Văn hóa trang phục của người Chăm Islam ở Nam Bộ
Trang phục không chỉ tôn lên nét đẹp cho người mặc mà còn là dấu hiệu nhận diện mỗi cộng đồng văn hóa. Trang phục của người Chăm Islam ở Nam Bộ thể hiện rất rõ điều này.
Việc vừa duy trì những yếu tố truyền thống có từ quê cũ, vừa đón nhận những yếu tố mới từ điều kiện tự nhiên và xã hội Nam Bộ, tạo nên những giá trị đặc sắc cho văn hóa trang phục của người Chăm Islam.
Người Chăm ở Nam Bộ.
Khái quát về người Chăm Islam ở Nam Bộ
Vương quốc Champa tồn tại từ năm 192 đến năm 1832. Ngày nay, ngoài Trung Bộ – cái nôi của nền văn minh Champa, thì Nam Bộ cũng là nơi có đông đảo người Chăm sinh sống và kiến tạo một nền văn hóa đặc sắc; góp phần vào công cuộc khai mở và xây dựng vùng đất này. Hiện nay nơi đây có khoảng 33.000 người Chăm cư trú, tập trung ở An Giang, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh và một số ít ở ồng Nai, Bình Dương, Kiên Giang… An Giang có đông người Chăm nhất Nam Bộ với khoảng 14.000 người.
Song người Chăm ở Nam Bộ theo cách gọi của chúng ta hiện nay, thực chất là cộng đồng Chăm và Mã Lai. Tư liệu của Hội Nghiên cứu ông Dương: “Trước đây, cả hai nhóm người này định cư ở Cam Bốt. Nhóm đầu xuất thân từ những người Mã Lai di cư từ bán đảo Malacca, được tập trung lại chung quanh Ou-dong; nhóm thứ hai xuất thân từ những người Chăm di cư từ vùng núi Bình Thuận, tụ tập lại trên bờ sông Mekong, phía trên bốn nhánh ở Phnôm-pênh”(1). Sau đó, do những biến cố tại Campuchia, họ cùng nhau di cư về sinh sống ở Nam Bộ. Những cuộc di cư diễn ra theo theo nhiều đợt, kéo dài từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.
Khác với người Chăm Trung Bộ theo đạo Bàlamôn hoặc Bàni, người Chăm ở Nam Bộ theo đạo Islam (Hồi giáo), do đó có nhiều sự khác biệt về văn hóa. Người Chăm ở Nam Bộ cùng với người Việt, Hoa, Khmer đã góp phần tạo nên diện mạo văn hóa đa dạng vùng văn hóa Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.
Đặc điểm trang phục người Chăm Islam ở Nam Bộ
Trang phục nam giới: Nam giới mặc áo và xà rông, còn phải đội nón cả khi ra khỏi nhà lẫn ở trong nhà. Thông dụng là nón kapeak – hình ảnh chung thường thấy ở nam giới Islam trên thế giới. Nón này được làm bằng vải nỉ, nhung đen, hoặc chỉ trắng… trên nón có thể thêu thêm hoa văn.
Người già và trẻ em thường đội loại nón bằng chỉ trắng úp lên đầu, vốn có nguồn gốc từ người Islam ở Malaysia. Riêng những người đàn ông đã hành hương sang thánh địa Mecque được tôn kính mang tước hiệu Hadji sẽ đội khăn vuông gọi là khăn hadji. Các vị Imam (người điều hành các nghi lễ trong thánh đường) cũng được phép đội khăn này để tôn lên vẻ trang trọng.
Thường ngày nam giới mặc áo tự do, trong những dịp quan trọng thường mặc áo sơ-mi. Tuy nhiên, chiếc áo truyền thống của phái nam là áo chvéa. ây là “loại áo rộng màu trắng, dài quá mông, cổ cao khoảng 3-4cm, từ cổ xẻ dọc xuống tới ngực áo và cài nút, tay áo dài và hơi rộng, áo có hai túi phía dưới”(2). Xà rông của nam dài tới cổ chân, thường được làm bằng vải mềm, có họa tiết và màu sắc đa dạng. Xà rông không có gấu và lưng, chỉ dùng hai mép vải nối lại, chiều dài khoảng trên 1m. “iểm đặc biệt trên xà rông là một đoạn hoa văn khác với hoa văn chung của xà rông, khi mặc dãy hoa văn này được xoay nằm dọc giữa thân phía sau người mặc”(3).
Người Chăm ở Nam Bộ.
Nam giới Chăm còn có những loại y phục trang trọng, dùng trong các nghi lễ tôn giáo. Ngày lễ, chức sắc mặc áo achuba màu trắng, có cổ cao, dài đến gót chân, chất liệu vải dày, được mặc cùng với xà rông trắng. Cũng trong các dịp lễ hội quan trọng, nam giới mặc áo korong màu trắng dài đến gót chân, đi kèm xà rông trắng bên dưới, có thể choàng thêm chiếc khăn trắng dài từ đầu tới quá lưng, trên đầu đội vòng (hoặc thắt dây) ykal. Nhìn chung, họ thường thích sử dụng màu trắng cho hầu hết các loại áo vì cho rằng màu trắng tượng trưng cho sự trong sạch.
Trang phục nữ giới: Theo giáo luật Islam, nữ giới phải choàng khăn che kín mặt và phủ cả hai tay, chỉ chừa đôi mắt. ặc biệt phải che phần tóc, ai không che mái tóc sẽ bị xem là không đứng đắn. Song người Chăm Nam Bộ đã linh động để phụ nữ dễ dàng trong sinh hoạt hơn, họ không cần che kín mặt mà chỉ che mái tóc. Phụ nữ từ 15 tuổi trở lên bắt buộc phải choàng khăn, trẻ em dưới 15 tuổi có thể choàng hoặc không.
Video đang HOT
Khăn choàng tóc có tên là khanh ma-om hay còn gọi là matera, thường được làm từ vải mịn và mỏng. Chiếc khăn không chỉ tôn thêm nét đẹp cho phụ nữ mà còn thể hiện nghệ thuật của người Chăm. Trên mặt khăn thêu nhiều hoa văn đa dạng, rìa khăn được viền bằng kim tuyến. Ở nhà, phụ nữ thường sử dụng các loại khăn đơn giản, ít màu sắc và họa tiết. Khi dự tiệc, họ thường sử dụng các loại khăn được trang trí cầu kỳ.
“Y phục phụ nữ Chăm phổ biến là áo tay ngắn (như áo túi của người Việt) mặc với váy dài tới gót chân, bít tà. Khi có khách hay đi ra đường, họ mặc váy với áo dài tay và có chiếc khăn dài đội đầu hoặc vắt chéo qua cổ buông mối ra phía trước để che mặt”(4). Tùy theo nguyên liệu, hoa văn trang trí, mục đích sử dụng… họ có những loại váy khác nhau:
- Khanh kak: chất liệu tơ, màu sậm, dành cho phụ nữ lớn tuổi.
- Khanh keh: làm từ chỉ kim tuyến lộng lẫy.
- Khanh pà thuộm: dệt từ tơ tằm, nhiều họa tiết cổ điển, sử dụng trong nghi lễ.
Hoa văn trên váy thường được thiết kế nổi bật với màu sắc tươi thắm.
Ngoài ra, trong các dịp lễ hội quan trọng, nữ giới Chăm thường mặc áo dài truyền thống gần giống với áo dài, gọi là aw kamei. Áo rộng và dài tới gối, cổ thường có hình trái tim hoặc hình tròn, không xẻ tà, khi mặc phải tròng từ trên đầu xuống. Giới trẻ thường mặc áo dài quá đầu gối, tay áo bó sát vào cánh tay, thân hơi rộng. Có loại dài đến gót chân, ôm sát thân người.
Giá trị văn hóa
Trang phục của người Chăm Islam ở Nam Bộ thể hiện những giá trị văn hóa đặc trưng của cộng đồng; vừa được kế thừa từ trang phục truyền thống của người Chăm Trung Bộ, cũng vừa được kết hợp với những nét đặc trưng trong trang phục của tín đồ Islam. Bên cạnh đó, họ còn đón nhận những yếu tố văn hóa các tộc người cận cư. Trang phục đã trở thành hình ảnh nổi bật của văn hóa Chăm đối với bất kỳ ai tiếp xúc với
cộng đồng.
“Ở Tây Nam Bộ, trang phục của các cộng đồng dân tộc gần như có một điểm chung. ó là quần tây, áo sơ mi khi ra đường; đồ bộ hoặc áo thun quần soọc khi ở nhà… Nhưng đối với cộng đồng Chăm thì tính chất chung này hầu như không phổ biến. Trong cộng đồng, người Chăm vẫn dùng trang phục truyền thống [...]. Trang phục của người Chăm Nam Bộ trở thành một yếu tố văn hóa đặc trưng không dễ lẫn lộn với các dân tộc khác”(5).
Bắt nguồn từ việc dệt phục vụ nhu cầu sử dụng của cá nhân và gia đình, người Chăm đã phát triển thành làng nghề dệt thổ cẩm với những sản phẩm tinh xảo. Nguyên liệu chính trong dệt thổ cẩm của người Chăm là các loại vỏ, nhựa, trái, lá… lấy từ những loại cây ở địa phương. Có lẽ do sử dụng hoàn toàn chất liệu thiên nhiên mà màu sắc thổ cẩm sắc nét và lâu phai. Ngoài ra, thổ cẩm Chăm còn được đánh giá cao bởi các hoa văn trang trí phong phú và sống động với các chủ đề thiên nhiên như cây lá, bông hoa, mây…
Về kỹ thuật, nghề dệt vải của người Chăm Nam Bộ không hoàn toàn giống với người Chăm Trung Bộ. “Người Chăm ở An Giang đã tiếp xúc trực tiếp với người Khmer và người Hồi giáo (Islam) nói tiếng Nam ảo trên đất nước Campuchia trước đây, nên nghề dệt vải của họ sớm chịu ảnh hưởng từ truyền thống kỹ thuật dệt của người Khmer và người Mã Lai”(6).
Làng nghề dệt thổ cẩm của người Chăm không chỉ mang mục đích kinh tế phục vụ đời sống thường ngày, mà còn mang ý nghĩa văn hóa khi các sản phẩm cũng là những tác phẩm nghệ thuật. Các sản phẩm đã thể hiện sống động nền văn hóa Chăm, đồng thời phản ánh kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều thế hệ và tinh thần sáng tạo của người Chăm. Mặc dù thổ cẩm ngày càng được đổi mới cho phù hợp với thời đại, nhưng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống đáng quý.
Với người Chăm Islam ở Nam Bộ, trang phục là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt với các tộc người khác. Nhìn chung, trang phục của người Chăm vừa đảm bảo tính ứng dụng, vừa thẩm mỹ, đồng thời là nơi họ sáng tạo và lưu truyền những giá trị văn hóa tộc người. Ngày nay trang phục đã được cách tân khá nhiều khi họ tìm kiếm những loại vải mới, những hoa văn đẹp, những phong cách thể hiện đa dạng… nhằm hòa nhịp với thời đại nhưng vẫn không làm mất đi đặc trưng văn hóa.
Thầy giáo TP.HCM mặc áo dài mỗi khi đi dạy
Thầy Hồ Minh Quang (hiện công tác tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) đã lựa chọn áo dài truyền thống làm trang phục đi dạy hàng ngày.
Áo sơ mi, quần tây vốn là trang phục quen thuộc của nam công chức, người làm văn phòng. Tuy vậy, thầy Hồ Minh Quang - trưởng khoa Đông phương học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM - lại chọn áo dài the đen làm trang phục mỗi khi đứng lớp giảng dạy.
Trò chuyện , thầy Quang chia sẻ: "Tôi yêu tà áo dài truyền thống. Nhiều sinh viên tỏ ra thích thú khi thấy tôi mặc trang phục này".
Áo dài mang lại cảm giác trang trọng
Thầy Hồ Minh Quang có điều kiện tiếp cận với áo dài truyền thống từ rất sớm.
Nói về nhân duyên với chiếc áo dài, thầy cho biết: "Khi còn là nghiên cứu sinh, tôi có dịp đi khảo sát về ngôn ngữ ở tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế. Trùng hợp lúc đó tại địa điểm tôi ghé qua đang diễn ra ngày lễ. Nhìn thấy mọi người mặc áo dài để làm lễ, cúng kiếng, tôi cảm thấy rất thiêng liêng".
Thầy Hồ Minh Quang chọn áo dài the đen làm trang phục đi dạy. Ngoài ra, thầy còn mặc nó khi làm công việc về ngoại giao. Ảnh: NV cung cấp.
Trước đây, khi đi du học nước ngoài, thầy Quang phụ trách việc biểu diễn văn nghệ, giao lưu văn hóa với học sinh các nước khác.
"Áo dài thay cho câu trả lời khi được hỏi 'Where are you from?'. Tôi không cần giải thích mình đến từ đất nước nào. Tình yêu với quốc phục của dân tộc dần hình thành trong tâm trí tôi. Khi về nước, tôi nghĩ nên duy trì thói quen mặc nó", thầy nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, nam giảng viên còn lựa chọn mặc áo dài vào những dịp diễn ra các lễ nghi trang trọng tại gia đình mình.
Theo đó, thầy Quang mặc áo dài từ cách đây 18 năm. Thời gian đầu, thầy chưa có điều kiện để sử dụng thường xuyên vì chỉ có 1-2 bộ.
Giảng viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn nói với Zing : "Tôi bắt đầu mặc áo dài thường xuyên vào khoảng 5 năm trước. Tôi đi làm, để dành tiền trong một khoảng thời gian mới có thể sắm nhiều bộ áo dài khác nhau. Tôi diện chúng nhằm phục vụ cho việc đi dạy và một số dịp khác".
Bộ trang phục áo dài mỗi khi lên lớp dạy học của thầy Quang gồm nhiều món đồ như áo bà ba (lớp trong), áo dài trắng (lớp giữa), áo dài the đen (lớp ngoài), quần dài, khăn xếp.
Tạo sự hứng thú cho sinh viên
Thầy Hồ Minh Quang thích diện trang phục tối màu khi đi dạy. Nam giảng viên chọn áo dài nhằm mang lại vẻ ngoài trang trọng, nghiêm túc.
"Sinh viên thích nhìn tôi với tà áo dài lúc đứng lớp. Điều này ít nhiều cũng tạo động lực giúp các em học tập nghiêm túc nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà trường", thầy tâm sự.
Hình ảnh thầy Quang với tà áo dài truyền thống tạo dấu ấn cho sinh viên. Ảnh: NV cung cấp.
Thầy Quang cho biết khoa Đông phương học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) thường xuyên đón tiếp khách nước ngoài.
Thầy nói: "Bên cạnh giảng dạy, tôi cũng chọn áo dài nhằm phục vụ cho những công việc ngoại giao. Mỗi lần gặp gỡ những vị tổng lãnh sự quán tại trường hoặc sang nước ngoài dạy học, tôi đều thích mặc áo dài.
Nam giảng viên mặc áo dài khi gặp gỡ những vị khách nước ngoài. Ảnh: NV cung cấp.
Như đã chia sẻ ở trên, tà áo dài thay cho lời giới thiệu 'Xin chào! Tôi đến từ Việt Nam'. Bên cạnh đó, khi nghe tôi trình bày với trang phục áo dài, người dân ở nước bạn cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp văn hóa của dân tộc, đất nước chúng ta. Từ đó, hình ảnh, ngôn từ của mình cũng được người ta chú ý và trân trọng hơn".
Mỗi tuần, thầy Hồ Minh Quang lên lớp 4-5 buổi. Những lúc đi dạy, thầy chọn áo dài, kết hợp với khăn xếp và guốc mộc. Còn khi làm công việc giấy tờ tại văn phòng, thầy diện áo sơ mi, quần tây đơn giản.
"Trong các dịp lễ hội, hội thảo quốc tế, sự kiện giao lưu văn hóa ở trường, tôi mặc áo dài màu để tiếp khách nước ngoài. Còn khi đi dạy học, tôi sẽ sử dụng áo dài the đen", nam giảng viên tiết lộ.
Nam giới không nhất thiết phải mặc áo dài
Thầy Hồ Minh Quang trao đổi cùng Zing : "Nếu mặc đúng theo hình thức truyền thống, áo dài có nhiều lớp sẽ tạo cảm giác nóng bức. Tuy nhiên, tôi là người chịu được nóng nên không cảm thấy quá khó chịu. Lúc tôi đi dạy ở những nơi có thời tiết lạnh, mát mẻ như Đà Lạt, mặc áo dài sẽ thoải mái hơn".
Giảng viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho rằng không nên quá đòi hỏi nam giới, nhất là các bạn nam trẻ tuổi, mặc áo dài nếu họ cảm thấy không thoải mái.
"Nam sinh thường có tính cách năng động, ưa chạy nhảy. Tôi nghĩ áo dài sẽ khiến các em gặp bất tiện khi sử dụng.
Với nam sinh, có thể các em thích thể hiện tình yêu với áo dài bằng suy nghĩ, không nhất thiết thông qua hành động ngay tức thì. Một lúc nào đó, các em ấy sẽ tự khoác lên mình áo dài truyền thống khi cảm thấy sẵn sàng, không cần ai thúc ép", thầy nói.
Thầy Quang cho rằng các nam sinh sẽ mặc áo dài khi họ thật sự sẵn sàng. Ảnh: NV cung cấp.
"Tôi không nghĩ mình sẽ trở thành hình mẫu để lan tỏa tình yêu về áo dài. Đây là trang phục của lễ nghi. Mọi hành động đi, đứng, ngồi hay các hình thức sinh hoạt khác cùng áo dài đều có quy tắc hành xử đi kèm", thầy Quang chia sẻ thêm.
Shop Độc Sự khác biệt tạo nên "kỳ tích" của thời trang nam giới Thời trang cho nam giới "Độc - Lạ - Khác Biệt" là nguồn cảm hứng bất tận của Shop Độc. Các mẫu thời trang tại Shop Độc luôn được cập nhật những trend thời trang mới nhất cùng sự trải nghiệm tốt nhất dành cho khách hàng. Được biết đến là một thương hiệu thời trang luôn mang đến sự mới mẻ cho...