơ bản của anh không được tạo nên bởi HAGL hay PVF. Tác phong sinh hoạt, sự chuyên nghiệp của anh đều là sản phẩm của bóng đá Nga. V.League với Lâm cũng chỉ là một giải đấu "ngoại", là nấc thang kế tiếp, chứ không phải môi trường khởi nghiệp.
Tranh chấp hợp đồng giữa Văn Lâm và Osaka là câu chuyện của CLB Thái Lan và công ty quản lý từ Nga. Không có CLB Việt Nam nào, không có người đại diện Việt Nam nào xuất hiện trong thương vụ này. Điều thú vị là cả Muangthong và Grushin đều không ở bên Văn Lâm ngay từ đầu. Muangthong chỉ sở hữu Văn Lâm từ năm 2019. Grushin tới trước đó không lâu, chỉ trở thành người đại diện của Văn Lâm khi thủ môn này đặt tham vọng xuất ngoại, khi anh cảm thấy mình thực sự cần một người đại diện có thể vươn tầm quốc tế.
Văn Lâm là người Việt Nam duy nhất góp mặt trong thương vụ giữa Muangthong, Osaka và công ty của Grushin.
Điều đó nghĩa là các CLB Việt Nam sẽ không được nhận một đồng nào, không thu được lợi ích kinh tế gì. Nếu Văn Lâm tiếp tục thi đấu ở nước ngoài tới khi giải nghệ, kinh nghiệm của anh sẽ không được truyền về với cầu thủ Việt Nam, như cái cách mà Dangda hay Thitiphan Puangjan (tuyển thủ Thái Lan, chơi cho Oita Trinita hồi 2019) đang truyền lửa cho đàn em tại Thai League.
Hơn một thập niên đã qua từ cuộc cách mạng bóng đá trẻ ở Việt Nam, hàng loạt lò đào tạo đã ra đời, tuyển Việt Nam đã vô địch 2 kỳ AFF Cup, nhiều cầu thủ Việt Nam bước đầu tiến ra thế giới. Nhưng trong thương vụ lớn nhất đã ở rất gần, có quá ít dấu vết Việt Nam hiện diện.
Nói Văn Lâm vừa khiến chúng ta tự hào, vừa làm chúng ta nuối tiếc là vì thế.
Báo Thái nói lời "cay đắng" về tương lai thủ thành Đặng Văn Lâm Truyền thông Thái Lan cho rằng, Văn Lâm không phải thủ môn giỏi đồng thời dự đoán anh sẽ gặp khó khăn nếu gia nhập CLB Cerezo Osaka. Báo Thái Lan không tin Văn Lâm sẽ thành công tại đội bóng Nhật Bản Thông tin trên vừa được tờ MGR Online (Thái Lan) đăng tải. Theo đó, tờ báo này nhận định, Văn...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hùng Dũng là đội trưởng tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2022

Quang Hải là 'ứng viên đặc biệt' tại AFF Cup 2022

AFF Cup 2022: Đội tuyển Việt Nam đặt mục tiêu giành 3 điểm trong trận ra quân

Thái Lan đề nghị mua bản quyền 8 trận AFF Cup 2022 nhưng bị từ chối

Tuyển Việt Nam và bài học trước Lào

Top 5 ngôi sao đắt giá nhất của ĐT Việt Nam

Đội trưởng Campuchia nói gì sau chiến thắng trước Philippines?

ĐT Việt Nam loại 2 cầu thủ, chốt danh sách dự AFF Cup 2022

Đội hình tuyển Việt Nam đắt giá nhất AFF Cup 2022

Trụ cột ĐT Indonesia chấn thương trước trận đầu tại AFF Cup 2022

Indonesia có giá trị đội hình cao nhất tại AFF Cup 2022

AFF Cup 2022: Thái Lan lộ diện, thầy Park có mừng thầm
Có thể bạn quan tâm

Cận cảnh đối thủ mới của Honda CR-V, Mazda CX-5 tại Việt Nam: Siêu tiết kiệm xăng, giá hấp dẫn
Ôtô
11:12:49 29/04/2025
Hot TikToker Lào dành tiền đến TPHCM, chờ xem diễu binh từ 2h sáng
Netizen
11:00:16 29/04/2025
G-Dragon bị tình cũ lên kế hoạch hãm hại, tung ảnh riêng tư náo loạn cõi mạng?
Sao châu á
10:55:50 29/04/2025
Xe số Honda trang bị nhỉnh hơn Future, giá hơn 75 triệu đồng tại Việt Nam
Xe máy
10:36:16 29/04/2025
Làm chủ chế độ PiP của YouTube với 3 thủ thuật ít người biết
Thế giới số
10:34:38 29/04/2025
Ninh Dương Lan Ngọc đeo trang sức trăm triệu đi sự kiện
Phong cách sao
10:33:50 29/04/2025
Đương kim MU và MG 'chạm trán', 'gà cưng' Nawa' nguy cơ chìm nghỉm, fan hào hứng
Thế giới
10:31:14 29/04/2025
Ngôi sao duy nhất đóng cả 8 phần Lật Mặt: Đại gia ngầm sở hữu hàng loạt căn hộ ở Quận 1, lấy vợ kém 26 tuổi
Hậu trường phim
10:26:00 29/04/2025
Mở gói bưu kiện "lạ", cô gái sốc nặng khi phát hiện 260 thỏi vàng trị giá hơn 20 tỷ đồng
Lạ vui
10:25:55 29/04/2025
Rạng ngời khí chất Việt trong tà áo dài dân tộc
Thời trang
10:22:56 29/04/2025