Văn hóa ‘vội vã’ và chính biến ở Hàn Quốc
Ngày 3/12 vừa qua, tuyên bố thiết quân luật bất ngờ của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã khơi mào cho những làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ người dân Hàn Quốc.
Chỉ vài giờ sau thông báo lúc nửa đêm, các cuộc biểu tình đã bùng nổ trên khắp đường phố Seoul.
Người dân tụ tập từ sớm gần toà nhà Quốc hội ở Yeouido, Seoul, để tham dự một cuộc biểu tình lớn do các nhóm dân sự tổ chức nhằm yêu cầu luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol ngày 14/12. Ảnh: Yonhap
Các diễn biến ở Hàn Quốc diễn ra với tốc độ chóng mặt trong thời gian qua cho thấy nét đặc trưng trong văn hóa palipali (nhanh lên, nhanh lên).
Tinh thần palipali, được xem là động lực đằng sau sự phát triển thần kỳ của Hàn Quốc, đã thúc đẩy đất nước này trở thành cường quốc kinh tế và văn hóa toàn cầu. Đây là cách tiếp cận cuộc sống nhấn mạnh vào hiệu quả tối đa, táo bạo và sẵn sàng thay đổi, dù đôi khi kéo theo những rủi ro.
Trong lĩnh vực kinh doanh, các tập đoàn lớn như Samsung hay Hyundai đã đạt được thành công nhờ những bước đi táo bạo và quyết liệt trong đổi mới. Những dự án cơ sở hạ tầng, như đường cao tốc Gyeongbu, được hoàn thành với tốc độ kỷ lục. Tinh thần này cũng thấm nhuần trong đời sống chính trị, nơi các nhà lãnh đạo không ngần ngại đưa ra những quyết định kịch tính.
Tuy nhiên, palipali cũng có mặt trái. Nó dẫn đến những hành động vội vàng, đôi khi là cực đoan, như quyết định thiết quân luật của ông Yoon sau cuộc họp kéo dài chỉ 5 phút.
Video đang HOT
Hàn Quốc không giống như các quốc gia láng giềng, chẳng hạn như Nhật Bản, nơi sự thay đổi chính trị thường diễn ra chậm rãi và hạn chế. Người dân Hàn Quốc sẵn sàng đứng lên phản kháng để bảo vệ quyền lợi của mình. Sau tuyên bố của Tổng thống Yoon, hàng chục ngàn người dân đã xuống đường biểu tình, cầm theo cờ, gậy phát sáng và hát những bài hát K-pop sôi động.
Sự kiện này cũng phản ánh một khía cạnh khác của văn hóa Hàn Quốc, được gọi là naembi geunseung (hội chứng nồi nước sôi), chỉ sự bùng nổ cảm xúc mạnh mẽ nhưng cũng nhanh chóng lắng xuống.
Lịch sử Hàn Quốc, từ thời kỳ bị Nhật chiếm đóng đến chiến tranh Triều Tiên, đã hun đúc nên tinh thần vội vã và quyết liệt trong hành động. Trong nửa thế kỷ qua, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc đã tăng gấp 85 lần, đưa nước này từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo khó trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cách tiếp cận palipali cũng được áp dụng triệt để trong các doanh nghiệp. Các lãnh đạo như cố chủ tịch Samsung Lee Kun-hee từng yêu cầu nhân viên hy sinh mọi thứ để đạt mục tiêu. Những hành động mang tính biểu tượng, như tiêu hủy 150.000 sản phẩm bị lỗi để khẳng định chất lượng, đã thể hiện triết lý không khoan nhượng đối với sự kém hiệu quả.
Cuộc khủng hoảng chính trị vừa qua của Hàn Quốc là minh chứng cho sự kiên cường và đoàn kết của người dân trong việc bảo vệ dân chủ. Bất chấp những bất ổn sau sự kiện này, từ biến động kinh tế đến những cuộc biểu tình đối lập, người dân Hàn Quốc tin rằng họ có thể vượt qua và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
“Chúng ta là 200.000 con người khác nhau, nhưng đã đoàn kết vì một mục tiêu duy nhất”, cô Kim Yebin, một người biểu tình, chia sẻ.
Hàn Quốc, với tinh thần palipali, tiếp tục là một hình mẫu về khả năng thích nghi và phát triển vượt bậc trong bối cảnh đầy thách thức của thế giới hiện đại.
Phụ nữ trẻ chiếm số đông trong biểu tình kêu gọi luận tội Tổng thống Hàn Quốc
Số lượng phụ nữ trẻ xuống đường chiếm tỷ lệ cao nhất trong cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Điều này cho thấy mức độ quan tâm của phụ nữ với chính trường và văn hóa biểu tình tại Hàn Quốc đang dần thay đổi.
Tuần hành kêu gọi Tổng thống Yoon Suk-yeol từ chức tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Cuộc biểu tình trước Quốc hội Hàn Quốc tại Seoul gần đây, kêu gọi luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol, có thành phần chủ yếu là những phụ nữ trong độ tuổ.i từ 20 đến dưới 40 - chiếm khoảng 1/3 số người tham gia. Chính sự thay đổi về nhân khẩu học này đã khiến các cuộc biểu tình có thêm những yếu tố mới lạ như: gậy phát sáng thay thế cho đốt nến truyền thống và các bài hát K-pop được hát thay vì quốc ca.
Tờ Chosun Daily của Hàn Quốc đã phân tích dữ liệu dân số của Seoul để ước tính quy mô của cuộc biểu tình ngày 7/12. Phân tích cho thấy cuộc biểu tình đạt đỉnh điểm với tổng số tham gia khoảng 276.000 người tham gia vào lúc 17 giờ chiều - thời điểm Quốc hội Hàn Quốc tổ chức phiên họp toàn thể để bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon lần thứ nhất. Trong khi đó, thời gian tổ chức biểu tình chính thức bắt đầu lúc 15 giờ chiều. Vào lúc 14 giờ chiều đã có hơn 100.000 người tụ tập và con số này tiếp tục tăng nhanh sau đó. Đến 20 giờ tối, số người tham gia vẫn duy trì trên mức 100.000 người.
Theo đó, các bên đã tiến hành phân tích dữ liệu về thành phần, độ tuổ.i, giới tính của người biểu tình vào thời điểm vào lúc 17 giờ chiều - lúc có đông người tham gia nhất. Về giới tính và độ tuổ.i, khoảng 58,8% với 162.000 người tham gia là phụ nữ, trong khi nam giới chiếm 41,2% với 114.000 người.
Trong đó, phụ nữ ở độ tuổ.i từ 20 đến dưới 30 chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 18,9% với 52.000 người. Tiếp đó là phụ nữ ở độ tuổ.i từ 30 đến dưới 40 chiếm 10,6% với 29.000 người. Tính cả 2 nhóm phụ nữ ở độ tuổ.i trên sẽ chiếm tới 29,5% tổng số người tham dự.
Ngược lại về phía nam giới, số người biểu tình ở độ tuổ.i từ 50 đến dưới 60 chiếm 13,9% với khoảng 38.000 người. Nam giới ở độ tuổ.i từ 20 đến dưới 30 và từ 30 đến dưới 40 chiếm tỷ lệ tham gia thấp hơn, lần lượt là khoảng 3% với 8.000 người và 5,1% với 14.000 người.
Điều này trái ngược hẳn với các cuộc biểu tình thắp nến năm 2017 trong quá trình tiến hành luận tội cựu Tổng thống Park Geun-hye.
Vào thời điểm đó, nam giới chiếm 64% số người tham gia, trong khi phụ nữ chiếm 36%. Phụ nữ ở độ tuổ.i từ 20 đến dưới 40 chỉ chiếm 9,6% số người tham dự, ít hơn so với nam giới ở cùng độ tuổ.i với mức 12,5%. Nhóm lớn nhất khi đó là nam giới ở độ tuổ.i từ 40 đến dưới 50 chiếm 16,9% số người biểu tình.
Trước khi Tổng thống Yoon ban bố thiết quân luật vào ngày 3/12, phụ nữ ở độ tuổ.i trên 20 đến dưới 40 nằm trong nhóm nhân khẩu học ít ủng hộ Tổng thống Yoon nhất.
Một cuộc khảo sát vào tháng 11 của Gallup Korea cho thấy chỉ có 5% phụ nữ ở độ tuổ.i trên 20 đến dưới 30 và 9% ở độ tuổ.i trên 30 đến dưới 40 tin rằng Tổng thống Yoon đang thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Với nam giới, mức độ chấp thuận Tổng thống Yoon thấp nhất là ở nhóm tuổ.i trên 40 đến dưới 50 với 7%, với 10% ở độ tuổ.i trên 20 đến dưới 30 và 15% ở độ tuổ.i trên 30 đến dưới 40 bày tỏ sự chấp thuận.
Sự hiện diện đáng kể của những phụ nữ trẻ tại các cuộc biểu tình trước Quốc hội cho thấy sự tham gia của nữ giới về vấn đề chính trị tại Hàn Quốc ngày càng gia tăng. Điều này phản ánh nhóm tuổ.i này ở nữ giới có khả năng đang chịu những ảnh hưởng từ các phong trào toàn cầu như #MeToo và các cuộc tranh luận trong nước về các vấn đề như đề xuất bãi bỏ Bộ Bình đẳng giới và Gia đình dưới thời chính quyền ông Yoon.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bác cáo buộc nổi loạn vì ban bố thiết quân luật Nhóm luật sư bào chữa cho Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol tuyên bố lệnh thiết quân luật trong thời gian ngắn của ông Yoon không cấu thành tội nổi loạn. Tổng thống Yoon Suk Yeol phát biểu trước toàn quốc từ dinh tổng thống ở Seoul hôm 14/12. Ảnh: Yonhap Theo hãng tin Yonhap, ông Seok Dong-hyeon, luật sư trong...