Văn hóa ẩm thực phương Đông và phương Tây
Văn hóa ăn, mặc, ở của người phương Đông và phương Tây nói chung có rất nhiều điểm khác biệt thú vị, đặc biệt là văn hóa ăn uống. Nếu hỏi rằng hai nền văn hóa này có điểm khác biệt căn bản nào trong việc ăn uống, có lẽ chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc người phương Tây dùng muỗng (thìa), dao và nĩa để ăn trong khi người phương Đông chủ yếu dùng đôi đũa.
Người phương Tây luôn tự hào về văn hóa ăn uống của mình, văn hóa của họ là ăn thật khéo léo, không phát ra tiếng động, ăn uống gọn gàng không để bung thùa, kèm theo đó là một hệ quy tắc nghiêm ngặt và cầu kì trong việc dùng muỗng, dao, nĩa sao cho phù hợp. Ngoài những quy tắc căn bản mà ai cũng phải biết như dao được cầm ở tay phải, nĩa được cầm ở tay trái, thức ăn khô được đưa lên miệng bằng nĩa, ngược lại thức ăn nước (súp, cháo…) được ăn bằng muỗng thì cũng có những quy định phức tạp khác cho việc dùng khăn ăn, dùng đồ uống, v.v…thật khó bắt chước. Đó là chưa kể đến những bộ dao nĩa riêng được sử dụng rêng cho từng món ăn khác nhau, nào là bộ đồ ăn để ăn cá và ăn thịt là hoàn toàn khác nhau, không được lẫn lộn vì hình dạng khác nhau, bộ dao nĩa ăn cá hơi bẹp chỉ để khơi ra từng mảnh cá nhỏ chứ không sắc để cắt như bộ dao nĩa cắt thịt, rồi nữa, thịt và cá vị khác nhau không thể dùng chung một thứ được. Ăn xà lách, ăn tráng miệng, dùng bơ hay dùng bánh ngọt có bộ dao nĩa riêng. Nếu dùng hải sản có vỏ cứng như tôm, cua, ốc…còn phải cần đến bộ kìm, thọc, móc…vô cùng phức tạp. Ngay cả ly, chén, dĩa cũng phải thay đổi liên tục theo món, không dùng lại chén dĩa của món trước cho món sau.
Trong khi đó, người phương Đông, cụ thể là những nước nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Hán như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản thì dùng đũa. Đũa là một phát minh lớn của người TQ. Từ thời Ân Thương cách đây hơn 3000 năm đã bắt đầu biết dùng đũa, nhưng lúc ban đầu không gọi là “đũa”. Theo văn hiến thời cổ ghi chép, lúc đó người ta gọi “đũa” là “trợ” hoặc là “giáp”, đến thế kỷ thứ 6, thứ 7 trước công nguyên đũa còn được gọi là “Cân”. Đến đời nhà Đường, trong thế kỷ 7, người ta lại ghép chữ trúc với chữ nhanh, bởi vì đũa thường là làm bằng trúc. Thế là, đôi đũa để ăn cơm mà TQ phát minh mà ai nấy đều biết mới có tên gọi là “đũa” . Đũa là một dụng cụ điều khiển (cybernétique) xưa nhất của thế gian và cũng rất hoàn hảo, dụng cụ này động (cinétique) chứ không tĩnh (statique). Đũa có 2 cây, một tĩnh một động, cây tĩnh có điểm tựa cân bằng và cây động có trục bản lề (articulation), hai cây hợp thành máy điều khiển, để cắt, xé, phân, cặp, kẹp, gắp, lùa, và,…cho nên đũa đa dạng đa dụng, ăn theo kiểu phương Đông, có thể thay thế nĩa, dao và cả thìa muỗng,… nữa. Và cách ăn đũa là ngồi thẳng người, gắp vừa ăn, vừa ăn uống vừa trò chuyện, làm nên văn hóa “mâm cơm” độc đáo, không như người phương Tây, ăn phần riêng, tránh trò chuyện trong khi ăn. Đôi đũa vì thế vô cùng quan trọng trong văn hóa của những nước Á Đông chúng ta, thậm chí theo một số nền văn hóa như ở Nhật Bản, cách cầm đũa còn thể hiện khí chất, tính tình và khả năng của con người. Theo đó, người cầm đũa bằng ba ngón tay là con người hiền hậu, bằng bốn ngón tay là người thông minh, còn bằng năm ngón tay là người có biệt tài. Tuy cách phân chia này không được hợp lí cho lắm (vì có ai dùng đũa mà cần dưới ba ngón tay đâu), nhưng nó phản ánh sự gắn bó giữa con người và đôi đũa trong các nền văn hóa. Ở Việt Nam, đôi đũa mang nhiều biểu trưng văn hóa, như biểu trưng lứa đôi “Bây giờ chồng thấp vợ cao/Như đôi đũa lệch so sao cho bằng” hay biểu tượng cho tình đoàn kết “chuyện bó đũa”. Thậm chí, như một nhà kinh tế học nước ngoài có nhận xét, “những nền kinh tế gây nhiều sự chú ý hiện nay trên thế giới là những nền kinh tế của các quốc gia dùng đũa”, thật thú vị. Xem ra, nền văn hóa dùng đũa này càng lúc càng được thế giới chú ý hơn.
Video đang HOT
Phương Tây mang tính chất dương tính mạnh hơn,còn phương Đông thì thiên về tính chất âm tính hơn,có lẽ chính điểm khác biệt đó đã tạo nên cách ăn uống rất khác của người phương Đông và phương Tây.Dù cho ăn uống như thế nào đi nữa thì mỗi cách ăn uống của mỗi nước đều có một đặc điểm rất chung,đó là đều quây quần bên gia đình ……….thật ấm cúng
Theo PNO
Công trình kiến trúc trong Thủy Hử Truyền Kỳ
Những đình chùa trong game được tái hiện sắc nét, mang đậm chất phương Đông.
Thủy Hử Truyền Kỳ là MMORPG 3D sẽ cho game thủ nhập vai một vị anh hùng không thuộc nhóm 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc để tham gia hành hiệp. Trò chơi sẽ phản ánh chân thật cuộc sống đời nhà Tống ở Trung Quốc.
Tham gia Thủy Hử Truyền Kỳ, ngoài việc hiểu hơn về thời khắc lịch sử hoành tráng của Trung Hoa, game thủ còn được cảm nhận nghĩa khí giang hồ và tình bằng hữu keo sơn trong khó khăn, hoạn nạn. Game có hệ thống nhân vật tương đối đa dạng. Đồng thời, người chơi có thể nuôi pet hỗ trợ chiến đấu, tham gia cận chiến với hàng loạt chiêu thức sống động.
* Chùm ảnh kiến trúc trong Thủy Hử Truyền Kỳ
Theo Game Thủ
Một hãng game cùng lúc tung ra hai MMO hấp dẫn Sản xuất một game nhập vai đã khó nhưng sản xuất hai game cùng lúc còn khó khăn hơn nhiều, tuy nhiên điều này không thể ngăn cản được hãng phát triển WeMade của Hàn Quốc. Nhà phát triển này vừa giới thiệu cùng lúc hai game nhập vai trực tuyến với đồ họa và gameplay hoành tráng làChunryong và NED. Chun Ryong...