Văn hóa trà Nhật Bản
Thói quen thưởng trà vốn được xem là nét đẹp điển hình trong văn hóa ẩm thực Nhật xưa và nay.
Tạo nên được một vẻ đẹp đặc trưng không giống với bất cứ thói quen thưởng trà của các quốc gia khác trên thế giới, có lẽ bởi người Nhật có một quan niệm về ý nghĩa, tác dụng việc uống trà, cách thức pha trà cũng như thưởng trà… rất khác biệt và tuân thủ những quy tắc chặt chẽ.
Việc thưởng trà của người dân đất nước mặt trời mọc thể hiện hài hòa nét thẩm mỹ và tính triết học qua 4 yếu tố: wa – sự hài hòa (giữa con người và thiên nhiên), kei – sự tôn kính (đối với người khác), sei – sự tinh khiết (của tâm hồn) và jaku – sự yên tĩnh.
Ảnh:equido.vn
Với người Nhật, thưởng thức hương vị từng ngụm trà được coi là một hình thức giải trí. Đặc biệt, trong một không gian phù hợp, tĩnh lặng, khi đó người thưởng trà mới đạt được sự thư thái trong tâm hồn, sự thư giãn tinh thần và gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên.
Uống trà mang đầy đủ những nét đặc trưng của văn hóa cũng như con người Nhật Bản. Việc thưởng trà không chỉ thể hiện sự tinh tế trong ẩm thực Nhật Bản mà còn thể hiện những triết lý, nhân sinh quan sâu sắc về cuộc sống. Không chỉ đơn thuần là việc thưởng trà, là ngon hay không ngon mà qua những chén trà đó, chúng ta thấy được tấm lòng giữa người với người trong cuộc sống, thể hiện tính giáo dục, nhân văn cao đẹp.
Vẻ đẹp tinh tế trong tâm hồn người thưởng trà cũng như tính giáo dục được thể hiện rõ nhất trong việc pha trà, rót trà, mời trà và cuối cùng là thưởng trà.
Cầu kì, khó tính từ việc pha trà…
Video đang HOT
Ảnh:japanest.com
Dụng cụ pha trà của người Nhật Bản rất đa dạng, phong phú. Người pha trà cũng không chỉ đơn thuần thực hiện những thao tác bình thường mà gửi vào đó cả tấm chân tình của mình với khách quý. Nước dùng để pha trà cũng phải tuân theo những quy tác nghiêm ngặt nhất định. Nếu người Việt Nam có thói quen dùng nước sôi 100 độ để pha trà thì người Nhật lại hoàn toàn khác. Người Nhật có thói quen đựng nước pha trà trong một bình thủy tinh hay ấm kim khí và nước dùng nước khoảng 80 – 90 độ để pha trà. Người Nhật cho rằng trà được pha bằng thứ nước ở nhiệt độ đó trông mới đẹp mắt và giữ được hương trà đặc trưng, nguyên chất.
Ảnh:blog.thehetre.vn
Ngoài ra, văn hóa trà Nhật Bản còn thể hiện những nét đẹp đặc trưng ở sự tinh tế trong tâm hồn người pha trà. Họ biết rõ ước lượng cho bao nhiêu nước pha vào bình trà tùy thuộc vào dung tích của loại tách dùng để thưởng trà cũng như số lượng tách trà được rót. Họ quan niệm, nếu đổ luôn một lần nước vào đầy bình thì lượng nước không uống hết còn sót lại sẽ làm giảm độ thơm ngon của lần uống trà kế tiếp. Như vậy nhiệt độ không còn đúng quy định làm mất đi màu sắc, tính thẩm mỹ của tách trà. Người Việt hiện nay cũng chịu ảnh hưởng văn hóa trà Nhật Bản nên cũng để ý đến số lượng người uống để ước lượng lượng nước, tuy nhiên vẫn không có “đủ” sự khắt khe, nghiêm ngặt như người Nhật.
Ảnh:japanest.com
Người Nhật cho rằng nước pha trà lần đầu tiên được coi là đậm đà nhất, vị ngon của trà thấm vào vị giác nhiều nhất. Nước thứ hai sẽ có hương vị khác nhờ nhiệt độ nóng của lần pha này, nước trà mất đi khá nhiều vị đặc biệt của trà nhưng lại có mùi rất thơm bốc lên, kích thích vào khứu giác. Hai lần nước pha trà này được coi là quan trọng nhất và có hương vị độc đáo nhất trong việc thưởng trà của Nhật Bản.
rót trà…
Ảnh:ichinews.acc.vn
Không như người Việt là rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp, người dân xứ sở hoa anh đào xếp tất cả các tách của khách và rót lần lượt đủ một vòng, sau đó rót một lần nữa và tách trà được rót đầu tiên của lần thứ hai chính là tách trà cuối cùng của lần rót đầu tiên. Người Nhật cho rằng với cách rót đó sẽ không tạo nên sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách, cũng như không đều về lượng trong mỗi tách. Sau khi rót đều như vậy cho tất cả các tách thì mới đưa mời khách.
mời trà…
Ảnh:hoangthantai.com
Cách thức mời trà của người Nhật rất độc đáo. Khách để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào mọi người, rồi cung kính nâng bát trà lên, xoay bát ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống. Trà Nhật Bản không uống nhâm nhi từng tí một, người Nhật uống thành ngụm lớn để có đủ lượng nước trà thấm vào tất cả các màng niêm của miệng. Khi uống xong, khách xoay bát theo hướng ngược lại về chỗ cũ, rồi lại nhẹ nhàng đặt bát xuống. Khi tất cả đã uống xong, mọi người lại cúi mình chào nhau một cách kính cẩn rồi mới lần lượt ra về.
… đến thưởng trà
Ảnh: hoasontrang.us
Người Nhật thường ăn một vài loại bánh ngọt trước khi uống trà để làm gia tăng hương vị. Chiếc bánh ngọt xinh xắn có hình dạng và màu sắc tùy theo từng dịp lễ hay theo mùa, chẳng hạn như hình lá momiji (một loại lá đỏ vào mùa thu), hay hình hoa sakura (hoa anh đào vào mùa xuân)…
Ảnh:kokeshi39.com
Không chỉ đơn thuần là việc uống trà, thói quen thưởng trà của mỗi dân tộc chứa đựng trong đó cả những quan niệm, văn hóa… Qua việc uống trà của người Nhật cũng hiểu được phần nào vẻ đẹp tinh tế trong tâm hồn người Nhật cũng như triết lý về cuộc sống, hướng con người đến vẻ đẹp, tính nhân văn cao cả…
Theo PNO
[Chế biến]-Bún suông giò heo
Chỉ cần phân lượng cho nước hầm xương thịt để ngọt vừa phải. Các vật liệu khác chỉ trình bày cách thực hiện, số lượng sử dụng tùy ý.
1. Nước dùng:
- Hầm 500gr xương heo với 4 lít nước 150gr hành tây 2 muỗng cà phê muối. Hầm nhỏ lửa, vớt bọt liên tục, hầm cho nước còn khoảng 3, 5 lít nước là được. Tùy thích sử dụng nồi áp suất để nấu. Sau khi có nước xương, vớt bỏ xác xương, hành.
- 50gr tôm khô: Ngâm nước cho tôm mềm, giã hoặc xay nhuyễn tôm, cho vào nồi nước xương.
2. Giò heo: Nên dùng chân giò heo trước để ít mỡ hơn. Đừng nên dùng chân giò lớn quá.
- Chế biến cách 1: Dùng dao hoặc cưa chuyên dùng nhà bếp cắt chân giò thành khoanh mỏng. Tẩm ướp mỗi kí thịt chân giò với: 1, 5 muỗng cà phê muối muỗng cà phê tiêu 1 muỗng súp nước mắm nếu thích 1 muỗng súp hành tím băm. Để qua 40 phút rồi thả thịt vào nồi nước xương, nấu nhỏ lửa cho chân giò vừa chín dòn, đừng đề chín mềm quá sẽ không ngon. Vớt các khoanh chân giò ra để riêng.
- Chế biến cách 2: Tẩm ướp nguyên cái chân giò với gia vị theo trọng lượng như cách 1, để qua 2 giờ trong tủ lạnh, thả cả cái chân giò vào nồi nước xương nấu nhỏ lửa cho chân giò chín đều, vớt ra để nguội.
- Chế biến cách 3: Rút xuơng chân giò, tẩm ướp, rồi dùng chỉ ràng chắc lại và luộc chín cả cái chân giò trong nước xương.
Làm chân giò như cách hai và cách ba tuy có tốn công nhưng rất dễ dàng để cắt thịt thành khoanh dày mỏng, dài ngắn đẹp mắt hơn bằng cách dùng dao mỏng bén cắt ngang thành khoanh hoặc cắt lạng xéo từ ngoài vào trong để miếng thịt có ít nhiều nạc mỡ tùy ý, rất dễ làm cho tô bún đẹp mắt hơn.
Sau khi luộc chân giò, cho thêm từ từ vào nồi nước xương từng ít nước sôi, vừa cho nước sôi vừa nêm lại để nước dùng nhẹ nhàng, vừa đủ. Nhiều xương thịt quá trong nồi nước dùng không có nghĩa là sẽ ngon. Giữ nóng nước dùng trên bếp.
3. Chả tôm viên:
- Làm từng ít một với khoảng 300gr tôm thẻ tươi, lột vỏ. Nếu bạn làm tôm tươi sống, còn đang bơi thì không cần chế biến, còn dùng tôm đông lạnh hoặc ngâm nước đá thì có thể dùng một trong hai cách sau cho viên chả tôm dai hơn. Pha loãng 1 lít nước với 10gr muối để ngâm tôm đã lột vỏ trong khoảng 5 phút hoặc dùng nước dừa tuơi ngọt để ngâm tôm đã lột vỏ trong khoảng 30 phút. Nếu dùng nước muối thì phải xã lại nước lạnh vài lần rồi dùng miếng vải thưa cho tôm vào để vắt tôm cho thật ráo, còn dùng nước dừa thì chỉ cần vắt ráo là được.
- Quết nhuyễn mỗi 300gr tôm bằng chày cối với 1/3 muỗng cà phê muối muỗng cà phê tiêu 1/3 muỗng súp hành tím băm. Thử tôm đã nhuyễn chưa bằng cho một chút vào đầu hai ngón tay trò và cái, bóp lại, mở ra thấy nặng tay là được (ở nước ngoài nếu không sẵn chày cối thì dùng máy xay nghiền để làm tôm chứ đùng dùng máy băm cắt (chop) có dao hình chữ S để làm nhuyễn tôm).
- Dùng một cái muỗng cà phê để múc từng phần tôm cho đều tay, trước mỗi lần xúc tôm lại nhúng muỗng vào chén nước mắm có chút tiêu cho tôm không dính, múc và vo tôm thành viên dẹp, thả vào nồi nước xương, khi chín viên tôm sẽ nổi lên.
4. Phụ gia:
- Tương hột: Loại tương làm bằng đậu nành xay hoặc không: Phi thơm chừng 1 muỗng dầu ăn với 2 tép tỏi băm, cho vào chừng 3 muỗng súp tương với chừng 1 - 2 muỗng súp nước, hòa tan, để sôi, nêm lại với chút đường cho dịu vị mặn. Nếu tương chưa xay phải múc phần đậu hột ra băm nhuyễn rồi mới chế biến.
- Nước màu: Làm nóng chừng 3 - 4 muỗng súp dầu với 2 muỗng cà phê hột điều màu, vớt bỏ hột điều rồi cho phần màu dầu vào nồi nước xương. Nhưng đa số người miền Nam làm món bún suông không dùng nước màu.
- Đậu phụng rang vàng, đải vỏ, giã dập.
- Tỏi tươi hoặc hành tím cắt lát mỏng, phi thơm vàng với chút dầu.
- Nước mắm nguyên chất, chanh ớt tươi.
- Giá sống để nguyên; rau thơm, xà lách cắt nhỏ tùy.
- Hành lá, hành tây, ngò... cắt nhỏ.
5. Trình bày món ăn:
- Trước khi ăn trụng lại các khoanh giò trong nước dùng nóng. Chia bún ra tô, tùy ý trải ít nhiều thịt giò cắt mỏng hay giò khoanh, gắp tôm viên ít nhiều cbo vào tô bún, khoắng nồi nước dùng cho xác tôm khô nổi lên, múc nước dùng có lẫn tôm khô tưới đều lên mặt bún, trải ít hành ngò, rắc tiêu bột; tùy thích cho thêm hành tỏi phi. Dọn rau sống ra dĩa riêng; các thứ nước chấm như nước mắm chanh ớt tươi, tương.mỗi thứ một dĩa nhỏ. Tùy thích nêm theo khẩu vị riêng.
Theo PNO
Buffet hải sản giá cực 'sốc' Thưởng thức buffet đang là trào lưu, đặc biệt là buffet hải sản nướng và lẩu nướng. Dưới đây là một vài địa chỉ phục vụ buffet hải sản uy tín và đang có những chương trình giảm giá đặc biệt. Buffet BBQ Khói Chỉ 199.000 đồng cho phiếu buffet trị giá 309.000 đồng khi bạn mua tại Zing Deal. Thực đơn đồ...