Văn hóa lễ chùa đầu năm: Lấy cái đẹp dẹp cái xấu
Lễ chùa cầu may đầu xuân là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Song ở nhiều nơi, có không ít biến tướng tâm linh, những hành động phản cảm, không phù hợp thuần phong mỹ tục, trái với bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ghi nhận thực tế tại một số đền, chùa trên địa bàn thành phố Hà Nội của phóng viên Báo Hànôịmới trong những ngày này cho thấy, cần đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa hơn những nét đẹp văn hóa đi lễ chùa trong dịp đầu năm mới.
Du khách đến lễ chùa Ngòi (quận Hà Đông) được gửi xe miễn phí.
Nhặt những “hạt sạn”
Những ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tại các ngôi đền, chùa luôn rộn ràng không khí du xuân lễ chùa cầu an. Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc sống mưu sinh và cũng là dịp để du xuân, vãn cảnh. Song hiện nay, đi lễ chùa đầu năm đang bộc lộ một số hạn chế nhất định.
Đền Đức Thánh Cả (xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa) là một trong những ngôi đền thiêng, ngay từ ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn, đông đảo khách thập phương đã về ngôi đền chiêm lễ. Dọc đường vào đền, nhiều hàng quán bán đồ ăn, uống mở loa công suất lớn mời chào; mùi dầu rán, xúc xích nướng làm không gian trở nên ngột ngạt. Đáng nói, gần khu vực cổng đền xuất hiện 3 người khuyết tật ngồi ăn xin khiến không gian di tích bị ảnh hưởng.
Vào trong đền, không gian chật chội nhưng nhiều người vẫn thắp hương, đốt nến. Dịch vụ khấn thuê khá tấp nập bởi nhiều người có nhu cầu. Nhiều người nhà đền mời khách công đức và giới thiệu dịch vụ “gửi lễ tuần rằm” – nghĩa là, khách tùy tâm đặt tiền, ghi lại họ tên, địa chỉ, nhà đền sẽ có trách nhiệm kêu cầu cho khách cả năm dịp ngày Rằm, mùng 1 hằng tháng. Bên bờ sông Đáy, nhà đền xây hai bể hóa vàng mã, tro vàng mã sau khi hóa được đẩy thẳng xuống sông Đáy. Cạnh đó, nhiều khách sau khi hạ lễ đã thả hoa tươi xuống sông, biến đoạn sông thành nơi chứa rác…
Tương tự, sáng mùng 3 Tết, chùa Trăm Gian (còn gọi là chùa Tiên Lữ, thuộc xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ) tấp nập trước ngày hội chính (mùng 4 Tết là hội chính). Khách thập phương từng đoàn nô nức đến lễ Phật. Toàn bộ không gian bao quanh phía trước ngôi chùa bị hàng loạt hàng quán “nuốt chửng”. Tiếng loa đài mời chào các dịch vụ ăn uống, chơi trò chơi làm loãng đi không gian thanh tịnh chốn chùa thiêng.
Mặc dù Ban Quản lý di tích chùa Trăm Gian liên tục thông báo các hộ bán hàng không được tổ chức trò chơi cờ bạc dưới mọi hình thức…, nhưng trên đường vào chùa, vẫn có 5-7 điểm tổ chức trò chơi dân gian phi tiêu cộng điểm bằng hình thức chơi tiền, nhưng không thấy ai nhắc nhở…
Bên cạnh những “hạt sạn” nói trên, nhiều đình, đền, chùa vẫn có dịch vụ rút thẻ công khai, như: Chùa Hàm Long (trong quần thể Di tích đền Đức Thánh Cả), chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ), chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa)… Trong đó có thể kể đến hiện tượng trên đường vào cụm di tích Bia Bà (phường La Khê, quận Hà Đông) có đến 3 hàng trưng biển dịch vụ xem tử vi, xem tay, xem tướng. Còn tại dãy bán hàng ăn trên đường vào phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ), nhiều giấy ăn bị thực khách vứt trắng lề đường, khiến đường vào phủ mất đi nét tôn nghiêm…
Nhân lên nét đẹp
Chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai) sáng mùng 3 Tết rất yên bình, thanh tịnh, các gia đình đến lễ chùa mặc trang phục lịch sự, ăn nói nhỏ nhẹ. Khuôn viên và trong chùa sạch sẽ, gọn gàng, nhà chùa còn trang trí một số tiểu cảnh để phục vụ khách đến “check in”.
Trong khi đó, tại phủ Tây Hồ, khách đông nườm nượp, ngoài hệ thống camera an ninh, lực lượng công an còn canh gác toàn khu vực phủ. Nhiều người được lực lượng an ninh nhắc nhở trực tiếp giữ túi khoác, ba lô, tài sản cá nhân với một thái độ rất ân cần, trách nhiệm…
Đặc biệt, một trong những ngôi chùa được Phật tử đánh giá rất cao trong khâu tổ chức cũng như thực hiện các nghi lễ nhà Phật, đó là chùa Ngòi (phường Quang Trung, quận Hà Đông). Ngay cổng vào, nhà chùa đã phát loa khuyến nghị người dân đến lễ không mua hương nến, không đốt vàng mã, với nội dung: “Tập tục đốt vàng mã hoàn toàn không có trong nhà Phật. Đốt vàng mã không chỉ tốn kém về kinh tế, mà còn gây mất an toàn trong công tác phòng, chống cháy nổ và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người, đến môi trường xung quanh. Phật tử đi lễ chùa cầu bình an để công đức được viên mãn và thể hiện tính văn minh trong văn hóa tâm linh, xin quý vị phật tử đi chùa hoan hỉ không mua tiền vàng để dâng cúng Phật” và “hãy dùng tâm thành kính để lễ Phật thì công đức sẽ được viên mãn”…
Đáng chú ý, tại các chùa, ngoài không gian hành lễ, các chùa đều bố trí địa điểm với nhiều hình ảnh mang đậm không khí Tết cổ truyền để người dân chụp ảnh. Những thông điệp thiết thực, ý nghĩa cũng được các nhà chùa gửi đến phật tử như: Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công Đức; nơi tôn nghiêm quý khách đi nhẹ, nói khẽ…
Đặc biệt, nhiều chùa đã trang bị công nghệ số để giới thiệu thông tin về di tích thông qua quét mã QR với hướng dẫn cụ thể, chi tiết, ai cũng có thể thực hiện được. Bên cạnh đó, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố cũng được treo trang trọng ở những vị trí dễ đọc, dễ nhận biết, đã tác động trực tiếp đến hành vi của mỗi người khi đến chùa hành lễ…
Thực tế cho thấy, để cái đẹp dẹp được cái xấu, điều quan trọng nhất vẫn là công tác tuyên truyền của các nhà chùa và sự sát sao của cơ quan chức năng trong giữ an ninh trật tự cũng như bố trí các dịch vụ đi kèm. Mong rằng, những điều tốt đẹp sẽ được nhân lên mạnh mẽ hơn nữa trong văn hóa lễ chùa đầu năm của mỗi người dân, để cùng chung tay tạo dựng nét văn minh trong văn hóa tâm linh…
Cúng Tất niên năm 2024 vào ngày nào, giờ nào tốt?
Cúng Tất niên là phong tục truyền thống lâu đời và mang nét đẹp văn hóa, bản sắc truyền thống của người Việt Nam.
Video đang HOT
Đây là một nghi thức được diễn ra với ý nghĩa ghi nhận hoàn tất các công việc năm cũ và chào đón năm mới tốt lành.
Tất niên năm 2024 là ngày bao nhiêu?
Thường thì Tất niên ở nước ta được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch Âm (tức là ngày 30 tháng 12 Âm lịch, hay còn được gọi là ngày 30 Tết, một số năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 Âm lịch (ngày 29 Tết).
Tuy nhiên có một số gia đình tổ chức cúng Tất niên sớm hơn, có thể là ngày 25, 26, 27 hoặc 28 tháng Chạp. Nhìn chung thời gian tốt nhất để tổ chức lễ cúng Tất niên vẫn là 2 ngày cuối cùng trong năm cũ. Như vậy Tất niên 2024 sẽ rơi vào ngày 8/2/2024 (tức 29 tháng Chạp) và 9/2/2024 (tức ngày 30 tháng Chạp).
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Ngày tốt cúng tất niên năm 2024
Người Việt quan niệm, ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu đó là năm đủ) hoặc là ngày 29 tháng Chạp (nếu đó là năm thiếu). Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều hoặc buổi tối trong ngày. Sau khi cúng Tất niên xong, gia chủ có thể mời khách đến nhà để ăn cơm tất niên. Ngoài ra, tùy vào phong tục tập quán của mỗi vùng, việc cúng Tất niên có thể khác đôi chút.
Sau đây là danh sách ngày đẹp cúng Tất niên các bạn có thể tham khảo:
Ngày 26 tháng Chạp (tức 5/2/2024 dương lịch): tức ngày Kỷ Hợi, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp ngày 26 tháng Chạp:
- Ất Sửu (1 giờ - 3 giờ): Ngọc Đường
- Mậu Thìn (7 giờ -9 giờ): Tư Mệnh
- Canh Ngọ (11 giờ - 13 giờ): Thanh Long
- Tân Mùi (13 giờ -15 giờ): Minh Đường
- Giáp Tuất (19 giờ -21 giờ): Kim Quỹ
- Ất Hợi (21 giờ - 23 giờ): Bảo Quang
Ngày 29 tháng Chạp (tức 9/2/2024 dương lịch): tức ngày Nhâm Dần, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp ngày 29 tháng Chạp:
- Canh Tý (23 giờ -1 giờ): Thanh Long
- Tân Sửu (1 giờ - 3 giờ): Minh Đường
- Giáp Thìn (7 giờ - 9 giờ): Kim Quỹ
- Ất Tị (9 giờ - 11 giờ): Bảo Quang
- Đinh Mùi (13 giờ - 15 giờ): Ngọc Đường
- Canh Tuất (19 giờ - 21 giờ): Tư Mệnh
Ngày 30 tháng Chạp (tức 9/2/2024 dương lịch): tức ngày Quý Mão, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp ngày 30 tháng Chạp:
- Nhâm Tý (23 giờ -1 giờ): Tư Mệnh
- Giáp Dần (3 giờ - 5 giờ): Thanh Long
- Ất Mão (5 giờ - 7 giờ): Minh Đường
- Mậu Ngọ (11 giờ - 13 giờ): Kim Quỹ
- Kỷ Mùi (13 giờ -15 giờ): Bảo Quang
- Tân Dậu (17 giờ - 19 giờ): Ngọc Đường
Mâm cúng tất niên cần chuẩn bị những gì?
Nhang và đèn
Hai lễ vật không thể thiếu mỗi khi cúng bái. Nhang đèn được xem là sợi dây gắn kết giữa cõi âm và dương. Trên mâm cúng Tất niên, người ta thường đặt hai cây đèn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Bạn cũng có thể thay thế đèn dầu bằng đèn cầy sẽ mang ý nghĩa tương tự.
Mâm ngũ quả
Mâm cúng Tất niên nên trưng bày các loại quả bắt mắt mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp như chuối xanh, bưởi, quất, dứa, dừa, mãng cầu, mận, thanh long, sung,... Bạn không nên đặt mâm ngũ quả ở giữa bàn thờ vì người xưa quan niệm điều này sẽ làm giảm linh khí từ bát hương.
Bên cạnh đó, trong mâm cúng Tất niên sẽ bao gồm các lễ vật sau:
- Gạo, muối, nước lọc;
- Trà xanh, rượu trắng;
- Giấy tiền cúng tất niên;
- Bánh kẹo, trầu cau;
- Chè, xôi, cháo trắng;
- Tam sên (gà, tôm, thịt lợn);
- Bánh chưng/bánh tét;
- Chả lụa;
- Bánh bao.
Mâm cúng Tất niên ở 3 miền
Tùy vào từng vùng miền, mâm cúng Tất niên sẽ có chút thay đổi. Mỗi kiểu mâm cúng sẽ thể hiện văn hóa và nét đẹp trong lối sống người dân bản địa. Sau đây là một số mâm cúng đặc trưng cho từng vùng miền mà bạn có thể tham khảo:
Mâm cúng Tất niên Miền Bắc
Tại miền Bắc, một mâm cơm cúng Tất niên truyền thống thường bao gồm: Bánh chưng, giò các loại (giò lụa, giò xào, giò bò), gà luộc, thịt đông, nem rán, đĩa xào thập cẩm (su hào, mộc nhĩ, miến, lòng gà), canh măng, chè kho, dưa hành muối, nộm đu đủ thịt bò khô hoặc nộm su hào, canh miến.
Ngoài các món mặn, gia chủ dâng hoa tươi hoặc cành đào nhỏ, trầu cau, trà rượu, gạo muối.
Với các gia đình cúng chay thì có thể dâng cúng mâm cơm chay đơn giản hơn: Bánh chưng chay, chè kho, chè bà cốt (chè con ong), cơm, đậu rán, giò chay, canh củ quả chay hoặc canh măng chay, nộm đu đủ, xôi đậu xanh.
Mâm cúng Tất niên Miền Trung
Ngoài một số loại trái cây và món cúng cơ bản, người miền Trung còn làm phong phú mâm cúng với các loại món ăn đặc trưng như măng khô ninh, dưa chua, chả rông, ram rán, giò lụa xứ Huế, gà bóp rau răm, bánh phồng tôm,... Tùy từng địa phương, người miền Trung còn cúng bánh chưng, bánh mật hoặc bánh tét.
Mâm cúng Tất niên Miền Nam
Mâm cúng Tất niên miền Nam cũng có một số món ăn đặc trưng như củ cải ngâm nước mắm, bánh tét, gỏi thịt, gỏi tôm, chả giò, khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, canh măng hầm xương,... Mỗi gia đình sẽ có cách bày trí mâm cúng khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện của từng nhà.
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!
Bí mật phong thuỷ nhà thờ đá Phát Diệm Nhà thờ Phát Diệm, nổi tiếng với sự kết hợp văn hóa Đông - Tây, không chỉ nổi bật về kiến trúc mà còn ẩn chứa những yếu tố phong thủy độc đáo. Nhà thờ đá Phát Diệm (Ảnh: Mia) Tọa lạc tại Ninh Bình, nhà thờ này được xây từ 1875 - 1898 và là một biểu tượng về quan niệm phong...